Discopyge tschudii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Discopyge tschudii
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Bộ (ordo)Torpediniformes
Họ (familia)Narcinidae
Chi (genus)Discopyge
Loài (species)D. tschudii
Danh pháp hai phần
Discopyge tschudii
HeckelTschudi, 1846
Danh pháp đồng nghĩa
  • Torpedo chilensis Guichenot, 1848

Discopyge tschudii là một loài cá đuối điện thuộc họ Narcinidae, có khả năng giật điện sinh vật khác để tự vệ. Đây là một trong hai loài của chi Discopyge.[1]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

D. tschudii là một loài cá biển nước lạnh được tìm thấy ngoài khơi Nam Mỹ, phía nam của vĩ tuyến 33°N. Nó xuất hiện ở miền tây nam Đại Tây Dương dọc theo bờ biển UruguayArgentina, với một số nhỏ ở vùng biến nam Brasil vào mùa đông, và ở đông nam Thái Bình Dương dọc theo bờ biển ChilePeru. Các quần thể Thái Bình Dương và Đại Tây Dương được xem là tách biệt nhau, do quần thể Đại Tây Dương không được ghi nhận ở miền nam Argentina. Độ sâu mà loài này sinh sống là từ 22 đến 181 mét.[2] Nó sống ở thềm lục địa và ưa thích nơi có nền cát.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Bề ngoài, D. tschudii tương tự các loài thuộc chi Narcine, có hai đĩa vây ngực hình tròn, hai vây lưng, và một cái đuôi mập mạp. Điểm khác biệt của nó là vây bụng.[4] Chiều dài lớn nhất đã được ghi nhận là 54 cm ở con đực; con cái trưởng thành khi đạt 27.5 cm và con đực khi đạt 35–46 cm.[2]

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

D. tschudiicá tầng đáy có tập tính sống theo đàn.[3] Một nghiên cứu thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi Arrighetti và cộng sự (2005) cho thấy thức ăn chủ yếu của hơn 90% cá thể D. tschudiivòi hút của loài hai mảnh vỏ Amiantis purpurata. Kích thước của vòi hút mà chúng ăn tùy thuộc vào độ tuổi và kích thước của chúng, con đực ăn những vòi dài hơn.[5] Những nguồn thức ăn chính khác của loài này là PolychaetaGammaridae. D. tschudii là loài noãn thai sinh; đẻ ra những bầy từ 1-12 cá con, tuy bầy 4-5 con là phổ biến nhất. Con non dài từ 8,5-9.2 cm.[2]

Bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

D. tschudii bị bắt nhầm không thường xuyên khi thả lưới vét đáy; nó có giá trị thương mại thấp và thường bị vứt bỏ hoặc dùng làm thức ăn cho cá. Khảo tra thả lưới ngoài khơi tỉnh Buenos AiresUruguay cho thấy sự sụt giảm 88% của loài này từ năm 1994-1999. Tuy nhiên, phạm vi phân bố của chúng lúc đó đang thay đổi, nên không thể chắc được sự giảm sút này có do hoạt động đánh bắt trong vùng hay không. Vì vậy, IUCN cho rằng quần thể Đại Tây Dương nằm ở mức Dễ thương tổn, cho thể nâng lên mức Cực kỳ nguy cấp hay hạ xuống mức Ít quan tâm khi nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện. Không có mối nguy nào đối với quần thể Thái Bình Dương được ghi nhận, nên IUCN xem là Thiếu dữ liệu. Trên toàn cầu, đây được xem là loài sắp bị đe dọa.[2]

Cùng với những loài cá đuối điện khác, D. tschudii quan trọng đối với khoa học thần kinh trong nghiên cứu về sự dẫn truyền synap kiểu choline, do sự tập trung lớn thụ quan acetylcholineacetylcholinesterase trong các tế bào của cơ quan phát điện.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Discopyge tschudii trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2008.
  2. ^ a b c d Massa, A., Hozbor, N. and Lamilla, J. (2004). “IUCN 2008 Red List - Discopyge tschudii”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b c Méndez, B., Garrido, J., Maldonado, M., Jaksic, F.M., and Inestrosa, N.C. (tháng 6 năm 1984). “The electric organ of Discopyge tschudii: Its innervated face and the biology of acetylcholinesterase”. Cellular and Molecular Biology. 4 (2): 125–142. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  4. ^ Jordan, David Starr; Evermann, Barton Warren (1896). “The Fishes of North and Middle America”. Bulletin of the United States National Museum. 47 (1).
  5. ^ Arrighetti, F., Livore, J.P. and Penchaszadeh, P.E. (2005). “Siphon nipping of the bivalve Amiantis purpurata by the electric ray Discopyge tschudii in Mar del Plata, Argentina”. Journal of the Marine Biological Association of the UK. 85 (05): 1151–1154. doi:10.1017/S0025315405012221. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]