Âm vị học tiếng Mã Lai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này về âm vị học tiếng Mã Lai (Ngôn ngữ Malaysia và Bruneian) dựa trên cách phát âm tiếng Mã Lai chuẩn (ngôn ngữ chính thức của Brunei, Singapore, Malaysia (dưới tên tiếng Malaysia)) và tiếng Indonesia (ngôn ngữ chính thức của Indonesia).

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm tiếng Mã Lai chuẩn[1] cũng như tiếng Indonesia[2] được thể hiện trong bảng dưới. Những phụ âm chỉ có trong từ mượn, chủ yếu là tiếng Ả Rập và tiếng Anh, nằm trong ngoặc tròn. Có nghiên cứu liệt kê 19 "phụ âm chính" tiếng Mã Lai, gồm 18 âm không nằm trong ngoặc tròn bên dưới cũng như âm tắc thanh hầu [ʔ].[3][4]

Âm vị phụ âm tiếng Mã Lai chuẩn
Môi Răng Chân răng Sau chân răng/Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t t͡ʃ k (ʔ)
hữu thanh b d d͡ʒ ɡ
Xát vô thanh (f) (θ) s (ʃ) (x) h
hữu thanh (v) (ð) (z) (ɣ)
Tiếp cận l j w
Rung r

Ghi chú phép chính tả:

  • /ɲ/ được viết là ⟨ny⟩ trước nguyên âm, ⟨n⟩ trước ⟨c⟩ và ⟨j⟩
  • /ŋ/ viết là ⟨ng⟩
  • âm tắc thanh hầu [ʔ] được đại diện bởi ⟨k⟩ cuối từ hay dấu ⟨'⟩
  • // viết là ⟨c⟩
  • // viết là ⟨j⟩
  • /j/ viết là ⟨y⟩
  • /ʃ/ viết là ⟨sy⟩
  • /x/ viết là ⟨kh⟩
  • /ɣ/ viết là ⟨gh⟩
  • /ð/ viết là ⟨z⟩, hệt như âm /z/ và chỉ có mặt trong từ mượn tiếng Ả Rập mang âm /ð/. Do hai âm này không được phân biệt khi viết, người nói phải tự ghi nhớ từ có âm /ð/.
  • /θ/ được viết là ⟨s⟩, hệt như âm /s/ và chỉ có mặt trong từ mượn tiếng Ả Rập mang âm /θ/. Do hai âm này không được phân biệt khi viết, người nói phải tự ghi nhớ từ có âm /θ/. Trước đây (trước 1972), âm /θ/ được viết là ⟨th⟩ trong tiếng Mã Lai chuẩn (không phải tiếng Indonesia).

Ghi chú ngữ âm

  • /p/, /t/, /k/ không bật hơi, giống trong các ngôn ngữ Rôman. Ở vị trí cuối từ, chúng là âm không hơi, và âm /k/ thường phát âm thành âm tắc thanh hầu ở từ vựng bản địa. Không có hiện tượng liason.
  • /h/ được phát âm rõ ràng giữa hai nguyên âm giống nhau, như trong Pahang. Ở vị trí khác có được đọc nhẹ và hay mất đi, như trong hutan ~ utan ('rừng'), sahut ~ saut ('trả lời'). Ngoại lệ là những âm /h/ trong từ mượn tiếng Ả Rập như hakim ('thẩm phán').
  • /r/ biến thiên đáng kể theo phương ngữ.
  • /f/, /v/, /z/, và /ʃ/ chỉ có trong từ mượn. Một số người nói đọc /v/ trong từ mượn thành [v], còn lại đọc thành [f]. [z] là tha âm của /s/ trước phụ âm hữu thanh.

Từ mượn tiếng Ả Rập:

  • Với người biết tiếng Ả Rập, họ có thể phát âm những âm này chính xác. Nếu không, có xu hướng thay chúng bằng những âm khác.
Bản phụ âm mượn từ tiếng Ả Rập
Âm gốc Âm đồng hóa Ví dụ
/x/ /k/, /h/ khabar [ˈhabar], kabar [ˈkabar] ('tin tức')
/ð/ /d/, /l/ redha, rela ('sẵn sàng')
/ðˁ/ /l/, /z/ lohor, zohor ('lần cầu nguyện trưa')
/ɣ/ /ɡ/, /r/ ghaib, raib ('ẩn')
/ʕ/ /ʔ/ saat, sa'at ('thời gian')

Sự đồng hóa âm mũi[sửa | sửa mã nguồn]

Một điểm quan trọng trong phái sinh động từ và danh từ tiếng Mã Lai là sự đồng hóa phụ âm mũi ở cuối tiền tố meng- /məŋ/peng- /pəŋ/.

Âm mũi cuối tiền tố bị lược bỏ trước âm sonorant (âm mũi /m, n, ɲ, ŋ/, âm lỏng /l, r/, âm tiếp cận /w, j/). Nó đồng hóa trước phụ âm obstruent: trở thành /m/ trước âm môi /p, b/, thành /n/ trước âm chân răng /t, d/, thành /ɲ/ trước /tʃ, dʒ//s/. Nó giữ nguyên là /ŋ/ trước các âm khác (âm ngạc mềm /k, ɡ/, âm thanh hầu /h/, và nguyên âm).[5]

Những ví dụ dưới đây cho thấy biến đổi của meng-:

gốc từ từ phái sinh với meng-
masak memasak
nanti menanti
layang melayang
rampas merampas
beli membeli
dukung mendukung
jawab menjawab (/məɲ/-)
gulung menggulung
hantar menghantar
gốc từ từ phái sinh với meng-
ajar mengajar
isi mengisi
pilih memilih
tulis menulis
cabut mencabut (/məɲ/-)
kenal mengenal
surat menyurat

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mã Lai chuẩn[1][6] và tiếng Indonesia[2] thường được cho là có sáu nguyên âm. Sáu nguyên âm này được thể hiện trong bảng dưới. Tuy nhiên, có phân tích cho thêm nguyên âm khác, thường là /ɛ//ɔ/.[7]

Bản âm vị nguyên âm tiếng Mã Lai
Trước Giữa Sau
Đóng i u
Vừa e ə o
Mở a

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Clynes, A., & Deterding, D. (2011). Standard Malay (Brunei). Journal of the International Phonetic Association, 41, 259–268.On-line Version
  2. ^ a b Soderberg, C. D., & Olson, K. S. (2008). Indonesian. Journal of the International Phonetic Association, 38, 209–213.
  3. ^ Asmah Haji Omar (2008). Ensiklopedia Bahasa Melayu. Kuala Lumpur: Dewan Bahasa dan Pustaka, page 108.
  4. ^ Yunus Maris, M. (1980). The Malay Sound System. Kuala Lumpur: Penerbit Fajar Bakti Sdn. Bhd, page 52.
  5. ^ Đây là minh chứng cho việc phụ âm cuối tiền tố nguyên bản là /ŋ/: khi không có âm để đồng hóa theo, nó trở về nguyên mẫu /ŋ/. Có lúc nó được viết /N/ để cho thấy rằng nó không có vị trí phát âm riêng, nhưng điều này chưa giải thích được sự tồn tại của /ŋ/ trước nguyên âm.
  6. ^ Asmah Haji Omar (2008). Ensiklopedia Bahasa Melayu. Kuala Lumpur: Dewan Bahasa dan Pustaka, page 97.
  7. ^ Yunus Maris, M. (1980). The Malay Sound System. Kuala Lumpur: Penerbit Fajar Bakti Sdn. Bhd, page 2.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Indirawati Haji Zahid, Mardian Shah Omar (2006). Fonetik dan fonologi. PTS Professional. ISBN 983-3585-63-9. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2009.
  • Abdullah bin Hassan (2007). “6”. Linguistik am. PTS Professional. ISBN 983-3376-18-5. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2009.