Hoàng Đình Quý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Đình Quý
Chức vụ
Giám đốc sáng lập Bệnh viện tỉnh Khánh Hoà V.66
Nhiệm kỳ1966 – 1968
Kế nhiệmĐào Duy Sang
Nhiệm kỳ1962 – 1967
Kế nhiệmHuỳnh Tấn Chức
Nhiệm kỳ1978 – 1991
Tiền nhiệmNguyễn Minh Định
Kế nhiệmLê Nguyên Bằng
Nhiệm kỳ1997 – 2003
Thông tin chung
Danh hiệuThầy thuốc Ưu tú
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1930-05-00)tháng 5, 1930
Mỹ Quang, Phù Mỹ, Bình Định
Mấttháng 8, 2003(2003-08-00) (74–75 tuổi)
Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Nơi ởĐắk Lắk
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTrần Thị Thiệu, Đinh Thị La (ly hôn 1977)
Con cáiHoàng Xuân Thủy, Hoàng Thu Hà
Binh nghiệp
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ×2
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì

Hoàng Đình Quý (1930–2003) là một bác sĩ người Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Đình Quý, bí danh Huỳnh Văn Cầm,[1] sinh năm 1930 tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ông từng công tác tại y tế Bình Định trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp[2], năm 1955 tập kết ra Bắc, sau đó trở lại miền Nam phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Từ 1961 công tác tại quân y Quân khu 6, đến năm 1962 thì được điều động hỗ trợ cho y tế tỉnh Khánh Hòa,[1] trở thành Trưởng ban quân y tỉnh, phụ trách trường đào tạo y tá cho quân dân y các tỉnh khu 6 (từ 1962)[3]. Đến năm 1964, ông trở thành Trưởng ban dân y Khánh Hòa.[4] Ông là Giám đốc sáng lập Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa – V.66,[5] Giám đốc bệnh viện khu 5 (1968–1971) và Viện trưởng Viện Quân y sư đoàn 333 (1968–1971). Ngoài ra, ông còn từng đảm nhiệm Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk (1978–1991), Giám đốc bệnh viện thị xã Buôn Ma Thuột, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk (1992–1996), Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền tỉnh, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Hội Y học Cổ truyền Việt Nam[6], Chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh Tâm thể Đắk Lắk và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk.[7]

Công trình nghiên cứu, thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bài thuốc chữa rắn cắn.[8][9]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Địa chí Khánh Hòa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2003. tr. 549. OCLC 1223406481.
  2. ^ Y tế Bình Định 30 năm kháng chiến 1945-1975. Y tế Bình Định. 1999. tr. 51, 81.
  3. ^ Bộ Y tế (1996). Ngành Y tế miền Nam Trung bộ 30 năm phục vụ chiến đấu và trưởng thành (1945-1975). Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 130.
  4. ^ Võ Văn Tạo (16 tháng 2 năm 2010). “Thoát nanh vuốt chúa sơn lâm”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ Y tế Khánh Hòa 55 năm xây dựng - phục vụ - phát triển 1945-2000. Y tế Khánh Hòa. 2004. tr. 72, 73, 249.
  6. ^ Kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt nam 27/2/1997 (1997). Gặp mặt truyền thống đại biểu toàn quốc các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Nhà in KH và CN. tr. 145.
  7. ^ Kim Bảo (17 tháng 7 năm 2019). “Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk: 40 năm hành trình nhân đạo (18/7/1979-18/7/2019)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đăk Lăk. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Những bài thuốc trị rắn cắn”. 18 tháng 5 năm 2012.
  9. ^ “Những Bài Thuốc Chữa Rắn Độc Cắn”.
  10. ^ Bằng khen - HĐ TW Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Liên hiệp KHCN Tin học ứng dụng - UIA, số 73/KTLH, ngày 02/8/2005; Bảng vàng tri ân - Hội GD chăm sóc sức khỏe cộng dồng Việt Nam - Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT Việt Nam, số 28/DSTTVN, ngày 21/12/2020.