Hoàng Sa thời nhà Nguyễn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ trương[sửa | sửa mã nguồn]

Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đi Hoàng Sa lẫn Trường Sa để đo đạc, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền, trồng cây trên đảo là có sự chỉ đạo thống nhất từ của nhà nước phong kiến Việt Nam, đặc biệt là vào thời Minh Mạng[1].

Nhằm phục vụ việc thờ cúng thần linh cũng như để thuyền bè qua lại dễ nhận ra đảo (tránh đâm vào đảo). Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi xây ngôi miếu Hoàng Sa và lập bia trên đảo vào năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834). Nhưng vì sóng to gió lớn không làm được, nên vào tháng 6 năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sai Cai đội Thủy quân Phạm Văn Nguyên đem thợ Giám thành[2] cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, dựng bia trên đảo Hoàng Sa năm Minh Mạng thứ 16 (1835) [3].

Hành chánh và lãnh đạo địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Quảng Ngãi được chính thức thành lập (là đơn vị cấp tỉnh) vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13). Theo "Đại Nam thực lục" của Quốc sử quán triều Nguyễn, và cả những ghi chép trong "Hải Nam tạp trứ" của Thái Đình Lan - một nho sinh Đài Loan bị gió bão đánh trôi giạt vào bờ biển tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm này - lúc bấy giờ tỉnh Quảng Ngãi chưa có quan Tuần phủ riêng, tiến sĩ Phan Thanh Giản là người kiêm chức Tuần phủ Nam - Ngãi (cả Quảng Nam lẫn Quảng Ngãi, nhưng chỉ đóng dinh thự ở Quảng Nam). Hai vị quan trực tiếp xử lý toàn bộ công việc chính trị, hành chính, chính sự, quân sự...tại Quảng Ngãi là Bố chính (mà lúc đó Ty Bố chính gọi là Ty Phiên) và Án sát (Ty Án sát gọi là Ty Niết). Hai ty Phiên và Niết đều đặt tại tỉnh thành Quảng Ngãi. Bố chính Quảng Ngãi 1834 là Lê Nguyên Trung, rồi sau đó là Trương Văn Uyển, năm 1835 là Tôn Thất Bạch; Án sát Quảng Ngãi năm 1834 là Nguyễn Đức Hội và năm 1835 là Đặng Kim Giám[1].

Thông lệ đi Hoàng Sa[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian xuất binh[sửa | sửa mã nguồn]

Hằng năm cứ vào hạ tuần tháng giêng là các phái viên, biền binh xuất quân ở kinh thành, để đến thượng tuần tháng 2 là đến Quảng Ngãi và đến hạ tuần tháng 3 là đi Hoàng Sa[3].

Số lượng binh thuyền[sửa | sửa mã nguồn]

Sách "Đại Nam thực lục" ghi: Ngoài số binh thuyền ở kinh thành phái vào, ở Quảng Ngãi (lẫn Bình Định) còn chuẩn bị thêm 3- 4 chiếc thuyền nhẹ của dân địa phương. Văn bản cổ họ Đặng cho biết trường hợp tỉnh Quảng Ngãi năm 1834 đã chuẩn bị 4 thuyền, trong đó có 1 thuyền dành riêng cho ông Võ Văn Hùng đi với 8 thủy thủ ở tỉnh Quảng Ngãi[3].

Nhân lực, vật liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu.

Theo bà giáo sư công pháp quốc tế Monique Chemillier - Gendreau trong cuốn sách "La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris, L’Harmattan, 1996, trang 207 thì "Cuộc khảo sát trái phép đầu tiên của Ngô Kính Vinh năm 1909 cho thấy ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá (tất cả tường mái là đá san hô và vỏ sò)"[4]

Hướng dẫn: Võ Văn Hùng; đà công: Đặng Văm Siểm [3].

Chế độ[sửa | sửa mã nguồn]

Phạt[sửa | sửa mã nguồn]

Châu bản tập Minh Mạng số 54 cho biết, ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua đã ra chỉ dụ thưởng phạt cho những người Hoàng Sa vào năm này như sau[3]: chuyến đi Hoàng Sa (Ất mùi - 1835) Minh Mạng thứ 16 về chậm trễ, đo vẽ bản đồ chưa chu toàn, cai đội Phạm Văn Nguyên và các viên giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoàng bị phạt mỗi người 80 trượng[1].

Thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyến đi Hoàng Sa (Ất mùi - 1835) Minh Mạng thứ 16: Võ Văn Hùng(là người thuộc gia tộc họ Võ (Văn) tại làng An Vĩnh, một dòng họ có nhiều người đi Hoàng Sa trong nhiều thế kỷ) và Phạm Văn Sanh là những người có công trong việc hướng dẫn binh thuyền, tận tâm đo đạc hải trình nên được thưởng mỗi người 1 quan Phi Long ngân tiền. Các dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định cùng đi mỗi người cũng được thưởng 1 quan tiền[1].

Chết[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lệ hồi đó nếu trong đoàn có người bị chết thì bó xác bằng một đôi chiếu, 7 sợi dây mây, 7 chiếc đòn tre rồi thả trôi trên biển[1].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Khám phá mới trong văn bản cổ lệnh Hoàng Sa Thứ Bảy, 18/07/2009, 10:54 TS. Nguyễn Đăng Vũ
  2. ^ Giám thành: theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 143, từ năm Minh Mạng thứ 3 vua chuẩn bản tấu của Bộ Công: Chiêu mộ dân ngoại tịch ở các doanh trấn, người nào am hiểu đồ họa, xét quả thực tài, cho bổ vào vệ giám thành. Giám thành được tổ chức thành vệ ở kinh thành càng ngày càng hoàn chỉnh. Năm Minh Mạng thứ 14, tấu của Bộ Công được chuẩn: Vệ giám thành lệ thuộc ty Hộ thành binh nữa, chuyên việc vẽ đồ bản và chỉ bảo cách thức xây dựng. Vệ giám thành chia thành đội, khoảng 4 đội, có khi tới 10 đội. Mỗi đội gồm 50 người là đúng biên chế, có khi thiếu người chỉ gồm 20, 30, 40 người
  3. ^ a b c d e Khám phá mới trong văn bản cổ lệnh Hoàng Sa - Kỳ 2 Chủ Nhật, 26/07/2009, 12:42 TS Nguyễn Đăng Vũ
  4. ^ Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Nguyên nhân và giải pháp Lưu trữ 2009-03-24 tại Wayback Machine Bài đăng ngày 02/02/2009 Cập nhật lần cuối ngày 03/02/2009 08:46 TU – TS. Nguyễn Nhã

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]