Hydatellaceae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hydatellaceae
Hình vẽ năm 1904
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Angiospermae
Lớp (class)xem văn bản
Bộ (ordo)Nymphaeales
Họ (familia)Hydatellaceae
U. Hamann, 1976[1][2]
Các chi

Hydatellaceaedanh pháp khoa học của một họ thực vật có hoa chỉ chứa 1 chi với danh pháp Trithuria, mới được tái phân loại năm 2008 để gộp cả chi Hydatella Diels, 1904[3][4]. Họ này chứa khoảng 12 loài[4][5] thực vật thủy sinh. Các loài thực vật thủy sinh tương đối đơn giản và nhỏ xíu này (chỉ cao vài cm) được tìm thấy tại Australia (10 loài), New Zealand (1 loài) và Ấn Độ (1 loài)[4]. Các lá đơn tập trung xung quanh đoạn gốc của một thân ngắn. Hai loài là lâu năm còn các loài còn lại là một năm[4], mọc ngầm dưới nước hay nổi trên mặt nước, với rễ ăn vào bùn, thích nghi với môi trường ẩm ướt theo mùa[4].

Trithuria submersa, kết trái

Các thành viên của họ này là đơn tính cùng gốc hay khác gốc và có lẽ thụ phấn nhờ gió hay nhờ nước hoặc tự thụ phấn. Các cơ cấu sinh sản tương tự như hoa (có thể là hoa giả) bao gồm các tập hợp nhỏ chứa các cấu trúc tương tự như nhị và/hoặc nhụy nhỏ xíu và chúng có thể là biểu hiện của các hoa riêng lẻ bị suy giảm. Quả không chứa nhiều cùi thịt, là dạng quả đại hay quả bế[6].

Hydatellaceae trong nhiều năm được cho là có quan hệ họ hàng gần với bộ Hòa thảo (Poales) và đôi khi được gộp trong họ Centrolepidaceae. Ngay cả hệ thống APG II năm 2003 cũng gán họ Hydatellaceae vào bộ Poales. Tuy nhiên, nghiên cứu dựa trên DNA và hình thái học của Saarela và ctv. chỉ ra rằng họ Hydatellaceae là nhóm chị-em còn sinh tồn của họ Súng (Nymphaeaceae) và họ Rong lá ngò (Cabombaceae) và vì thế đại diện cho một trong những dòng dõi cổ nhất của thực vật có hoa[7]

Sự điều chỉnh lại này chỉ ra rằng các phân loại cũ hơn là sai lầm, một hậu quả của hình thái học cơ quan sinh sản và sinh dưỡng dường như bị suy giảm trong các loài này. Nó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử phân loại học một họ thực vật được chuyển từ thực vật một lá mầm sang thực vật hai lá mầm[8]. Hệ thống APG III năm 2009 và Hệ thống APG IV năm 2016 đã cập nhật các phát hiện này về họ Hydatellaceae.[1][9]

Phát sinh loài[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí phát sinh loài hiện tại (dựa trên hệ thống APG III, với các sửa đổi sau đó) là:

Angiospermae

Amborella

Nymphaeales

Nymphaeaceae

Cabombaceae

Hydatellaceae

Austrobaileyales

Mesangiospermae

Chloranthaceae

magnoliids

Ceratophyllum

monocots

eudicots

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Macfarlane, T.D.; Watson, L. & Marchant, N.G. biên tập (2000). “Hydatellaceae U Hamann”. FloraBase: Flora of Western Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ Sokoloff Dmitry D., Margarita V. Remizowa, Terry D. Macfarlane, Paula J. Rudall. 2008. Classification of the early-divergent angiosperm family Hydatellaceae: one genus instead of two, four new species and sexual dimorphism in dioecious taxa[liên kết hỏng]. Taxon 57: 179-200.
  4. ^ a b c d e Dmitry D. Sokoloff, Margarita V. Remizowa, Terry D. Macfarlane, Renee E. Tuckett, Margaret M. Ramsay, Anton S. Beer, Shrirang R. Yadav và Paula J. Rudall, Seedling Diversity in Hydatellaceae: Implications for the Evolution of Angiosperm Cotyledons
  5. ^ Christenhusz, M. J. M.; Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. Magnolia Press. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  6. ^ T.D. Macfarlane, L. Watson và N.G. Marchant (chủ biên) (2000 trở đi). Western Australian Genera and Families of Flowering Plants. Western Australian Herbarium. Phiên bản: 8-2002. FloraBase: Hydatellaceae Lưu trữ 2007-07-14 tại Wayback Machine. Truy cập 8-4-2009.
  7. ^ Saarela Jeffery M., Hardeep S. Rai, James A. Doyle, Peter K. Endress, Sarah Mathews, Adam D. Marchant, Barbara G. Briggs & Sean W. Graham. 2007. Hydatellaceae identified as a new branch near the base of the angiosperm phylogenetic tree. Nature 446:312-315, 15-3-2007, doi:10.1038/nature05612.
  8. ^ Graham S. A New Understanding of the Early Evolution of Flowering Plants Lưu trữ 2007-07-17 tại Wayback Machine. Thông cáo báo chí của Vườn thực vật thuộc Đại học British Columbia, 14-3-2007.
  9. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]