Định lý Carathéodory (bao lồi)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xem thêm các định lý Carathéodory khác

Trong hình học lồi, định lý Carathéodory khẳng định nếu điểm x trong Rd nằm trong bao lồi của tập hợp P, thì tồn tại một tập hợp con P′ của P gồm tối đa d+1 điểm sao cho x nằm trong bao lồi của P′. Một cách phát biểu tương đương là x nằm trong một r-đơn hình với các đỉnh thuộc P, trong đó . Kết quả này được đặt tên theo Constantin Carathéodory, người đã chứng minh định lý này năm 1911 cho trường hợp P compact.[1] Năm 1913, Ernst Steinitz mở rộng định lý Carathéodory cho mọi tập P trong Rd.[2]

Sau đây là một ví dụ. Ta xét tập hợp P = {(0,0), (0,1), (1,0), (1,1)} trong R2. Bao lồi của tập này là một hình vuông. Xét điểm x = (1/4, 1/4) nằm trong bao lồi của P. Ta có thể chọn tập {(0,0),(0,1),(1,0)} = P ′, với bao lồi là một hình tam giác chứa x và do đó định lý là đúng trong trường hợp này do |P′| = 3.

Chứng minh[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử x là một điểm trong bao lồi của P. Khi đó, xtổ hợp lồi của một tập hợp hữu hạn các điểm trong P:

trong đó mọi xj đều thuộc P, λj là số dương, và .

Giả sử k > d + 1 (nếu không ta có ngay điều phải chứng minh). Khi đó, các điểm x2 − x1,..., xk − x1phụ thuộc tuyến tính, nên tồn tại μ2,..., μk sao cho không phải tất cả chúng đều bằng 0 và

Nếu định nghĩa μ1 như sau

thì

và không phải tất cả μj đều bằng 0. Do đó tồn tại ít nhất một μj>0. Ta có,

cho mọi số thực α. Vì vậy đẳng thức trên là đúng khi chọn α như sau

Ghi chú là α>0, và với mọi j từ 1 tới k,

Ta nhận thấy λi − αμi = 0 theo cách chọn α. Vì vậy,

trong đó mọi là không âm, tổng của chúng bằng 1, và thêm vào đó, . Nói cách khác, x là tổ hợp lồi của k-1 điểm trong P. Có thể lặp lại quá trình trên cho tới khi x là tổ hợp lồi của d + 1 điểm trong P.

Một cách chứng minh khác là sử dụng định lý Helly.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Carathéodory, C. (1911). “Über den Variabilitätsbereich der Fourierschen Konstanten von positiven harmonischen Funktionen”. Rendiconti del Circolo Matematico di Palermo. 32: 193–217.
  2. ^ Steinitz, Ernst (1913), “Bedingt konvergente Reihen und konvexe Systeme”, J. Reine Angew. Math., 143: 128–176, doi:10.1515/crll.1913.143.128

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danzer, L.; Grünbaum, B.; Klee, V. (1963), “Helly's theorem and its relatives”, Convexity, Proc. Symp. Pure Math., 7, American Mathematical Society, tr. 101–179.
  • Eckhoff, J. (1993), “Helly, Radon, and Carathéodory type theorems”, Handbook of Convex Geometry, A, B, Amsterdam: North-Holland, tr. 389–448.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]