Các đỉnh nhọn Gardner

Các đỉnh nhọn Gardner
Các đỉnh nhọn Gardner
Vị trí của các đỉnh nhọn Gardner trong quần đảo Tây Bắc Hawaii
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ24°59′56″B 167°59′58″T / 24,99889°B 167,99944°T / 24.99889; -167.99944 (Các đỉnh nhọn Gardner)
Quần đảoTây Bắc Hawaii
Hành chính
Tiểu bangHawaii
QuậnHonolulu

Các đỉnh nhọn Gardner (tiếng Anh: Gardner Pinnacles, tiếng Hawaii: Pūhāhonu) là tập hợp gồm hai hòn đá núi lửa thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Trong tiếng Hawaii, Pūhāhonu nghĩa là "rùa ngoi lên mặt nước lấy không khí", do nhìn khi nhìn từ xa thì hai hòn đá tựa như phần đầu và lưng của một con rùa ngoi lên mặt biển.[1]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ các đỉnh nhọn Gardner
Các đỉnh nhọn Gardner với lớp phân chim ở đỉnh trông tựa như tuyết.

Nằm cách đảo Laysan 204 hải lý (378 km) về phía đông đông nam và cách các bãi cạn Frigate Pháp 117 hải lý (217 km) về phía tây bắc,[2] các đỉnh nhọn Gardner là hai hòn đá núi lửa có diện tích đạt 24.035 m²[3] và nằm ở phần đông bắc của một bãi ngầm sâu từ 18 đến 80 m.[4] Hòn lớn có chiều dài 700 foot (210 m), chiều rộng 500 foot (150 m) và chiều cao 170 foot (52 m); hòn nhỏ nằm cách hòn lớn khoảng 150 foot (46 m) về phía tây bắc, có chiều dài 250 foot (76 m), chiều rộng 100 foot (30 m) và chiều cao 100 foot (30 m).[5] Nhìn từ xa, đỉnh nhọn trông như có tuyết trắng bao phủ trên đỉnh nhưng sự thật là một lớp phân chim.[4] Các đỉnh nhọn được cấu tạo từ đá bazan hạt mịn cùng với các tinh thể canxit, olivin và hạt nhỏ augitmanhếtít.[6]

Sự kiện lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 6 năm 1820, thuyền trưởng Joseph Allen của tàu săn cá voi Maro ghi nhận lần đầu về các đỉnh nhọn này, đồng thời ông đặt tên là đảo Gardner (Gardner's Island). Tháng 3 năm 1961, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên các hòn đá này mà không được sự cho phép từ trước và còn cho nổ một phần đỉnh của hòn lớn để tạo địa hình bằng phẳng cho máy bay trực thăng đáp xuống.[7][8]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thám hiểm Tanager vào tháng 5 năm 1923, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã lần đầu khảo sát sinh vật trên các hòn đá này và ghi nhận sự tồn tại của nhện, bướm, rết, động vật chân đều, sâu tai,...[6] Tại đây có rất đông loài Cellana talcosa - một loài động vật thân mềm chân bụng đặc hữu của Hawaii - sinh sống.[9] Xung quanh các đỉnh nhọn có tổng cộng hai mươi bảy loài san hô cứng phân bố, và số lượng loài san hô ở Gardner lớn gần gấp đôi so với số loài ở các đảo cũng cấu tạo từ đá bazan như NihoaNecker.[9] Cho đến nay các nhà khoa học cũng đã xác định được mười chín loài chim tại đây. Tuy vậy, chỉ một loài cây duy nhất là Portulaca lutea từng được ghi nhận theo kết quả khảo sát của R. Geesink vào tháng 8 năm 1969.[10][Ghi chú 1]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lúc đầu Bryan (1926) ghi chép rằng đây là một loài thực vật thuộc chi Sesuvium (họ Aizoaceae) ((Clapp 1972, tr. 7)).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ (Kimura 1998, tr. 27)
  2. ^ (Clapp 1972, tr. 1)
  3. ^ “United States Census Bureau, Gardner Pinnacles: Block 1012, Census Tract 114.98, Honolulu County, Hawaii” (bằng tiếng Anh). American FactFinder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ a b (Harrison 1990, tr. 15)
  5. ^ (Clapp 1972, tr. 6), dẫn lại Palmer 1927, tr. 32 và Bryan 1939, tr. 15
  6. ^ a b (Rauzon 2001, tr. 95)
  7. ^ (Rauzon 2001, tr. 95) dẫn lại King (1973)
  8. ^ (Clapp 1972, tr. 6), dẫn lại Roach
  9. ^ a b “Gardner Pinnacles” (bằng tiếng Anh). Northwestern Hawaiian Islands Multi-Agency Education Project. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ (Clapp 1972, tr. 7)

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Clapp, Roger B. (1972), “The Natural History of Gardner Pinnacles, Northwestern Hawaiian Islands”, Atoll Research Bullentin, Washington D.C.: The Smithsonian Institution, 163: 1–25 Xem nội dung
  • Harrison, Craig S. (1990), Seabirds of Hawaii: Natural History and Conservation, Cornell University Press, ISBN 9780801497223
  • Kimura, Larry L. (1998), “Hawaiian Names for the Northwestern Hawaiian Islands”, trong Juvik, Sonia P; Juvik, James O.; Paradise, Thomas R. (biên tập), Atlas of Hawaiʻi (ấn bản 3), University of Hawaii Press, ISBN 9780824821258
  • Rauzon, Mark J. (2001), Isles of Refuge: Wildlife and History of the Northwestern Hawaiian Islands, University of Hawaii Press, ISBN 9780824823306

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]