Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người hiện đại châu Âu sơ khai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20: Dòng 20:
[[File:The American Museum journal (c1900-(1918)) (17972406310).jpg|thumb|Phỏng dựng bán thân mẫu [[Cro-Magnon 1]] già lão vào năm 1916]]
[[File:The American Museum journal (c1900-(1918)) (17972406310).jpg|thumb|Phỏng dựng bán thân mẫu [[Cro-Magnon 1]] già lão vào năm 1916]]


Người EEMH thường được gọi là "người Cro-Magnon" trong các tài liệu chuyên ngành lịch sử cho tới những năm 1990 khi mà thuật ngữ "người hiện đại về mặt giải phẫu" trở nên phổ biến hơn.<ref name=editorial2018/> Danh ngữ "Cro-Magnon" bắt nguồn từ 5 bộ cốt được phát hiện bởi nhà cổ sinh học người Pháp [[Louis Lartet]] vào năm 1868 tại [[Mái đá Cro-Magnon]], [[Les Eyzies]], [[Dordogne]], Pháp, sau khi khu vực này được phát lộ trong quá trình thi công trạm xe lửa.<ref>{{cite journal|first=L.|last=Lartet|author-link=Louis Lartet|year=1868|title=Une sépulture des troglodytes du Périgord (crânes des Eyzies)|language=fr|trans-title=Một huyệt mộ của các cư dân hang động ở Périgord (sọ Les Eyzies)|journal=Bulletins et Mémoires de la Société d'Anthropologie de Paris|volume=3|pages=335–349|doi=10.3406/bmsap.1868.9547|s2cid=88373270 |url=https://www.persee.fr/doc/bmsap_0301-8644_1868_num_3_1_9547}}</ref> Các hóa thạch và di vật từ thời đá cũ thực chất đã được biết đến từ hàng thập kỷ trước, song chúng lại được giới khoa học Tây phương bấy giờ diễn giải theo mô hình [[tạo hóa]] (vì quan niệm [[tiến hóa]] chưa được hiểu rõ). Chẳng hạn, mẫu vật Aurignac có biệt danh [[Red Lady of Paviland]] (thực chất là nam giới) từ Nam Wales từng được nhà địa chất học Reverend [[William Buckland]] hồi năm 1822 nhận dạng nhầm là một công dân của [[Anh thuộc La Mã]]. Các tác giả hậu thế thì tranh luận về vấn đề liệu bộ xương có phải là bằng chứng của người [[tiền-hồng thủy]] ở Anh, hay là nó đã bị cuốn trôi khỏi vùng định cư bởi một trận lũ lớn. Buckland cho rằng mẫu vật này là nữ giới bởi vì nó được chôn cùng các đồ tùy táng như vỏ sò, các cây gậy và vòng làm từ ngà, và một cái xiên làm từ xương chó sói; ngoài ra còn khẳng định (dường như chỉ mang tính chất cợt nhảm) đống trang sức là bằng chứng về [[thuật phù thủy]]. Lúc bấy giờ, phong trào [[đồng nhất luận]] đang ngày càng trở nên hùng hậu trong giới địa chất học, dẫn đầu bởi [[Charles Lyell]], trong đó lập luận rằng các chất liệu hóa thạch nhiều khả năng còn lâu đời hơn những [[niên đại trong Kinh Thánh]].<ref>{{cite journal|first=F. J.|last=North|year=1942|title=Paviland cave, the "Red Lady", the Deluge, and William Buckland|journal=Annals of Science|volume=5|issue=2|pages=91–128|doi=10.1080/00033794200201391}}</ref>
Người EEMH thường được gọi là "người Cro-Magnon" trong các tài liệu chuyên ngành lịch sử cho tới những năm 1990 khi mà thuật ngữ "người hiện đại về mặt giải phẫu" trở nên phổ biến hơn.<ref name=editorial2018/> Danh ngữ "Cro-Magnon" bắt nguồn từ 5 bộ cốt được phát hiện bởi nhà cổ sinh học người Pháp [[Louis Lartet]] vào năm 1868 tại [[Mái đá Cro-Magnon]], [[Les Eyzies]], [[Dordogne]], Pháp, sau khi khu vực này được phát lộ trong quá trình thi công trạm xe lửa.<ref>{{cite journal|first=L.|last=Lartet|author-link=Louis Lartet|year=1868|title=Une sépulture des troglodytes du Périgord (crânes des Eyzies)|language=fr|trans-title=Một huyệt mộ của các cư dân hang động ở Périgord (sọ Les Eyzies)|journal=Bulletins et Mémoires de la Société d'Anthropologie de Paris|volume=3|pages=335–349|doi=10.3406/bmsap.1868.9547|s2cid=88373270 |url=https://www.persee.fr/doc/bmsap_0301-8644_1868_num_3_1_9547}}</ref> Các hóa thạch và di vật từ thời đá cũ thực chất đã được biết đến từ hàng thập kỷ trước, song chúng lại được giới khoa học Tây phương bấy giờ diễn giải theo mô hình [[tạo hóa]] (vì quan niệm [[tiến hóa]] chưa được hiểu rõ). Chẳng hạn, mẫu vật Aurignac có biệt danh [[Red Lady of Paviland]] (thực chất là nam giới) từ Nam Wales từng được nhà địa chất học Reverend [[William Buckland]] hồi năm 1822 nhận dạng nhầm là một công dân của [[Anh thuộc La Mã]]. Các tác giả hậu thế thì tranh luận về vấn đề liệu bộ xương có phải là bằng chứng của người [[tiền-hồng thủy]] ở Anh, hay là nó đã bị cuốn trôi khỏi vùng định cư bởi một trận lũ lớn. Buckland cho rằng mẫu vật này là nữ giới bởi vì nó được chôn cùng các đồ tùy táng như vỏ sò, các cây gậy và vòng làm từ ngà, và một cái xiên làm từ xương chó sói; ngoài ra còn khẳng định (dường như chỉ mang tính chất cợt nhảm) đống trang sức là bằng chứng về [[thuật phù thủy]]. Phong trào [[đồng nhất luận]] lúc bấy giờ đang ngày càng được chấp thuận bởi đông đảo các nhà địa chất học, dẫn đầu bởi [[Charles Lyell]]; theo đó lập luận rằng các chất liệu hóa thạch thể còn lâu đời hơn những được ghi trong [[Kinh Thánh]].<ref>{{cite journal|first=F. J.|last=North|year=1942|title=Paviland cave, the "Red Lady", the Deluge, and William Buckland|journal=Annals of Science|volume=5|issue=2|pages=91–128|doi=10.1080/00033794200201391}}</ref>

Sau khi trước tác ''[[Nguồn gốc các loài]]'' của [[Charles Darwin]] được xuất bản vào năm 1859, các nhà nghiên cứu chủng tộc bắt đầu phân chia nhân loại thành các cận loài hoặc cận chủng giả định, dựa trên các chỉ số không đáng tin cậy và [[ngụy khoa học]] lấy từ các ngành [[nhân trắc học]], [[tướng mạo học]], và [[não tướng học]], cho tới tận thế kỷ thứ 20.<ref name=McMahon/>{{rp|93–96}} Đây có thể coi là sự tiếp nối của công trình ''[[Systema Naturae]]'' (1735) do [[Carl Linnaeus]] khởi xướng, trong đó ông trình bày mô hình phân loại sinh vật như ta đã biết ngày nay. Theo đó, con người được định danh là ''[[Homo sapiens]]'', kèm theo các cận loài phỏng đoán dựa trên các định nghĩa về hành vi mang tính [[phân biệt chủng tộc]] (tuân theo các khái niệm của [[học thuyết chủng tộc lịch sử]]): "H. s. europaeus" (người gốc Âu, chi phối bởi pháp quyền), "H. s. afer" (người gốc Phi, bốc đồng), "H. s. asiaticus" (người gốc Á, thiển kiến), và "H. s. americanus" (người bản địa châu Mỹ, phong tục tập quán).<ref>{{cite journal|first1=D. G.|last1=Notton|first2=C. B.|last2=Stringer|author2-link=Chris Stringer|year=2010|title=Who is the type of ''Homo sapiens''?|publisher=International Commission on Zoological Nomenclature|url=https://www.researchgate.net/publication/260337719}}</ref> Hệ thống phân loại chủng tộc được áp dụng rộng ra cho các mẫu hóa thạch, bao trọn cả người EEMH và người Neanderthal, sau khi chiều sâu niên đại của chúng đã được công nhận rộng rãi.<ref name=McMahon/>{{rp|110}} Năm 1869, Lartet đã đề xuất đặt danh pháp "H. s. fossilis" cho các di cốt Cro-Magnon.<ref name=editorial2018>{{cite journal|year=2018|title=Knowing ourselves|journal=Nature Ecology and Evolution|volume=2|issue=10|pages=1517–1518|doi=10.1038/s41559-018-0675-3|pmid=30201965|s2cid=52180259|doi-access=free}}</ref> Một số cận chủng ví dụ khác của 'chủng Cro-Magnon' bao gồm: "H. pre-aethiopicus" cho một mẫu sọ ở Dordogne có "nét Ethiopic"; "H. predmosti" hay "H. predmostensis" cho một loạt các sọ tìm thấy ở [[Brno]], Cộng hòa Czech, được cho là dạng quá độ giữa người Neanderthal và EEMH;<ref name=Romeo1979/>{{rp|110–111}} ''H. mentonensis'' cho một mẫu sọ ở [[Menton]], Pháp;<ref name=Romeo1979/>{{rp|88}} "H. grimaldensis" cho [[người Grimaldi]] và các bộ cốt gần Grimaldi, Monaco;<ref name=Romeo1979/>{{rp|55}} và "H. aurignacensis" hay "H. a. hauseri" cho mẫu sọ [[Combe-Capelle]].<ref name=Romeo1979>{{cite book|first=L.|last=Romeo|year=1979|title=Ecce Homo!: A Lexicon of Man|publisher=John Benjamins Publishing|isbn=978-90-272-2006-6}}</ref>{{rp|15}}

Các 'chủng tộc hóa thạch' này, kèm theo các ý tưởng của [[Ernst Haeckel]] về sự tồn tại của các chủng tộc lạc hậu chưa đạt đến độ chín muồi văn minh (còn gọi là [[chủ nghĩa Darwin xã hội]]), đã gieo rắc vào tâm thức người châu Âu bấy giờ cái quan điểm cho rằng, người da trắng tiến hóa từ tổ tiên vượn nhân nguyên thủy ngu đần thông qua một loạt các chủng tộc man dã trung gian. Hồi đó, đường gờ lông mày nổi bật được cho là tính trạng giống vượn, do vậy nên bấy giờ thì người Neanderthal (kể cả [[thổ dân Úc]]) bị coi là chủng tộc thấp kém.<ref name=McMahon/>{{rp|116}} Những hóa thạch ở châu Âu lúc ấy được xem như tổ tiên của các chủng người châu Âu còn sinh tồn.<ref name=McMahon>{{cite book|first=R.|last=McMahon|year=2016|title=The Races of Europe: Construction of National Identities in the Social Sciences, 1839-1939|publisher=Palgrave Macmillan|doi=10.1057/978-1-137-31846-6|isbn=978-1-137-31846-6}}</ref>{{rp|96}} Một trong những nỗ lực sớm nhất nhằm phân loại người EEMH đã được thực hiện bởi hai nhà nhân chủng học [[Joseph Deniker]] và [[William Z. Ripley]] vào năm 1900. Hai ông nhận xét EEMH là những người tiền-[[Arya]] thông minh và cao ráo, thượng đẳng hơn các chủng người khác, phát tích từ vùng [[Scandinavia]] và Đức.

{{multiple image|
| align = centre
| perrow = 2
| header = Các họa phẩm lịch sử tái họa người cổ xưa
| total_width = 700px
| image1 = Font-de-Gaume.jpg
| caption1 = Cảnh người Magdalen tô lên vách hang [[Font-de-Gaume]] ở Pháp; vẽ bởi [[Charles R. Knight]] (1920)
| image2 = Idealbild aus der Steinzeit - Höhlenbewohner (Darnaut).jpg
| caption2 = ''Bức tranh lí tưởng từ thời đồ đá'' bởi [[Hugo Darnaut]] (1885)
| image3 = Каменный век (1).jpg
| caption3 = ''Thời đại đồ đá'' bởi [[Viktor Vasnetsov]] (1882–1885)
| image4 = Каменный век. Пиршество.jpg
| caption4 = ''Yến tiệc'' bởi [[Viktor Vasnetsov]] (1883)
}}


==Sinh học==
==Sinh học==

Phiên bản lúc 18:25, ngày 27 tháng 1 năm 2023

Hộp sọ Cro-Magnon 1 của một cá nhân già lão

Người hiện đại châu Âu sơ khai (tiếng Anh: Early European modern humans; viết tắt là EEMH), hay người Cro-Magnon (phiên âm tiếng Việt: Crômanhôn hay Crô-manhông), là các quần thể người hiện đại sơ khai (Homo sapiens) đầu tiên đặt chân đến châu Âu, bắt nguồn từ Tây Á, sinh sống liên tục tại châu Âu sớm nhất từ khoảng 56.800 năm trước đây. Họ đã tiếp xúc và giao phối với các quần thể Neanderthal bản địa (H. neanderthalensis) của châu Âu và Tây Á, loài mà về sau tuyệt chủng vào khoảng 40.000 đến 35.000 năm trước. Tất cả người EEHM kể từ thời điểm 37.000 năm trước trở đi đều là hậu duệ của một quần thể sáng lập duy nhất, có đóng góp thành phần di truyền cho người châu Âu hiện đại. Người EEMH là chủ nhân của nhiều nền văn hóa hậu kỳ đá cũ, quan trọng nhất trong số đó là văn hóa Aurignac, được tiếp nối bởi văn hóa Gravette vào khoảng 30.000 năm trước. Do biến đổi khí hậu trong giai đoạn Cực đại băng hà cuối cùng (LGM), văn hóa Gravette chia tách tiếp thành hai nền văn hóa là Epi-Gravette ở phía đông và Solutré ở phía tây, đạt đỉnh cao cách đây 21.000 năm. Đồng thời với sự ấm lên của châu Âu lục địa, văn hóa Solutré dần chuyển biến thành văn hóa Magdalénien vào 20.000 năm trước, và quần thể người này đã tái chiếm châu Âu. Văn hóa Magdalénien và Epi-Gravette đã mở đường cho sự phát triển của các nền văn hóa thời đại đồ đá giữa, song song với sự tuyệt chủng của các loài mồi lớn và sự khép lại của thời kỳ băng hà cuối cùng.

Về mặt giải phẫu, người EEMH tương đối giống người châu Âu hiện đại, song họ có thân hình lực lưỡng hơn, khuôn mặt rộng hơn, đường gờ lông mày nổi bật hơn, và răng to hơn. Các mẫu vật EEMH cổ nhất sở hữu một số đặc điểm giống người Neanderthal. Những người EEMH đầu tiên có làn da sẫm màu; trên thực tế, phải tới khoảng 30.000 năm trước thì tính trạng da trắng ở người mới xuất hiện. Họ rất cao lớn, có vóc dáng ngang bằng người hiện đại hậu-công nghiệp; họ đã kiến tạo các tuyến giao thương có thể kéo dài tới 900 km (560 mi), và thường xuyên săn bắt những loài thú lớn. Trước giai đoạn LGM, mật độ dân số EEMH còn khá thấp, tuy lại lớn hơn đáng kể mật độ dân số Neanderthal, có lẽ bởi tỉ lệ chết trẻ cao hơn của người Neanderthal; tuổi thọ trung bình của cả hai loài người đương thời đều dưới 40 tuổi. Sau thời kỳ LGM, mật độ dân số của họ tăng lên do các cộng đồng ít di chuyển hơn, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao song song với sự khan hiếm thú mồi cỡ lớn đã khiến họ phải lệ thuộc hơn vào thú mồi cỡ nhỏ và thủy sản, hơn nữa còn khiến họ phải áp dụng kiểu săn lùa mồi và giết thịt cả đàn. Người EEMH biết chế tạo các vũ khí săn như giáo mác, gẩy ném giáo và lao móc. Ngoài ra, họ đã thuần chủng được chó. Người EEMH dường như dựng các trại tạm bợ trên đường di chuyển, ví dụ như những chiếc lều làm bằng xương voi ma-mút trên Đồng bằng Đông Âu của văn hóa Gravette .

Niên đại

Sơ đồ biểu thị địa điểm các di chỉ của văn hóa Aurignac trước Cực đại băng hà cuối cùng (LGM).

Khi người hiện đại sơ khai (Homo sapiens) di cư vào châu Âu, họ tiếp xúc với người Neanderthal (H. neanderthalensis) đã có mặt ở đó từ hàng trăm ngàn năm trước. Năm 2019, nhà cổ nhân học người Hy Lạp Katerina Harvati và đồng sự lập luận rằng hai mẫu sọ 210.000 năm tuổi được tìm thấy trong Hang Apidima, Hy Lạp, thuộc về người hiện đại chứ không phải người Neanderthal — nếu điều này đúng thì chứng tỏ quần thể người hiện đại ở đây có một lịch sử lâu dài đáng ngạc nhiên[1] — song vào năm 2020, kết luận này bị bác bỏ bởi nhà cổ nhân học người Pháp Marie-Antoinette de Lumley (fr) và các đồng sự.[2] Khoảng 60.000 năm trước, giai đoạn đồng vị oxy 3 khởi phát, đặc trưng với các kiểu mẫu khí hậu hỗn loạn kèm theo sự thoái lui bất thường của rừng cây cạnh các khu vực thảo nguyên.[3]

Dấu hiệu sớm nhất về sự di cư của người hiện đại hậu kỳ đá cũ vào châu Âu là một loạt các mảnh răng cùng nhiều công cụ đá thuộc kỹ nghệ Neronian ở Grotte Mandrin, Malataverne, Pháp. Một nghiên cứu năm 2022 định tuổi các mẫu vật vào khoảng 56.800-51.700 năm trước. Văn hóa Neronian là một trong những kỹ nghệ có liên hệ với người hiện đại mà được coi là sự quá độ từ trung kỳ sang hậu kỳ đá cũ.[4] Ngoài ra, ta cũng đã phát hiện kỹ nghệ Bohunician Balkan bắt đầu từ 48.000 năm trước, rất có thể là hậu duệ của kỹ nghệ Emiran Levant,[5] và các hóa thạch cổ thứ nhì có niên đại trong khoảng 45–43 ngàn năm trước ở Bulgaria,[6] Ý,[7] và Anh.[8] Chưa rõ liệu những người này, khi tây tiến, từng men theo sông Danube hay bám theo đường bờ biển Địa Trung Hải.[9] Khoảng 45-44 ngàn năm trước, văn hóa tiền-Aurignac, nền văn hóa hậu kỳ đá cũ châu Âu được công nhận rộng rãi nhất, đã di tản khắp châu Âu, có lẽ phát sinh từ văn hóa Ahmar Cận Đông. Sau thời điểm 40.000 năm trước, đồng thời với sự kiện Heinrich 4, văn hóa Aurignac lõi đã biến đổi ở miền Nam-Trung châu Âu, rồi nhanh chóng thay thế tất cả các nền văn hóa khác trên lục địa.[10] Làn sóng nhập cư này của người hiện đại đã thay thế các quần thể Neanderthal và kỹ nghệ Moustier của họ.[11] Ở thung lũng Danube, các địa điểm khảo cổ thuộc văn hóa Aurignac rất thưa thớt và lẻ tẻ, nếu đem so sánh với các nền văn hóa trước, cho tới tầm 35.000 năm trước. Từ đó trở đi, "văn hóa Aurignac Điển hình" trở nên cực kỳ phổ biến, và kéo dài cho tới 29.000 năm trước.[12]

Văn hóa Aurignac từng bước một bị thế chỗ bởi văn hóa Gravette, song ta chưa rõ văn hóa Aurignac tuyệt diệt khi nào bởi vì định nghĩa của nó còn mơ hồ. Các công cụ "Aurignacoid" (có dạng thù Aurignac) hoặc "Epi-Aurignac" đã được xác định là tồn tại cho đến khoảng 18-15 nghìn năm trước.[12] Hơn nữa ta cũng còn chưa rõ văn hóa Gravette bắt nguồn từ đâu, bởi lẽ nó khá khác biệt so với văn hóa Aurignic (do đó nên có khả năng chúng không có quan hệ trực hệ).[13] Dẫu vậy, bằng chứng di truyền cho thấy dòng dõi Aurignac đã hoàn toàn tuyệt nòi.[14] Các giả thuyết về sự nở rộ của văn hóa Gravette bao gồm sự chuyển biến ở Trung Âu từ văn hóa Szeleta (phát triển từ văn hóa Bohunician) tồn tại từ 41-37 nghìn năm trước; hoặc từ văn hóa Ahmar hoặc các nền văn hóa tương tự tồn tại ở Cận Đông hoặc dãy Kavkaz trước thời điểm 40.000 năm trước.[13]

Phân loại học

Phỏng dựng bán thân mẫu Cro-Magnon 1 già lão vào năm 1916

Người EEMH thường được gọi là "người Cro-Magnon" trong các tài liệu chuyên ngành lịch sử cho tới những năm 1990 khi mà thuật ngữ "người hiện đại về mặt giải phẫu" trở nên phổ biến hơn.[15] Danh ngữ "Cro-Magnon" bắt nguồn từ 5 bộ cốt được phát hiện bởi nhà cổ sinh học người Pháp Louis Lartet vào năm 1868 tại Mái đá Cro-Magnon, Les Eyzies, Dordogne, Pháp, sau khi khu vực này được phát lộ trong quá trình thi công trạm xe lửa.[16] Các hóa thạch và di vật từ thời đá cũ thực chất đã được biết đến từ hàng thập kỷ trước, song chúng lại được giới khoa học Tây phương bấy giờ diễn giải theo mô hình tạo hóa (vì quan niệm tiến hóa chưa được hiểu rõ). Chẳng hạn, mẫu vật Aurignac có biệt danh Red Lady of Paviland (thực chất là nam giới) từ Nam Wales từng được nhà địa chất học Reverend William Buckland hồi năm 1822 nhận dạng nhầm là một công dân của Anh thuộc La Mã. Các tác giả hậu thế thì tranh luận về vấn đề liệu bộ xương có phải là bằng chứng của người tiền-hồng thủy ở Anh, hay là nó đã bị cuốn trôi khỏi vùng định cư bởi một trận lũ lớn. Buckland cho rằng mẫu vật này là nữ giới bởi vì nó được chôn cùng các đồ tùy táng như vỏ sò, các cây gậy và vòng làm từ ngà, và một cái xiên làm từ xương chó sói; ngoài ra còn khẳng định (dường như chỉ mang tính chất cợt nhảm) đống trang sức là bằng chứng về thuật phù thủy. Phong trào đồng nhất luận lúc bấy giờ đang ngày càng được chấp thuận bởi đông đảo các nhà địa chất học, dẫn đầu bởi Charles Lyell; theo đó lập luận rằng các chất liệu hóa thạch có thể còn lâu đời hơn những gì được ghi trong Kinh Thánh.[17]

Sau khi trước tác Nguồn gốc các loài của Charles Darwin được xuất bản vào năm 1859, các nhà nghiên cứu chủng tộc bắt đầu phân chia nhân loại thành các cận loài hoặc cận chủng giả định, dựa trên các chỉ số không đáng tin cậy và ngụy khoa học lấy từ các ngành nhân trắc học, tướng mạo học, và não tướng học, cho tới tận thế kỷ thứ 20.[18]:93–96 Đây có thể coi là sự tiếp nối của công trình Systema Naturae (1735) do Carl Linnaeus khởi xướng, trong đó ông trình bày mô hình phân loại sinh vật như ta đã biết ngày nay. Theo đó, con người được định danh là Homo sapiens, kèm theo các cận loài phỏng đoán dựa trên các định nghĩa về hành vi mang tính phân biệt chủng tộc (tuân theo các khái niệm của học thuyết chủng tộc lịch sử): "H. s. europaeus" (người gốc Âu, chi phối bởi pháp quyền), "H. s. afer" (người gốc Phi, bốc đồng), "H. s. asiaticus" (người gốc Á, thiển kiến), và "H. s. americanus" (người bản địa châu Mỹ, phong tục tập quán).[19] Hệ thống phân loại chủng tộc được áp dụng rộng ra cho các mẫu hóa thạch, bao trọn cả người EEMH và người Neanderthal, sau khi chiều sâu niên đại của chúng đã được công nhận rộng rãi.[18]:110 Năm 1869, Lartet đã đề xuất đặt danh pháp "H. s. fossilis" cho các di cốt Cro-Magnon.[15] Một số cận chủng ví dụ khác của 'chủng Cro-Magnon' bao gồm: "H. pre-aethiopicus" cho một mẫu sọ ở Dordogne có "nét Ethiopic"; "H. predmosti" hay "H. predmostensis" cho một loạt các sọ tìm thấy ở Brno, Cộng hòa Czech, được cho là dạng quá độ giữa người Neanderthal và EEMH;[20]:110–111 H. mentonensis cho một mẫu sọ ở Menton, Pháp;[20]:88 "H. grimaldensis" cho người Grimaldi và các bộ cốt gần Grimaldi, Monaco;[20]:55 và "H. aurignacensis" hay "H. a. hauseri" cho mẫu sọ Combe-Capelle.[20]:15

Các 'chủng tộc hóa thạch' này, kèm theo các ý tưởng của Ernst Haeckel về sự tồn tại của các chủng tộc lạc hậu chưa đạt đến độ chín muồi văn minh (còn gọi là chủ nghĩa Darwin xã hội), đã gieo rắc vào tâm thức người châu Âu bấy giờ cái quan điểm cho rằng, người da trắng tiến hóa từ tổ tiên vượn nhân nguyên thủy ngu đần thông qua một loạt các chủng tộc man dã trung gian. Hồi đó, đường gờ lông mày nổi bật được cho là tính trạng giống vượn, do vậy nên bấy giờ thì người Neanderthal (kể cả thổ dân Úc) bị coi là chủng tộc thấp kém.[18]:116 Những hóa thạch ở châu Âu lúc ấy được xem như tổ tiên của các chủng người châu Âu còn sinh tồn.[18]:96 Một trong những nỗ lực sớm nhất nhằm phân loại người EEMH đã được thực hiện bởi hai nhà nhân chủng học Joseph DenikerWilliam Z. Ripley vào năm 1900. Hai ông nhận xét EEMH là những người tiền-Arya thông minh và cao ráo, thượng đẳng hơn các chủng người khác, phát tích từ vùng Scandinavia và Đức.

Các họa phẩm lịch sử tái họa người cổ xưa
Cảnh người Magdalen tô lên vách hang Font-de-Gaume ở Pháp; vẽ bởi Charles R. Knight (1920)
Bức tranh lí tưởng từ thời đồ đá bởi Hugo Darnaut (1885)
Thời đại đồ đá bởi Viktor Vasnetsov (1882–1885)
Yến tiệc bởi Viktor Vasnetsov (1883)

Sinh học

Đặc tính thể chất

Sọ của người phụ nữ Abri Pataud

Thể tích nội sọ trung bình của 28 mẫu vật người hiện đại trong khoảng 190-25 nghìn năm trước được ước tính là 1.478 cc (90,2 in khối), và đối với mẫu hẹp hơn gồm 13 cá thể thì thể tích nội sọ trung bình là 1.514 cc (92,4 in khối). Để đối chiếu, theo một ước tính, thể tích sọ trung bình của người ngày nay là 1.350 cc (82 in khối), rõ ràng nhỏ hơn. Sở dĩ có điều này là bởi não EEMH, tuy vẫn nằm trong phạm vi khả dĩ của não người ngày nay, có chiều dài thùy trán trung bình lớn hơn và thùy chẩm ở vị trí cao hơn. Tuy nhiên, thùy đỉnh của EEMH lại khá ngắn. Không rõ liệu đặc điểm này có tạo nên sự khác biệt hành vi giữa người hiện đại thời đó và người hiện đại ngày nay hay không.[21]

Về mặt thể chất, người EEMH giống người ngày nay ở nhiều bình diện: hộp sọ hình cầu, khuôn mặt dẹt, gờ lông mày mảnh dẻ, và cằm nổi rõ. Tuy vậy, xương EEMH dày và khỏe hơn.[22] Những EEMH sớm nhất thường sở hữu các đặc điểm giống người Neanderthal.[23] Cụ thể, tộc Aurignac thể hiện nhiều tính trạng giống người Neanderthal nhất, ví dụ như chỏm sọ hơi bẹt và búi chẩm trồi ra phía sau sọ (đôi khi khá nổi bật). Các đặc điểm này ở tộc Gravette có tần suất ít đi hẳn. Trong chuyên luận hình thái học năm 2007 của mình, nhà cổ nhân học Erik Trinkaus kết luận rằng những đặc điểm như thế là kết quả của sự xâm nhập gen Neanderthal, rốt cuộc đã bị chắt lọc khỏi vốn gen của người hiện đại.[24]

Phục dựng chân dung mẫu vật Oase 2 đã 40.000 năm tuổi.
(cá nhân này không có quan hệ huyết thống với bất kỳ một người còn sống nào)[25]

Chú thích

Tham khảo

  1. ^ Harvati, K.; và đồng nghiệp (2019). “Apidima Cave fossils provide earliest evidence of Homo sapiens in Eurasia”. Nature. 571 (7766): 500–504. doi:10.1038/s41586-019-1376-z. PMID 31292546. S2CID 195873640.
  2. ^ de Lumley, M.-A.; Guipert, G.; de Lumley, H.; Protopapa, N.; Pitsios, T. (2020). “Apidima 1 and Apidima 2: Two anteneandertal skulls in the Peloponnese, Greece”. L'Anthropologie. 124 (1): 102743. doi:10.1016/j.anthro.2019.102743. S2CID 216449347.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Zaatari2014
  4. ^ Slimak, L.; Zanolli, C.; Higham, T.; và đồng nghiệp (2022). “Modern human incursion into Neanderthal territories 54,000 years ago at Mandrin, France”. Science Advances. 8 (6): eabj9496. Bibcode:2022SciA....8J9496S. doi:10.1126/sciadv.abj9496. PMC 8827661. PMID 35138885.
  5. ^ Hoffecker, J. F. (2009). “The spread of modern humans in Europe”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 106 (38): 16040–16045. Bibcode:2009PNAS..10616040H. doi:10.1073/pnas.0903446106. PMC 2752585. PMID 19571003.
  6. ^ Hublin, J.-J.; Sirakov, N.; và đồng nghiệp (2020). “Initial Upper Palaeolithic Homo sapiens from Bacho Kiro Cave, Bulgaria” (PDF). Nature. 581 (7808): 299–302. Bibcode:2020Natur.581..299H. doi:10.1038/s41586-020-2259-z. hdl:11585/770553. PMID 32433609. S2CID 218592678.
  7. ^ Benazzi, S.; Douka, K.; Fornai, C.; Bauer, C.C.; Kullmer, O.; Svoboda, J.Í.; Pap, I.; Mallegni, F.; Bayle, P.; Coquerelle, M.; Condemi, S.; Ronchitelli, A.; Harvati, K.; Weber, G.W. (2011). “Early dispersal of modern humans in Europe and implications for Neanderthal behaviour”. Nature. 479 (7374): 525–528. Bibcode:2011Natur.479..525B. doi:10.1038/nature10617. PMID 22048311. S2CID 205226924.
  8. ^ Higham, T.; Compton, T.; Stringer, C.; Jacobi, R.; Shapiro, B.; Trinkaus, E.; Chandler, B.; Gröning, F.; Collins, C.; Hillson, S.; O'Higgins, P.; Fitzgerald, C.; Fagan, M. (2011). “The earliest evidence for anatomically modern humans in northwestern Europe”. Nature. 479 (7374): 521–524. Bibcode:2011Natur.479..521H. doi:10.1038/nature10484. PMID 22048314. S2CID 4374023.
  9. ^ Douka, Katerina; Grimaldi, Stefano; Boschian, Giovanni; Angiolo; Higham, Thomas F. G. (2012). “A new chronostratigraphic framework for the Upper Palaeolithic of Riparo Mochi (Italy)”. Journal of Human Evolution. 62 (2): 286–299. doi:10.1016/j.jhevol.2011.11.009. PMID 22189428.
  10. ^ Hoffecker, J. F. (1 tháng 7 năm 2009). “The spread of modern humans in Europe”. PNAS. 106 (38): 16040–16045. Bibcode:2009PNAS..10616040H. doi:10.1073/pnas.0903446106. PMC 2752585. PMID 19571003.
  11. ^ Higham, T.; Douka, K.; Wood, R.; và đồng nghiệp (2014). “The timing and spatiotemporal patterning of Neanderthal disappearance”. Nature. 512 (7514): 306–309. Bibcode:2014Natur.512..306H. doi:10.1038/nature13621. hdl:1885/75138. PMID 25143113. S2CID 205239973.
  12. ^ a b Henry-Gambier, D. (2002). “The Cro-Magnon Human Remains (Les Eyzies-de-Tayac, Dordogne): New information on their chronological position and cultural attribution”. Bulletins et mémoires de la Sociétéd'Anthropologie de Paris. 14 (1–2).
  13. ^ a b Svoboda, J. (2007). “The Gravettian on the Middle Danube”. Paleo (19): 204. doi:10.4000/paleo.607.
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Fu2016
  15. ^ a b “Knowing ourselves”. Nature Ecology and Evolution. 2 (10): 1517–1518. 2018. doi:10.1038/s41559-018-0675-3. PMID 30201965. S2CID 52180259.
  16. ^ Lartet, L. (1868). “Une sépulture des troglodytes du Périgord (crânes des Eyzies)” [Một huyệt mộ của các cư dân hang động ở Périgord (sọ Les Eyzies)]. Bulletins et Mémoires de la Société d'Anthropologie de Paris (bằng tiếng Pháp). 3: 335–349. doi:10.3406/bmsap.1868.9547. S2CID 88373270.
  17. ^ North, F. J. (1942). “Paviland cave, the "Red Lady", the Deluge, and William Buckland”. Annals of Science. 5 (2): 91–128. doi:10.1080/00033794200201391.
  18. ^ a b c d McMahon, R. (2016). The Races of Europe: Construction of National Identities in the Social Sciences, 1839-1939. Palgrave Macmillan. doi:10.1057/978-1-137-31846-6. ISBN 978-1-137-31846-6.
  19. ^ Notton, D. G.; Stringer, C. B. (2010). “Who is the type of Homo sapiens?”. International Commission on Zoological Nomenclature. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  20. ^ a b c d Romeo, L. (1979). Ecce Homo!: A Lexicon of Man. John Benjamins Publishing. ISBN 978-90-272-2006-6.
  21. ^ Balzeau, A.; Grimaud-Hervé, D.; Detroit, F.; Holloway, R. L. (2013). “First description of the Cro-Magnon 1 endocast and study of brain variation and evolution in anatomically modern Homo sapiens. Bulletins et Mémoires de la Société d anthropologie de Paris. 25 (1–2): 11–12. doi:10.1007/s13219-012-0069-z. S2CID 14675512.
  22. ^ Lieberman, D. E. (1998). “Sphenoid shortening and the evolution of modern human cranial shape”. Nature. 393 (6681): 158–162. Bibcode:1998Natur.393..158L. doi:10.1038/30227. PMID 9603517. S2CID 4409749.
  23. ^ Haviland, W. A.; Prins, H. E L.; Walrath, D.; McBride, B. (2010). Anthropology: The Human Challenge. Cengage Learning. tr. 204–205, 212. ISBN 978-0-495-81084-1. tr. 204-205: "Conversely, the earliest anatomically modern human skulls from Europe often exhibit features reminiscent of Neanderthals (see Chapter 7). In addition, some typical Neanderthal features are found in diverse living populations such as Bushmen from Southern Africa, Finns and Saami from Scandinavia, and aborigines from Australia."
    ["Trái lại, sọ người hiện đại về mặt giải phẫu sớm nhất tại châu Âu thường biểu hiện các đặc điểm giống người Neanderthal (xem Chap 7). Hơn nữa, một số đặc điểm Neanderthal điển hình có thể được tìm thất ở nhiều quần thể còn sống ngày nay như người Bushmen ở Nam Phi, người Phần Lan và người Saami ở Scandinavia, và thổ dân ở Úc."]
  24. ^ Trinkaus, E. (2007). “European early modern humans and the fate of the Neandertals”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 104 (18): 7367–7372. Bibcode:2007PNAS..104.7367T. doi:10.1073/pnas.0702214104. PMC 1863481. PMID 17452632.
  25. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fu