Danh sách Bộ của Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Thái Lan

Bộ (Thái: กระทรวง Krasuan) là cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ Thái Lan.Mỗi Bộ đều do một Bộ trưởng Nhà nước đứng đầu (Thái: รัฐมนตรีว่าการกระทรวง, Ratthamontri Wa Kan Krasuang),tùy thuộc vào Thủ tướng mỗi Bộ có Thứ trưởng khác nhau (Thái: รัฐมนตรีช่วยว่าการกระทรวง).

Danh sách Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Thành lập Dấu hiệu
Tiếng Việt Tiếng Thái La Tinh (TTLT) Hình ảnh
Văn phòng Thủ tướng สำนักนายกรัฐมนตรี Samnak Nayok Ratthamontri 1932
Bộ Quốc phòng กระทรวงกลาโหม Krasuang Kalahom 1887
Bộ Ngoại giao กระทรวงการต่างประเทศ Krasuang Kan Tang Prathet 1875
Bộ Nội vụ กระทรวงมหาดไทย Krasuang Mahatthai 1892
Bộ Tư pháp กระทรวงยุติธรรม Krasuang Yuttitham 1891
Bộ Tài chính กระทรวงการคลัง Krasuang Kan Khlang 1873
Bộ Thương mại กระทรวงพาณิชย์ Krasuang Phanit 1892
Bộ Công nghiệp กระทรวงอุตสาหกรรม Krasuang Utsahakam 1942
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã กระทรวงเกษตรและสหกรณ์ Krasuang Kaset Lae Sahakon 1892
Bộ Giao thông vận tải กระทรวงคมนาคม Krasuang Khamanakhom 1912
Bộ Tài nguyên và Môi trường กระทรวงทรัพยากรธรรมชาติและสิ่งแวดล้อม Krasuang Sapphayakon Thammachat Lae Sing Waet Lom 2002
Bộ Năng lượng กระทรวงพลังงาน Krasuang Phalang Ngan 2002
Bộ Kinh tế số và Xã hội กระทรวงดิจิทัลเพื่อเศรษฐกิจและสังคม Krasuang Digital Phuea Setthakit Lae Sangkhom 2016
Bộ Phát triển Xã hội và An ninh con người กระทรวงการพัฒนาสังคมและความมั่นคงของมนุษย์ Krasuang Kan Phatthana Sangkhom Lae Khwam Man Khong Khong Manut 2002
Bộ Lao động กระทรวงแรงงาน Krasuang Raeng Ngan 1993
Bộ Y tế Công cộng กระทรวงสาธารณสุข Krasuang Satharanasuk 1942
Bộ Du lịch và Thể thao กระทรวงการท่องเที่ยวและกีฬา Krasuang Kan Thong Thiao Lae Kila 2002
Bộ Văn hóa กระทรวงวัฒนธรรม Krasuang Watthanatham 2002
Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới กระทรวงการอุดมศึกษา วิทยาศาสตร์ วิจัยและนวัตกรรม Krasuang Kan Udomsueksa Witthayasat Wijai Lae Nawattakam 2019
Bộ Giáo dục กระทรวงศึกษาธิการ Krasuang Sueksathikan 1892

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Rattanakosin,Vương Quốc được cai trị giống trong thời kỳ Ayutthaya.Có 2 chức quan quản lý công việc Quân đội như Quan võ "Samuhakalahom" (Thái: สมุหกลาโหม) và quản lý công việc Dân sự Quan văn "Samuhanayok" (Thái: สมุหนายก).Quan văn được chia thành 4 "Kroms " (Thái: กรม),đứng đầu là "Senabodi" (Thái: เสนาบดี)hoặc Thư ký thường trực.Chính quyền kiểu này được gọi là "Chatusadom" (Thái: จตุสดมภ์):

Bộ
Tên Tên Thái Đứng đầu Mục đích
Krom Nakhonban hoặc Kromma Wiang กรมนครบาล หรือ กรมเวียง Senabodi Các thành phố và chính quyền địa phương
Kromma Wang กรมวัง Senabodi Hoàn cung
Kromma Khlang กรมคลัง Senabodi Tài sản và Giao thương
Kromma Na กรมนา Senabodi Nông nghiệp và đất đai

Rama V[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Chulalongkorn (Rama V),vị vua được du học tại châu Âu và đi khắp nơi,quyết định cải cách đất nước. Năm 1875, ông đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia để cải cách, phân chia và tạo ra nhiều cơ quan.Hệ thống tổ chức cũ bị sụp đổ.

Rama V cải cách ra 6 Bộ đứng đầu là Bộ trưởng Nhà nước

Bộ
Tên Tên Thái Đứng đầu Mục đích
Bộ Mahatthai กระทรวงมหาดไทย Bộ trưởng Chính quyền địa phương và khu vực Bắc Thái
Bộ Kalahom กระทรวงกลาโหม Bộ trưởng Quân sự và khu vực Nam Thái
Bộ Nakhonban กระทรวงนครบาล Bộ trưởng Bangkok và các khu vực xung quanh
Bộ Wang กระทรวงวัง Bộ trưởng Hoàng cung
Bộ Kan Khlang กระทรวงการคลัง Bộ trưởng Tài chính và thương mại
Bộ Kasettrathikan กระทรวงเกษตราธิการ Bộ trưởng Nông nghiệp và đất đai

Sau đó 4 bộ được bổ sung:

Bộ
Tên Tên Thái Đứng đầu Mục đích
Bộ Kan Tang Prathet กระทรวงการต่างประเทศ Bộ trưởng Ngoại giao và đối ngoại
Bộ Yuttitham กระทรวงยุติธรรม Bộ trưởng Tư pháp và ngành tư pháp
Bộ Yothathikan กระทรวงโยธาธิการ Bộ trưởng Giao thông vận tải và truyền thông (đường sắt và điện tín)
Bộ Thammakan กระทรวงธรรมการ Bộ trưởng Giáo dục

Năm 1900 toàn bộ cơ cấu được hoàn thành. Mười bộ trở thành trung tâm của chính phủ Xiêm và luật. Sau khi Cách mạng năm 1932, hầu hết các Bộ được giữ lại bởi nhóm Khana Ratsadon, tuy nhiên các Bộ trưởng được Thủ tướng chọn lựa chứ không phải Quốc vương nữa.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]