Giải vô địch cờ vua Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giải vô địch cờ vua Việt Nam là giải đấu cờ vua cá nhân cấp cao nhất ở Việt Nam. Giải được tổ chức thường niên. Nhà vô địch giải là nhà vô địch quốc gia.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch cờ vua quốc gia lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội vào cuối năm 1980[1]. Ban đầu giải chỉ dành cho nam, không có nội dung nữ. Năm 1983 giải nữ lần đầu tiên được tổ chức[2]. Từ đó đến nay, giải đấu được tổ chức hàng năm, trừ năm 1989. Năm đó do tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc nên không có giải vô địch quốc gia, các kỳ thủ tham dự nội dung cờ vua nằm trong Đại hội[cần dẫn nguồn].

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỳ thủ dự giải là những kỳ thủ giành thứ hạng cao ở Giải vô địch cờ vua đồng đội Việt Nam, cùng các kỳ thủ thỏa một số tiêu chí khác (như từ giải đấu thủ mạnh, giải trẻ, kỳ thủ địa phương...)[3]. Các kỳ thủ giành thứ hạng cao ở giải này sẽ được quyền tham dự Giải cờ vua đấu thủ mạnh, thường được tổ chức sau đó trong năm. Những kỳ thủ xếp đầu sẽ được xét chọn vào đội tuyển quốc gia.

Trong những năm trước, giải đấu chia thành hai giai đoạn: giai đoạn một gồm 9 hoặc 11 ván đấu theo hệ Thụy Sĩ, giai đoạn hai những kỳ thủ dẫn đầu giai đoạn một thi đấu loại trực tiếp tìm ra nhà vô địch. Trong những năm gần đây, giải vô địch gồm cả các nội dung nhanh chớp. Vì vậy thể thức giải đấu tiêu chuẩn chỉ còn một giai đoạn: 11 ván hoặc hiện tại là 9 ván cờ tiêu chuẩn hệ Thụy Sĩ[3].

Các nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Địa điểm Nam Nữ Thể thức
1980[4] Hà Nội Lưu Đức Hải (Hà Nội) Không tổ chức
1981 Đặng Tất Thắng (Hà Nội)
1982 Đặng Vũ Dũng (Hà Nội)
1983 Đặng Tất Thắng (Hà Nội) (2) Phạm Thị Hòa (Hà Nội)
1984 Đồng Nai[5] Đặng Tất Thắng (Hà Nội) (3) Lê Thị Phương Ngọc (TP Hồ Chí Minh)
1985 Đặng Vũ Dũng (Hà Nội) (2) Lê Thị Phương Ngọc (TP Hồ Chí Minh) (2)
1986 Huế Từ Hoàng Thông (TP Hồ Chí Minh)[6] Ngô Huyền Châu (TP Hồ Chí Minh)
1987 Từ Hoàng Thông (TP Hồ Chí Minh) (2)[7] Phạm Ngọc Thanh (Quảng Ninh)
1988 Hồ Văn Huỳnh (Hậu Giang) Ngô Huyền Châu (TP Hồ Chí Minh) (2)
1989 Không tổ chức
1990 Hồ Văn Huỳnh (Hậu Giang) (2) Phạm Ngọc Thanh (Quảng Ninh) (2)
1991 Từ Hoàng Thông (TP Hồ Chí Minh) (3)[7] Khương Thị Hồng Nhung (Đồng Tháp)
1992 Huế Đào Thiên Hải (Đồng Tháp)[6] Phan Huỳnh Băng Ngân (Cần Thơ)
1993 Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh)[8] Nguyễn Thị Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế)
1994 Tô Quốc Khanh (Đồng Tháp) Hoàng Mỹ Thu Giang (Đồng Nai)
1995 Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh) (2)[8] Mai Thị Thanh Hương (TP Hồ Chí Minh)
1996 Từ Hoàng Thái (TP Hồ Chí Minh) Trần Thị Kim Loan (Hải Phòng)
1997 Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh) (3)[8] Nguyễn Thị Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế) (2)
1998 Từ Hoàng Thông (TP Hồ Chí Minh) (4)[7] Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh)
1999 Đào Thiên Hải (Đồng Tháp) (2) Lê Thị Phương Liên (Cần Thơ)
2000 Từ Hoàng Thái (TP Hồ Chí Minh) (2) Võ Hồng Phượng (Cần Thơ)
2001[9] Cần Thơ Đào Thiên Hải (Đồng Tháp) (3) Nguyễn Thị Thanh An (TP Hồ Chí Minh)
2002[10] Vũng Tàu Đào Thiên Hải (Đồng Tháp) (4) Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh) (2) 11 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2003[11] Đồng Tháp Bùi Vinh (Hà Nội) Nguyễn Thị Thanh An (TP Hồ Chí Minh) (2)
2004[12] Đà Lạt Đào Thiên Hải (Đồng Tháp) (5) Hoàng Xuân Thanh Khiết (Thừa Thiên Huế)
2005[13] Huế Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh) (4) Nguyễn Thị Thanh An (TP Hồ Chí Minh) (3) 9 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2006[14] Đồng Tháp Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh) (5) Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh) (3) 11 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2007[15] Huế Lê Quang Liêm (TP Hồ Chí Minh) Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh) (4) 9 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2008[16] Đà Lạt Nguyễn Văn Huy (Bắc Ninh) Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ)
2009[17] Hà Nội Bùi Vinh (Hà Nội) (2) Lê Thanh Tú (Ninh Bình)
2010[18] TP Hồ Chí Minh Lê Quang Liêm (Thành phố Hồ Chí Minh) (2) Hoàng Thị Bảo Trâm (Thừa Thiên - Huế)
2011[19] Đà Lạt Đào Thiên Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) (6) Nguyễn Thị Mai Hưng (Bắc Giang)
2012[20] Cần Thơ Nguyễn Đức Hòa (Cần Thơ) Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ) (2) 9 ván Thụy Sĩ / top tám loại trực tiếp
2013[21] TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Hòa (Kiên Giang) (2) Nguyễn Thị Mai Hưng (Bắc Giang) (2) 7 ván Thụy Sĩ / top tám loại trực tiếp
2014[22] Đà Lạt Nguyễn Đức Hòa (Kiên Giang) (3) Hoàng Thị Như Ý (Bắc Giang) 11 ván hệ Thụy Sĩ
2015[23] TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Huy (Hà Nội) (2) Hoàng Thị Bảo Trâm (Hà Nội) (2)
2016[24] Huế Nguyễn Anh Khôi (TP Hồ Chí Minh) Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh) (3) 9 ván hệ Thụy Sĩ
2017[25] Hà Nội Trần Tuấn Minh (Hà Nội) Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh) (4) 11 ván hệ Thụy Sĩ
2018[26] TP Hồ Chí Minh Trần Tuấn Minh (Hà Nội) (2) Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh) (5) 9 ván hệ Thụy Sĩ
2019[27] Bắc Giang Nguyễn Anh Khôi (TP Hồ Chí Minh) (2) Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ) (3)
2020[28] Hà Nội Lê Tuấn Minh (Hà Nội) Lương Phương Hạnh (Bình Dương)
2021[29] TP Hồ Chí Minh Trần Tuấn Minh (Hà Nội) (3) Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ) (4)
2022[30] Bắc Giang Trần Tuấn Minh (Hà Nội) (4) Võ Thị Kim Phụng (Bắc Giang)
2023[31] Bà Rịa Vũng Tàu Trần Tuấn Minh (Hà Nội) (5) Võ Thị Kim Phụng (Bà Rịa Vũng Tàu)(2)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đức Kỳ. “Thủ đô Hà Nội - "Cái nôi" của nền cờ vua Việt Nam”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Lưu Đức Hải (6 tháng 3 năm 2014). “Những người phụ nữ đầu tiên của ngành Xây dựng trong lịch sử cờ vua Việt Nam”. Báo điện tử Xây dựng. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ a b “Giải vô địch cờ Vua toàn quốc năm 2020”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ Nguyễn Minh (23 tháng 6 năm 2016). “PGS-TS. Lưu Đức Hải được phong Đại kiện tướng Đông Nam Á”. Báo Người đô thị online. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “Địa chí Đồng Nai, Tập 5 Văn hóa xã hội, Chương 6 Thể dục thể thao”. dongnai.vncgarden.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ a b Hoàng Quỳnh (3 tháng 5 năm 2016). “Trùng hợp kỳ lạ về 3 nhà vô địch trẻ nhất cờ vua Việt Nam”. Báo Thanh Niên điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ a b c Hoàng Quỳnh (7 tháng 3 năm 2013). “Sao thể thao ngày ấy - Kỳ 26: Kỳ thủ mở trường”. Báo Thanh Niên điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ a b c Phạm Hải Hòa (25 tháng 5 năm 2005). “Chàng trai vàng Quảng Ninh”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2001”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2002”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2003”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2004”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2005”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2006”. vietnamchess.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2007”. vietnamchess.vn. 15 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2008”. vietnamchess.vn. 21 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2009”. vietnamchess.vn. 28 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  18. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2010”. vietnamchess.vn. 3 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2011”. vietnamchess.vn. 30 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  20. ^ “Giải vô địch cờ vua hạng nhất toàn quốc năm 2012 - bảng nam - chung kết”. Chess-Results. 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  21. ^ “Giải vô địch Cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2013”. vietnamchess.vn. 24 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  22. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua hạng nhất toàn quốc năm 2014 - bảng nam”. Chess-Results. 2 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  23. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua hạng nhất toàn quốc năm 2015 - bảng nam”. Chess-Results. 25 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  24. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua hạng nhất toàn quốc năm 2016 - bảng nam”. Chess-Results. 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  25. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua toàn quốc năm 2017 - nam cờ tiêu chuẩn”. Chess-Results. 23 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  26. ^ “Kết quả Giải vô địch cờ vua toàn quốc năm 2018 - bảng nam”. Chess-Results. 3 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  27. ^ “Giải vô địch cờ vua toàn quốc năm 2019 cờ tiêu chuẩn - bảng nam”. Chess-Results. 10 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  28. ^ “Giải vô địch cờ vua quốc gia năm 2020 cờ tiêu chuẩn - bảng nam”. Chess-Results. 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  29. ^ “Giải vô địch cờ vua quốc gia năm 2021 cờ tiêu chuẩn - bảng nam”. Chess-Results. 30 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
  30. ^ “Giải vô địch cờ vua quốc gia năm 2022 cờ tiêu chuẩn - bảng nam”. Chess-Results. 4 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  31. ^ “TRẦN TUẤN MINH, VÕ THỊ KIM PHỤNG VÔ ĐỊCH CỜ VUA QUỐC GIA 2023”. Liên đoàn cờ.