Hoa phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Nhân Tông Hoa phi
清仁宗华妃
Gia Khánh Đế phi
Thông tin chung
Mất1804
Cát An sở, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Xương lăng, Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Nhân Tông
Gia Khánh Hoàng đế
Hậu duệHoàng lục nữ
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Doanh tần; 瑩嬪]
[Hoa phi; 华妃]
Hoàng tộcHầu thị
Ái Tân Giác La
Thân phụThảo Trụ (讨住)

Hoa phi Hầu Giai thị (chữ Hán: 华妃侯佳氏, ? - 1804), cũng gọi Hầu thị (侯氏), là một phi tần của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Bà là một trong chín vị thê thiếp xuất thân từ Tiềm để của Gia Khánh Đế, cùng với Trang phi Vương Giai thị có được vị thế vững vàng trong hậu cung.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa phi Hầu Giai thị vốn là [Hầu thị], xuất thân là từ [Tương Hoàng kỳ Bao y Quản lĩnh hạ nhân], cũng chính là xuất thân từ Tân Giả khố. Bà là con gái của Thượng Tứ viện khanh Thảo Trụ (讨住), một cơ quan trông coi ngự mã cho Hoàng đế, trực thuộc Nội vụ phủ. Gia đình của Hầu Giai thị không thể gọi là hiển quý, nhưng không đến mức xếp vào xuất thân thấp trong hàng ngũ quan viên Bao y.

Tổ tiên của bà là một người Hán ở Thẩm Dương tên Hầu Ưu Tài (侯优才), được nhập Kỳ vào thời Minh mạt. Sau khi nhập Kỳ, Hầu Ưu Tài và con trai Thế Kiệt (世杰) đều là nhân đinh nhàn tản thuộc Nội vụ phủ Quản lĩnh hạ nhân, đến đời cháu mới bắt đầu xuất sĩ. Thảo Trụ chính là tằng tôn của Hầu Ưu Tài, cũng là người có quan chức cao nhất trong gia tộc. Mặc dù Thảo Trụ làm đến vị trí Nội vụ phủ Đại thần, nhưng cũng không quá đề bạt người trong nhà. Căn cứ ghi chép của "Ái Tân Giác La Tông phổ", Hoa phi có ít nhất một người chị gái gả cho Phụng ân Tướng quân Phúc Minh A (福明阿) - tằng tôn của Bối lặc Nặc Ni (诺尼) - con trai thứ ba của Diễn Hi Giới Quận vương La Lạc Hồn[1].

Năm Càn Long thứ 43 (1778), ngày 28 tháng 2, bà nhập cung làm Cung nữ tử rồi được nạp vào tiềm để của Gia Khánh Đế (khi ấy là Gia Thân vương), vị phân là Cách cách, tức hàng thiếp hầu có địa vị thấp. Lúc này Gia Thân vương có rất nhiều vị Cách cách, trong đó có Cách cách Lưu thị, Cách cách Vương thị, Cách cách Lương thị, Cách cách Thẩm thị và Cách cách Quan thị. Bên trên có Trắc Phúc tấn Hoàn Nhan thị, sau này là Trắc Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị. Chủ mẫu là Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị.

Năm Càn Long thứ 54 (1789), ngày 12 tháng 6 (âm lịch), giờ Mùi, bà sinh Hoàng lục nữ, Công chúa thứ sáu của Gia Thân vương. Năm thứ 55 (1790), Công chúa yểu mệnh qua đời. Từ đó tinh thần Hầu Giai thị có vẻ sa sút, bà không sinh dục thêm một lần nào nữa. Theo ghi chép của "Thanh cung y án", bà mắc chứng bệnh khí huyết không đủ, không rõ có phải ảnh hưởng từ lần sinh Công chúa này hay không.

Đại Thanh tần phi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ 60 (1796), ngày 13 tháng 10, Càn Long Đế chỉ định Gia Thân vương làm Hoàng thái tử. Sang năm (1796), tháng giêng, Hoàng thái tử Vĩnh Diễm nối ngôi, sử gọi là [Gia Khánh Đế]. Lập Đích phi Hỉ Tháp Lạp thị làm Hoàng hậu, Trắc phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Quý phi, Cách cách Lưu Giai thị làm Hàm phi, Cách cách Vương thị phong Xuân Thường tại, Cách cách Lương thị phong Vinh Thường tại. Cố Trắc Phúc tấn Hoàn Nhan thị cũng được truy phong làm Phi và hai vị Cách cách đã mất là Thẩm thị cùng Quan thị cũng được truy làm Tần.

Ngoài vị Lưu Giai thị được đặc cách phong Hàm phi ra, địa vị của Hầu Giai thị cao nhất trong số các thị thiếp cấp thấp từ Tiềm để. Ngày 4 tháng 1 năm 1796, Gia Khánh Đế hạ chiếu, lấy Lễ bộ Tả Thị lang Thiết Bảo (铁保) làm Chính sứ, Cử nhân Nội các Na Ngạn Thành (那彦成) là Phó sứ, chiếu tấn Cách cách Hầu Giai thị làm Doanh tần (瑩嬪)[2]. Theo Hồng xưng thông dụng do Nội vụ phủ biên soạn, phong hiệu "Doanh" của bà có Mãn văn là 「nilgiyangga」, ý là "Vầng sáng", "Sáng loáng".

Sách văn viết[3][4]:

Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ngày 8 tháng giêng, căn cứ theo Chỉ dụ đương, Hoàng Đế đã hạ chỉ dụ tấn phong Doanh tần làm Tĩnh phi (静妃)[5]. Tuy nhiên, đến ngày 14, chiếu chỉ ban xuống lại tấn phong Doanh tần Hầu Giai thị làm Hoa phi (华妃)[6], cùng với Hàm phi Lưu Giai thị giữ Phi vị trong nội cung. Theo Hồng xưng thông dụng, phong hiệu "Hoa" của bà có Mãn văn là 「gincihiyan」, ý là "Hoa lệ", "Tú mỹ". Cùng sách phong với bà còn có Vương Giai thị được tấn phong Cát tần.

Mệnh Lễ bộ Thượng thư Kỷ Quân (纪昀) làm Chính sứ, Nội các Đại học sĩ Cát Luân (吉纶) làm Phó sứ, hành Hoa phi sắc phong lễ[7].

Sách văn viết:


Năm Gia Khánh thứ 9 (1804), ngày 28 tháng 6 (âm lịch), Hoa phi Hầu Giai thị hoăng thệ. Ngày 2 tháng 7 tế điện, đến ngày 17, Kim quan của bà được đưa đến tạm an ở Sướng Xuân viên. Năm thứ 10 (1805), ngày 7 tháng 2 (âm lịch), bà chính thức được an táng vào Xương lăng Phi viên tẩm. Bảo đính của bà nằm ở vị trí thứ hai bên trái của hàng thứ 2, ngay sau bảo đính của Cung Thuận Hoàng quý phi. Trong Phi viên tẩm, Bảo đính của bà tôn quý thứ tư, sau hai vị Hoàng quý phi (được an táng ở hàng đầu) và Thứ phi (được an táng ở trung tâm hàng thứ 2).

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ phim Thâm cung nội chiến của TVB vào năm 2004, Hoa phi Hầu Giai thị được khắc họa qua nhân vật Hoa Quý nhân Hầu Giai Ngọc Doanh do diễn viên Lê Tư thủ vai.

Mới đây, trong bộ phim Thiên mệnh vào năm 2018, Hoa phi Hầu Giai thị được đóng bởi diễn viên Tiêu Khải Hân.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc điệp, tr. 3277, Quyển 6, Ất 2
  2. ^ 《敬事房禮儀檔》嘉慶元年正月初一日,元旦,上步行出後槅扇,還繼德堂看戲。引常在、公主等行禮,還後殿。貴妃、誠妃、瑩嬪、榮常在、春常在、三公主、四公主詣後殿皇后前行禮畢,巳正二刻戲畢。東暖閣少座。
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824: 之一 遣禮部左侍郎鐵保、為正使。內閣學士那彥成、為副使。持節、齎冊、冊封侯佳六妞為瑩嬪。敕曰。椒掖承華。進崇班於月禦。芝函錫命。昭令範於星闈。爰沛新綸。用光懋典。爾侯佳氏。夙秉小心。克嫻內教。佐褘衣而協吉。禮讚三宮。習瓊佩以迎祥。職參九室。茲以皇帝嗣位初元。冊立皇后。用以金冊封爾為瑩嬪。爾其徽章祗荷。新恩均拜於蘭宮。閫訓虔遵。蕃祉同承於桂戺。欽此。茲朕遵奉。太上皇帝敕旨。舉行冊封典禮。尚其敬膺無斁。
  4. ^ 《敬事房禮儀檔》初四日......東角門還繼德堂,巳初開戲。巳正一刻更衣。出繼德堂後槅扇,走如意門,御殿閱冊畢。午初一刻七分從如意門進後槅扇,更衣畢,開戲。午正三刻,皇后、公主等入家宴。未正三刻戲畢。
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 2008: 嘉慶六年正月初八日內閣奉 上諭瑩嬪著晉封為靜妃、淳貴人著晉封為淳嬪、春貴人著晉封為和嬪、內有應行事宜著各該衙門查照定例預傋統於四月十五日舉行欽此。註:十四日改述
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 2008: 嘉慶六年正月初八日內閣奉 上諭瑩嬪著晉封為華妃、淳貴人著晉封為淳嬪、春貴人著晉封為吉嬪、所有應行事宜著各該衙門查照定例預備統於四月十五日舉行欽此。註:十四日時仍寫初八日
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824: 之八十二: 命禮部尚書紀昀為正使。內閣學士吉綸為副使。持節、齎冊、印、晉封瑩嬪侯氏為華妃。冊文曰。朕惟椒掖佐肅雝之化。必賴芳型。蘭閨彰柔順之聲。宜襄中壼。彝章允洽。懿典式頒。諮爾瑩嬪侯氏、賦性靜專。秉心恪慎。寅承夙夜。鳴環悉協於禮儀。祗助宮庭。分繭克勤於婦職。是用晉封爾為華妃。錫之冊命。爾其益懷恭謹。答庥命之寵膺。彌勵謙衝。迓繁厘之懋集。欽哉。

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mã Văn Đại (1998). Ái Tân Giác La Tông phổ. Nhà xuất bản Học Uyển. ISBN 9787507713428.
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985). Thanh thực lục. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101056266.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1824). Tào Chấn Dong; Đới Quân Nguyên (biên tập). Nhân Tông Duệ Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (2008). Trung Quốc đệ nhất Lịch sử đương án quán (biên tập). Gia Khánh triều Thượng Dụ đương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây. ISBN 9787563374885.