Chromi(II,III) carbide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chromi(II,III) carbide[1]
Cấu trúc của Chromi(II,III) carbide
Mẫu Chromi(II,III) carbide
Danh pháp IUPACChromium(II,III) carbide
Tên khácTriChromi đicarbide
Nhận dạng
Số CAS12012-35-0
PubChem3650773
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider21171152
Thuộc tính
Công thức phân tửCr3C2
Khối lượng mol180,006 g/mol
Bề ngoàitinh thể xám bát diện
Khối lượng riêng6,68 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.895 °C (2.168 K; 3.443 °F)
Điểm sôi 3.800 °C (4.070 K; 6.870 °F)
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Chromi(II,III) carbide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố Chromicacbon. Hợp chất này là một hợp chất dạng gốm, có các công thức hóa học khác nhau, cùng thành phần như: Cr3C2, Cr7C3 và Cr23C6. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn có màu xám, phản ứng với nước.

Chromi(II,III) carbide cực kỳ cứng và có tính chất chống ăn mòn. Ngoài ra, hợp chất này cũng là một hợp chống chịu lửa tốt, có nghĩa là nó vẫn giữ được độ cứng của nó ở nhiệt độ cao. Các tính chất này làm cho hợp chất này trở nên hữu ích, với ứng dụng như một chất bổ sung cho các hợp kim kim loại. Khi các tinh thể Chromi(II,III) carbide được tích hợp vào bề mặt của kim loại, nó sẽ cải thiện khả năng chịu mài mòn và chống ăn mòn của kim loại, và duy trì các tính chất này ở nhiệt độ cao. Thành phần cứng nhất và được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này là Cr3C2.

Các khoáng chất liên quan đến hợp chất này bao gồm tongbait[2]isovit, có cùng công thức hóa học là (Cr,Fe)23C6 và cả hai hợp chất này đều rất hiếm.[3] Một khoáng chất carbide giàu Chromi khác là yarlongite, công thức hóa học là Cr4Fe4NiC4.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lide, David R. (1998), Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 87), Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 4–52, ISBN 0-8493-0594-2
  2. ^ Tongbaite: Tongbaite mineral information and data
  3. ^ Generalov ME, Naumov VA, Mokhov AV, Trubkin NV, "Isovite (Cr,Fe)23C6 - a new mineral from the gold-platinum bearing placers of the Urals", Zapiski Vserossiyskogo mineralogicheskogo obshchestva, 127, tr. 26–37, 1998.
  4. ^ Mindat, http://www.mindat.org/min-35899.html.