Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng là một khu rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Một góc của Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Vị tríĐồng Sơn - Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Thành phố gần nhất
Tọa độ21°11′1″B 107°07′23″Đ / 21,18361°B 107,12306°Đ / 21.18361; 107.12306
Diện tích156,4 km²
Thành lập
Cơ quan quản lýUBND tỉnh Quảng Ninh

Tổng quát[sửa | sửa mã nguồn]

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập theo Quyết định số: 1672/QĐ-UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên hiện nay là 15.637,7 ha, nằm trọn trong địa phận 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình sát với đường dông núi cao ranh giới với huyện Ba Chẽ và thành phố Cẩm Phả cho nên khu bảo tồn cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.[1]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm trong địa phận 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình thuộc thành phố Hạ Long,

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng nằm trong vùng núi đất, có nhiều đỉnh núi cao, một số đỉnh cao đáng chú ý là đỉnh Thiên Sơn (1090m), dông núi chạy từ khe Ru (826m) qua đèo Kinh (694m), Đồng Trà (889m), Am Váp (1051m) tới đèo Mo (974m) đã chia khu bảo tồn thành hai lưu vực, phía Bắc nước chảy về sông Ba Chẽ, phía Nam nước tập trung chảy về sông Man rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Độ cao tuyệt đối không quá cao nhưng độ chênh cao trong vùng khá lớn lên tới hàng ngàn mét. Địa hình trong khu vực bị chia cắt mạnh bởi nhiều dông núi nhỏ và khe suối, độ dốc trung bình 20-25° nhiều nơi có độ dốc 30-40° xen kẽ, đôi chỗ có độ dốc 50-60° rất hiểm trở.[2]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng tương đối ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm 23°C, lượng mưa trung bình năm 2000-2400mm, độ ẩm trung bình năm là 80%.[3]

Đa dạng sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Thảm thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Thảm thực vật ở đây có 2 kiểu chính:

Ngoài ra còn có rừng trồng trong khu vực khu bảo tồn thiên nhiên tập trung chủ yếu ở vùng chân, sườn núi thấp, quanh làng xóm (rừng trồng cũ) và trên một số dông núi trọc (trồng mới) các loài cây như: Thông mã vĩ, bạch đàn trắng, keo tai tượng...[4]

Động vật[sửa | sửa mã nguồn]

Khu bảo tồn hiện có 56 loài thú, trong đó, có 16 nằm trong Sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN); 135 loài chim, có 12 loài nằm trong sách đỏ của IUCN; 31 loài bò sát, có 8 loài nằm trong Sách đỏ của IUCN và 22 loài ếch nhái khác. Đặc biệt, nằm trong hệ động vật phong phú, khu bảo tồn có 2 loài đặc hữuthằn lằn cá sấucá cóc Việt Nam.[5]

Thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kết quả điều tra đa dạng các loài cây thân gỗthân thảo năm 2010 và 2011 do Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh phối hợp cùng Phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông bắc bộ và các chuyên gia của trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy về thực vật thân gỗ ở khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã thống kê được 546 loài thực vật thân gỗ, thuộc 332 chi của 97 họ thực vật khác nhau, thuộc 2 ngành thực vật hạt trần (Pinophyta) và ngành hạt kín (Magnoliophyta), trong đó có 39 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006[6] quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sách đỏ thế giới, có 03 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao được xếp trong nhóm IIA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP[6]Lim xanh ( Erythrof loeumfodii), củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.) và Vù hương (Cinnamomum balansae Lec.). Thực vật thân thảo ở khu bảo tồn khá phong phú với tổng 617 loài, thuộc 380 chi của 119 họ, trong đó có 14 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới và Nghị định 32/2006/NĐ-CP[6], đặc biệt có 01 loài Cói túi ba mùn (Carex khoii Egor. & Aver.) ở cấp CR (rất nguy cấp), có 04 loài nằm trong nhóm IIA và 01 loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus spp.) nằm trong nhóm IA Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định thành lập KBTTN Đông Sơn - Kỳ Thượng của UBND tỉnh Quảng Ninh”. Cổng thông tin Chi cục kiểm Quảng Ninh. 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “Địa hình KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng”. Báo Tài nguyên và Môi trường. 17 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Khí hậu ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng”. Cổng thông tin Chi cục kiểm Quảng Ninh. 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Thảm thực vật và đa dạng sinh học”. Cổng thông tin Chi cục kiểm Quảng Ninh. 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Hệ động vật KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng”. Báo Tài nguyên và Môi trường. 17 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ a b c “Nghị định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”. Thư viện Pháp luật. 30 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Kết quả điều tra đa dạng các loài cây thân gỗ và thân thảo năm 2010 và 2011”. Cổng thông tin Chi cục kiểm Quảng Ninh. 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]