Cộng hòa Kruševo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Kruševo
1903
Quốc kỳ Cộng hòa Kruševo
Quốc kỳ

Tổng quan
Vị thếNhà nước nổi dậy không được công nhận
Thủ đôKruševo
Chính trị
Chính phủCộng hòa thuộc quyền chính phủ lâm thời
Tổng thống 
• 1903
Nikola Karev
Thủ tướng 
• 1903
Vangel Dinu (fr; mk)
Lịch sử
Thời kỳKhởi nghĩa Ilinden–Preobrazhenie
• Thành lập
3 tháng 8 năm 1903
• Giải thể
13 tháng 8 năm 1903
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Ottoman
Đế quốc Ottoman
Hiện nay là một phần củaBắc Macedonia

Cộng hòa Kruševo (tiếng Bulgaria[3]tiếng Macedonia:[4][5] Крушевска Република, Kruševska Republika; tiếng Aromania: Republica di Crushuva)[6]) là thực thể chính trị tồn tại trong thời gian ngắn được những người nổi dậy thuộc Tổ chức Cách mạng Bí mật Macedonia-Adrianople (IMRO) lập ra vào năm 1903 ở Kruševo trong cuộc khởi nghĩa Ilinden–Preobrazhenie chống lại Ottoman.[7] Theo những câu chuyện kể về sau của người Bulgaria rồi người Macedonia thì đây là một trong những nước cộng hòa hiện đại đầu tiên ở vùng Balkan.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 8 năm 1903, nghĩa quân đã chiếm được thị trấn Kruševo ở tỉnh Manastir thuộc Đế quốc Ottoman (Bắc Macedonia ngày nay) và thành lập chính phủ cách mạng. Thực thể này chỉ tồn tại trong 10 ngày: từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 8 và do Nikola Karev đứng đầu.[8] Ông này vốn là một người cánh tả mạnh mẽ, bác bỏ chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc thiểu số và ủng hộ liên minh với những người Hồi giáo bình thường chống lại Vương quốc Hồi giáo, cũng như ủng hộ ý tưởng về một Liên bang Balkan.[9]

Trong số các nhóm tôn giáo dân tộc khác nhau (millet) ở Kruševo, đã bầu chọn ra Hội đồng Cộng hòa với 60 thành viên – 20 đại biểu đến từ ba nhóm: Aromania, Bulgaria Giáo khuHy Lạp Thượng phụ.[10][11][12][13] Hội đồng này cũng bầu ra một cơ quan hành pháp—Chính phủ lâm thời—với sáu thành viên (2 người từ mỗi nhóm được đề cập),[14] có nhiệm vụ thúc đẩy luật pháp, trật tự và quản lý vật tư, tài chính và chăm sóc y tế. "Tuyên ngôn Kruševo" có lẽ đã được công bố trong những ngày đầu thành lập. Bản tuyên ngôn này do Nikola Kirov chấp bút đã vạch ra các mục tiêu của cuộc nổi dậy, kêu gọi người dân Hồi giáo hợp lực với chính phủ lâm thời trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế Ottoman, giành lấy tự do và độc lập.[15] Cả Nikola Kirov và Nikola Karev đều là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Công nhân Bulgaria mà họ đã hấp thu những tư tưởng cánh tả từ nơi này.[16]

Thế nhưng đã nảy sinh ra một vấn đề về nhận dạng dân tộc. Karev gọi tất cả các thành viên của hội đồng địa phương là những "người Bulgaria anh em", trong khi nghĩa quân IMRO treo cờ Bulgaria, giết 5 người dân Hy Lạp Thượng phụ, bị buộc tội là gián điệp Ottoman, và sau đó tấn công người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hồi giáo Albania địa phương. Chừng nào thị trấn còn nằm dưới quyền kiểm soát của mấy komitadji Bungaria, đa số những người dân Thượng phụ đều bị nghi ngờ và khủng bố.[17] Ngoại trừ những người Aromania Giáo khu,[18] đều là sắc dân Bulgarophiles,[19][20] (với tư cách là Pitu Guli và gia đình họ), hầu hết các thành viên thuộc cộng đồng tôn giáo dân tộc khác đều coi IMRO là phe thân Bulgaria.[21][22]

Ban đầu bị bất ngờ trước cuộc khởi nghĩa này, chính phủ Ottoman bèn áp dụng các biện pháp quân sự phi thường hòng trấn áp nghĩa quân. Đoàn quân của Pitu Guli (cheta) đã cố gắng bảo vệ thị trấn khỏi binh lính Ottoman kéo đến từ Bitola. Toàn bộ chiến sĩ và thủ lĩnh của họ (voivode) đều thiệt mạng. Sau những trận đánh khốc liệt gần Mečkin Kamen, đại quân Ottoman đã tiêu diệt được Cộng hòa Kruševo, tiến hành những hành động tàn bạo đối với lực lượng nổi dậy và người dân địa phương.[23] Do hậu quả của cuộc đọ súng đã khiến cả thị trấn bị đốt cháy một phần.[24] Sau khi binh lính Thổ và bashi-bazouk người Albania cướp bóc thị trấn, chính quyền Ottoman bèn đưa ra bản tuyên cáo để buộc người dân Kruševo ký vào đó nhằm đổ lỗi cho komitadjis Bulgaria đã thực hiện hành vi tàn bạo và cướp phá thị trấn. Một số cư dân đành phải ký kết dưới áp lực hành chính.[25]

Lễ kỷ niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện ở Kruševo như tờ New York Times của Mỹ đưa tin vào ngày 14 tháng 8 năm 1903.[26]

Lễ kỷ niệm các sự kiện ở Kruševo bắt đầu trong Thế chiến thứ nhất, khi khu vực này, khi đó được gọi là Nam Serbia, bị Bulgaria chiếm đóng. Naum Tomalevski, người được bổ nhiệm làm thị trưởng của Kruševo, đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm cuộc khởi nghĩa Ilinden trên toàn quốc.[27] Tại nơi diễn ra trận đánh Mečkin Kamen, nhà chức trách đã cho xây dựng một tượng đài và đài phun nước tưởng niệm. Sau chiến tranh, chính quyền Serbia bèn phá hủy những công trình này vì họ muốn tiếp tục thực hiện chính sách cưỡng bức Serbia hóa. Truyền thống kỷ niệm những sự kiện này đã được khôi phục trong Thế chiến thứ hai tại khu vực này qua tên gọi Vardarska Banovina và chính thức được sáp nhập vào Bulgaria.[28]

Trong khi đó, các đảng viên cộng sản Macedonia thân Nam Tư mới được tổ chức đã phát triển ý tưởng về một số kiểu xã hội chủ nghĩa nối tiếp giữa cuộc đấu tranh của họ và cuộc đấu tranh của quân nổi dậy ở Kruševo.[29] Hơn nữa, họ còn hô hào nhân dân đấu tranh cho "Macedonia tự do" và chống lại "quân chiếm đóng Bulgaria phát xít". Sau chiến tranh, câu chuyện tiếp tục ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Macedonia mà Cộng hòa Kruševo được đưa vào câu chuyện lịch sử nơi đây. Chính quyền Cộng sản mới đã xóa sổ thành công những hoài niệm về Bulgarophile còn sót lại.[30] Là một phần trong nỗ lực chứng minh tính liên tục của quốc gia Macedonia mới và nghĩa quân trước đây, họ tuyên bố những nhà hoạt động IMRO đã có bản sắc Macedonia một cách có ý thức.[31] Ngày nay, việc thành lập một thực thể tồn tại trong thời gian ngắn ở Bắc Macedonia là khúc dạo đầu cho nền độc lập của nhà nước Macedonia hiện đại.[32]

"Bảo tàng Khởi nghĩa Ilinden" được thành lập vào năm 1953 nhân kỷ niệm 50 năm Cộng hòa Kruševo. Bảo tàng được đặt trong ngôi nhà trống của gia đình Tomalevski chính là nơi thành lập nền Cộng hòa, mặc dù gia đình này đã di cư sang Bulgaria từ lâu. Năm 1974, một tượng đài khổng lồ được xây dựng trên ngọn đồi phía trên Kruševo tưởng niệm chiến công của những người cách mạng và ASNOM.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Internal Macedonian Revolutionary Organization was inspired by Bulgarian freedom fighters, and adopted the "Liberty or Death" slogan beloved of earlier Bulgarian insurgents, IMRO revolutionaries clearly saw themselves as the inheritors of Bulgarian revolutionary traditions and identified as Bulgarians. Jonathan Bousfield, Dan Richardson, Bulgaria, Rough Guides, 2002, ISBN 1858288827, p. 450.
  2. ^ IMRO group modeled itself after the revolutionary organizations of Vasil Levski and other noted Bulgarian revolutionaries like Hristo Botev and Georgi Benkovski, each of whom was a leader during the earlier Bulgarian revolutionary movement. Around this time ca. 1894, a seal was struck for use by the Organization leadership; it was inscribed with the phrase "Freedom or Death" (Svoboda ili smurt). Duncan M. Perry, The Politics of Terror: The Macedonian Liberation Movements, 1893-1903, Duke University Press, 1988, ISBN 0822308134, pp. 39-40.
  3. ^ "The Macedonian Revolutionary Organization used the Bulgarian standard language in all its programmatic statements and its correspondence was solely in the Bulgarian language. Nearly all of its leaders were Bulgarian teachers or Bulgarian officers, and received financial and military help from Bulgaria. After 1944 all the literature of Macedonian writers, memoirs of Macedonian leaders, and important documents had to be translated from Bulgarian into the newly invented Macedonian." For more see: Bernard A. Cook ed., Europe Since 1945: An Encyclopedia, Volume 2, Taylor & Francis, 2001, ISBN 0815340583, p. 808.
  4. ^ Kirov-Majski wrote on the history of the IMRO and authored in 1923 the play "Ilinden" in the dialect of his native town (Kruševo). The play is the only direct source containing the Kruševo Manifesto, the rebels' programmatic address to the neighbouring Muslim villages, which is regularly quoted by modern Macedonian history and textbooks. Dimitar Bechev Historical Dictionary of North Macedonia, Rowman & Littlefield, 2019, ISBN 1538119625, p. 166.
  5. ^ Kruševo Manifesto's historical authenticity is disputed. There is no original preserved and this fragment from Kirov's play from 1923 was proclaimed to be completely authentic by the Communist partisans in Vardar Macedonia during the Second World War. It was published by them as a separate Proclamation of the headquarters of the Krusevo rebels. For more see: Keith Brown, The past in question: modern Macedonia and the uncertainties of nation, Princeton University Press, 2003, ISBN 0-691-09995-2, p. 230.
  6. ^ Bana Armâneascâ - Nr39-40. Bana Armâneascâ.
  7. ^ There was even an attempt to form a kind of revolutionary government led by the socialist Nikola Karev. The Krushevo manifesto was declared, assuring the population that the uprising was against the Sultan and not against Muslims in general, and that all peoples would be included. As the population of Krushevo was two thirds hellenised "Vlachs" (Aromanians) and Patriarchist Slavs, this was a wise move. Despite these promises the insurgent flew Bulgarian flags everywhere and in many places the uprising did entail attacks on Muslim Turks and Albanians who themselves organised for self-defence." Who are the Macedonians? Hugh Poulton, C. Hurst & Co. Publishers, 1995, ISBN 1850652384, p. 57.
  8. ^ Historical Dictionary of the Republic of Macedonia, Dimitar Bechev, Scarecrow Press, 2009, ISBN 0810862956, p. 114.
  9. ^ "It would nevertheless be far-fetched to see in the Macedonian socialism an expression of national ideology... It is difficult to place the local socialist articulation of the national and social question of the late 19th and early 20th centuries entirely under the categories of today's Macedonian and Bulgarian nationalism. If Bulgarian historians today condemn the "national-nihilistic" positions of that group, their Macedonian colleagues seem frustrated by the fact that it was not "conscious" enough of Macedonians' distinct ethnic character." Entangled Histories of the Balkans – Volume Two, Roumen Daskalov, Diana Mishkova, BRILL, 2013, ISBN 9004261915, p. 503.
  10. ^ Contested Ethnic Identity: The Case of Macedonian Immigrants in Toronto, 1900–1996, Chris Kostov, Peter Lang, 2010, ISBN 3034301960, p. 71.
  11. ^ Fieldwork Dilemmas: Anthropologists in Postsocialist States, Editors Hermine G. De Soto, Nora Dudwick, University of Wisconsin Press, 2000, ISBN 0299163741, pp. 36–37.
  12. ^ Tanner, Arno (2004). The Forgotten Minorities of Eastern Europe: The history and today of selected ethnic groups in five countries. East-West Books. tr. 215. ISBN 952-91-6808-X.
  13. ^ The past in question: modern Macedonia and the uncertainties of nation, Keith Brown, Publisher Princeton University Press, 2003, ISBN 0-691-09995-2, pp. 81–82.
  14. ^ We, the People: Politics of National Peculiarity in Southeastern Europe, Diana Mishkova, Central European University Press, 2009, SBN 9639776289, p. 124.
  15. ^ Pål Kolstø, Myths and boundaries in south-eastern Europe, Hurst & Co., ISBN 1850657726, p. 284.
  16. ^ Mercia MacDermottFreedom Or Death: The Life of Gotsé Delchev, Pluto Press, 1978, ISBN 0904526321, p.386.
  17. ^ Michael Palairet, Macedonia: A Voyage through History (Vol. 2), Cambridge Scholars Publishing, 2016, ISBN 1443888494, p. 149.
  18. ^ Aromanian consciousness was not developed until the late 19th century, and was influenced by the rise of Romanian national movement. As result, wealthy, urbanized Ottoman Vlachs were culturally hellenised during 17–19th century and some of them bulgarized during the late 19th and early 20th. century. Raymond Detrez, 2014, Historical Dictionary of Bulgaria, Rowman & Littlefield, ISBN 1442241802, p. 520.
  19. ^ Коста Църнушанов, Македонизмът и съпротивата на Македония срещу него, Университетско изд. "Св. Климент Охридски", София, 1992, стр. 132.
  20. ^ Тодор Балкански, Даниела Андрей, Големите власи сред българите, Знак 94, ISBN 9548709082, 1996, стр. 60–70.
  21. ^ Andrew Rossos, Macedonia and the Macedonians: A History, Hoover Press, 2013, ISBN 081794883X,p. 105.
  22. ^ Philip Jowett, Armies of the Balkan Wars 1912–13: The priming charge for the Great War, Bloomsbury Publishing, 2012, ISBN 184908419X, p. 21.
  23. ^ P. H. Liotta, Dismembering the State: The Death of Yugoslavia and why it Matters, Lexington Books, 2001, ISBN 0739102125, p. 293.
  24. ^ John Phillips, Macedonia: Warlords and Rebels in the Balkans, I.B.Tauris, 2004, ISBN 0857714511, p. 27.
  25. ^ Feliks Gross, Violence in politics: Terror and political assassination in Eastern Europe and Russia, Volume 13 of Studies in the Social Sciences, Walter de Gruyter, 2018, ISBN 3111382443, p. 128.
  26. ^ In a series of reports, the newspaper's correspondents informed the readers: On August 7, The Governor's Palace at Krushevo Blown Up. Fifty Turks Killed. The Porte to Adopt "Measures of Extreme Severity"; On Aug. 8, Bulgarian bands have occupied Krushevo and are besieging other villages near Monastir; On August 14, Four thousand Turkish troops are bombarding the town, and the Bulgarians there are suffering severely; On August 15, Ruthless Massacres by Both Sides Reported. All the Turks in Krushevo Slain, Mussulmans Said to Have Killed Nearly All the Christians in Kitshevo; On August 22, Three Hundred Bulgarians Slain in Krushevo, Besides Innocent Greeks and Vlachs. 8,000 People Starving.
  27. ^ Цочо В. Билярски, Из рапортите на Наум Томалевски до ЦК на ВМРО за мисията му в Западна Европа; 2010-04-24, Сите българи заедно.
  28. ^ Bulgaria During the Second World War, Marshall Lee Miller, Stanford University Press, 1975, ISBN 0804708703, p. 128.
  29. ^ Roumen Daskalov, Diana Mishkova, Entangled Histories of the Balkans – Volume Two: Transfers of Political Ideologies and Institutions, BRILL, 2013, ISBN 9004261915, p. 534.
  30. ^ Contested Ethnic Identity: The Case of Macedonian Immigrants in Toronto, 1900–1996, Chris Kostov, Peter Lang, 2010, ISBN 3034301960, p. 84.
  31. ^ James Frusetta "Common Heroes, Divided Claims: IMRO Between Macedonia and Bulgaria". Central European University Press, 2004, ISBN 978-963-9241-82-4, pp. 110–115.
  32. ^ The political and military leaders of the Slavs of Macedonia at the turn of the century seem not to have heard the call for a separate Macedonian national identity; they continued to identify themselves in a national sense as Bulgarians rather than Macedonians.[...] (They) never seem to have doubted "the predominantly Bulgarian character of the population of Macedonia". "The Macedonian conflict: ethnic nationalism in a transnational world", Princeton University Press, Danforth, Loring M. 1997, ISBN 0691043566, p. 64.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]