Boris Lvovich Vannikov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Boris Lvovich Vannikov
Sinh26 tháng 8 năm 1897
Baku, Đế quốc Nga (nay thuộc Azerbaijan)
Mất22 tháng 2, 1962(1962-02-22) (64 tuổi)
Moskva, Liên Xô
ThuộcLiên Xô Liên Xô
Quân chủng Hồng quân
Năm tại ngũ1918–1941
Quân hàm Thượng tướng kỹ thuật (1944)
Chỉ huyỦy viên nhân dân Trang bị
Thứ trưởng Bộ Máy móc hạng trung
Tham chiếnChiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Chiến tranh Lạnh
Khen thưởngAnh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa ×3
Huân chương Lenin Huân chương Lenin ×6
Huân chương Suvorov Huân chương Suvorov hạng I
Huân chương Kutuzov Huân chương Kutuzov hạng I

Boris Lvovich Vannikov (tiếng Nga: Бори́с Льво́вич Ва́нников; 26 tháng 8 năm 1897, tại Baku, Đế quốc Nga - ngày 22 tháng 2 năm 1962, tại Moskva, Liên Xô) là một chính khách và tướng lĩnh Liên Xô, hàm Thượng tướng.

Vannikov là Ủy viên nhân dân phụ trách Công nghiệp Quốc phòng từ tháng 12 năm 1937 đến tháng 1 năm 1939 và Ủy viên nhân dân về Vũ trang từ tháng 1 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941. Ngày 7 tháng 6 năm 1941, Vannikov bị bắt vì "không thực hiện nhiệm vụ". Tuy nhiên, khi cuộc chiến với Đức bắt đầu vào ngày 22 tháng 6, Vannikov được trả tự do vào ngày 25 tháng 7 năm 1941, sau đó được bổ nhiệm làm Ủy viên nhân dân về Đạn dược từ tháng 2 năm 1942 đến tháng 6 năm 1946. Ông là một trong số hiếm hoi nạn nhân của Cuộc Thanh trừng Hồng quân 1941 may mắn được trả tự do không lâu sau khi bị bắt.

Từ năm 1945 đến năm 1953, Vannikov là Trưởng Ban 1 của Hội đồng Dân ủy Liên Xô. Ở vị trí này Vannikov làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lavrenty Beria, giám sát dự án bom nguyên tử của Liên Xô.[1]

Vannikov ba lần được phong là Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa (1942, 1949 và 1954), và hai lần được trao Giải thưởng Stalin (1951 và 1953). Sau khi Beria bị bắt và qua đời vào năm 1953, Vannikov được chuyển sang làm Thứ trưởng thứ nhất của Bộ Chế tạo Máy trung bình (gồm các Ban 1, 2 và 3 được hợp nhất và là tên mã được chỉ định cho R&D và sản xuất hạt nhân ở Liên Xô). Ông nghỉ hưu năm 1958.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ba lần Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa (06/03/1942[2]; 29/10/1949; 01/04/1954)
  • Sáu Huân chương Lenin (23/02/1939; 06/03/1942; 08/05/1944; 09/06/1947; 09/11/1956; 16/09/1957)
  • Huân chương Suvorov hạng I (09.16.1945)
  • Huân chương Kutuzov hạng I (18/11/1944)
  • Giải thưởng Stalin (2 lần, 06.12.1951 và 31.12.1953)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rhodes, Richard (1995). Dark Sun: The Making Of The Hydrogen Bomb. Simon and Schuster. tr. 352.
  2. ^ Указ Президиума Верховного Совета СССР Указ Президиума Верховного Совета СССР «О присвоении звания Героя Социалистического Труда товарищам Быховскому А. И., Ванникову Б. Л., Гонор Л. Р., Еляну А. С., Новикову и Устинову Д. Ф.» от 3 июня 1942 года // Ведомости Верховного Совета Союза Советских Социалистических Республик: газета. — 1942. — 15 июня (№ 22 (181)). — С. 1.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]