Cửa khẩu Na Mèo

Cửa khẩu quốc tế Na Mèo
Cửa khẩu quốc tế Namsoi
Cửa khẩu quốc tế Na Mèo
Thông tin chung
Tọa độ: 20°17′49″B 104°37′21″Đ / 20,296873°B 104,62238°Đ / 20.296873; 104.622380
Địa chỉThôn Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
Mở cửa2004
Loại cửa khẩuđường bộ

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèocửa khẩu quốc tế đường bộ trên vùng đất bản Na Mèo xã Na Mèo huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam [1][2].

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo là điểm cuối của quốc lộ 217, qua cầu trên dòng Nậm Xôi thông thương sang cửa khẩu Namsoi (Nậm Xôi) 20°17′41″B 104°37′14″Đ / 20,294654°B 104,620611°Đ / 20.294654; 104.620611 (title) huyện Viengxay tỉnh Huaphanh, CHDCND Lào [2][3].

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cách thành phố Thanh Hóa 194 km, cách trung tâm huyện lỵ Quan Sơn 53 km về phía Việt Nam và cách tỉnh lỵ Xamneua của Huaphanh 80 km, huyện lỵ Viengxay 40 km về phía Lào[3]. Đô thị cửa khẩu Na Mèo với diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị là 120 ha, nằm trên quốc lộ 217 tại km 188, phía bắc giáp sông Luồng; phía đông giáp sông Luồng và quốc lộ 217; phía nam giáp đồi rừng, phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng 5/04/2004 tại cửa khẩu Na Mèo, xã Na Mèo, chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã tổ chức khai trương cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi[4]. Đường biên giới giữa hai nước đi qua chính giữa cây cầu nằm sau cột mốc biên giới 327 phía Việt Nam. Trong những năm qua cửa khẩu Na Mèo đã đáp ứng nhu cầu giao lưu, buôn bán, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn. Tổng trị giá hàng hóa thông qua cửa khẩu này đạt trên 1 triệu USD/năm.

Phong cảnh trên đường đi từ huyện lỵ Quan Hóa lên Na Mèo tuyệt đẹp, bên phải đường là sông suối, hai bên núi rừng nguyên sinh hùng vĩ. Qua cửa khẩu Na Mèo du khách cũng có thể đi thăm "thủ đô cách mạng Lào" Viêng Xay rồi qua Sầm Nưa tới Xiêng Khoảng bước vào con đường di sản nổi tiếng của Lào. Nhiều du khách nước ngoài có mặt ở cửa khẩu Na Mèo.

Ngày 24/4/2008, Thủ tướng Chính phủ công bố quyết định số 52/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” đã cho phép thành lập Khu kinh tế của khẩu Na Mèo[5].

Đầu năm 2016, Bộ Công thương đã cho phép nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng là quà biếu qua của khẩu Na Mèo[6].

Các hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cửa khẩu Lào theo dòng chữ Latin trên bảng tên là "Namsoi International Border Checkpoint", song một số văn liệu ghi là "Banteui" hoặc "Ban Teui".[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-90A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ a b “Cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi”. Trang thông tin điện tử Huyện Quan Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
  4. ^ “Khai trương cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi”. VN Epxress.
  5. ^ “Quyết định 52/2008/QĐ-TTg”. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ “Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa) được phép nhập khẩu ô tô”. VOV Online.
  7. ^ Laos Border Crossing Points. Laos Guide, 2017. Truy cập 10/03/2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]