Dendrochirus brachypterus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dendrochirus brachypterus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Scorpaeniformes
Họ (familia)Scorpaenidae
Chi (genus)Dendrochirus
Loài (species)D. brachypterus
Danh pháp hai phần
Dendrochirus brachypterus
(Cuvier, 1829)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Pterois brachyptera Cuvier, 1829
  • Scorpaena koenigii Bloch, 1789

Dendrochirus brachypterus là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh brachypterus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: brakhús (βραχύς; “ngắn”) và pterón (πτερόν; “vây, cánh”), hàm ý đề cập đến vây ngực tương đối ngắn so với Dendrochirus zebra, một loài được Georges Cuvier mô tả trước đó.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

D. brachypterus có phân bố rộng rãi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ biển Ấn ĐộSri Lanka về phía đông đến quần đảo SamoaTonga, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến đảo Lord Howe, phía bắc New Zealandquần đảo Kermadec. Những ghi nhận của D. brachypterusquần đảo Hawaii nhiều khả năng là loài Dendrochirus barberi.[3] Còn ghi nhận ở Tây Ấn Độ Dương của loài này đã được công nhận là một loài mới, tức Dendrochirus hemprichi.[4]

D. brachypterus sống phổ biến trên đới mặt bằng rạn, đầm phá nông và nền cát phủ cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 80 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở D. brachypterus là 17 cm.[5] Cá có màu nâu đỏ lốm đốm với các vạch màu sẫm trên thân. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có các đốm đen nhỏ, vây ngực có các dải sọc. Đầu có nhiều điểm gai, nhưng ít hơn D. hemprichi.[4]

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–7;[5] Số tia vây ngực: 17–20 (ít khi là 20).[4]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

D. brachypterusloài sống về đêm, ăn chủ yếu động vật giáp xác nhỏ. Cá trưởng thành thường thấy gần hải miên, còn cá con đôi khi hợp thành nhóm nhỏ (khoảng 10 cá thể) trên những mỏm san hô.[5]

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

D. brachypterus thường được sử dụng làm thực phẩm trong nghề đánh bắt thủ công mặc dù chúng là cá độc,[6] cũng thường thấy trong các hoạt động thương mại cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Motomura, H. & Matsuura, K. (2016). Dendrochirus brachypterus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T69793633A69800927. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T69793633A69800927.en. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Perciformes (part 9): Family Scorpaenidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Bruce C. Mundy (2005). Checklist of the fishes of the Hawaiian Archipelago (PDF). Bishop Museum Press. tr. 324.
  4. ^ a b c Matsunuma, Mizuki; Motomura, Hiroyuki; Bogorodsky, Sergey V. (2017). “Review of Indo-Pacific dwarf lionfishes (Scorpaenidae: Pteroinae) in the Dendrochirus brachypterus complex, with description of a new species from the western Indian Ocean” (PDF). Ichthyological Research. 64 (4): 369–414. doi:10.1007/s10228-017-0583-6. ISSN 1616-3915.
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Dendrochirus brachypterus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ S. G. Poss (1999). “Scorpaenidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 4. Bony fishes part 2. Roma: FAO. tr. 2313. ISBN 92-5-104301-9.