Lập trình viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lập trình viên (người lập trình hay thảo chương viên điện toán) là người viết ra các chương trình máy tính. "Thảo chương viên điện toán" là một từ cũ, được dùng trước năm 1975, và đang trở nên ít phổ thông hơn. Theo thuật ngữ máy tính, lập trình viên có thể là một chuyên gia trong một lĩnh vực của chương trình máy tính hoặc là một người không chuyên, viết mã cho các loại phần mềm. Người đã thực hiện và đưa ra cách tiếp cận chính thức để lập trình được gọi là người phân tích phần mềm.[1][2][3][4]

Những người thành thạo các kỹ năng lập trình máy tính có thể trở nên nổi tiếng, tuy nhiên sự đánh giá này lại bị giới hạn bởi những phạm vi trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Nhiều trong số những lập trình viên danh tiếng lại được dán mác là tin tặc. Những lập trình viên thường gắn với hình ảnh những chuyên gia tin học "cá biệt", họ chống lại cái gọi là "những bộ com lê" (thường gắn liền với những bộ đồng phục trong các doanh nghiệp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - chỉ dành cho giới quyền uy), sự điều khiền, tuân theo luật lệ. Có nhiều người trẻ tuổi vẫn có khả năng lập trình tốt, họ được xem là các hạt giống cho ngành lập trình trong tương lai. Trong lịch sử, Nữ bá tước Ada Lovelace được xem như là lập trình viên đầu tiên trên thế giới.[5]

Một số ngôn ngữ mà lập trình viên sử dụng phổ biến là C, C++, C#, Java, .NET, Python, Visual Basic, ABAP, Lisp, PHPPerl.[6]

Vị trí trong ngành phần mềm[sửa | sửa mã nguồn]

(Software Engineer).

(Software Developer).

(Computer Programer).

(Software Solution Architect).

Kỹ năng cần thiết của Lập trình viên[sửa | sửa mã nguồn]

Những thách thức cơ bản cho các Lập trình viên là phải chịu áp lực lớn và phải tìm tòi, học hỏi. Vì thế nó đòi hỏi phải có niềm đam mê và ưa thích sự thử thách thì mới đủ khả năng trở thành một nhà phát triển.

Các kỹ năng mềm có thể cần thiết ở một Lập trình viên:

  • Kỹ năng phân tích: Khả năng nắm bắt, phân tích vấn đề một cách rõ ràng và chính xác.
  • Tư duy logic: Có khả năng tư duy trong chuyên môn một cách khoa học và hiệu quả.
  • Khả năng tập trung: khi làm việc với code, các nhà phát triển cần sự tập trung cao độ để tránh gặp phải những sai sót.
  • Kỹ năng tự học: lập trình đòi hỏi bạn phải tự học và bổ sung các kiến thức tiếp theo chẳng hạn như các thuật toán hay cấu trúc nền tảng mới.

Lập trình viên ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Lập trình viên đều có mức lương khá cao so với mức lương của các ngành khác. Trung bình tại các công ty có nhu cầu tuyển dụng, lương khởi điểm của lập trình viên khoảng 5 đến 10 triệu đồng/tháng[7]. Ngoài ra, nếu lập trình viên trình độ trong ngành công nghệ hoặc có nhiều thâm niêm thì sẽ nhận được mức lương tốt hơn.

Nghiên cứu thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Weinberg, Gerald M., The Psychology of Computer Programming, New York: Van Nostrand Reinhold, 1971
  • An experiential study of the nature of programming work: Lucas, Rob. "Dreaming in Code" New Left Review 62, March-April 2010, pp. 125–132.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Small ISVs: You need Developers, not Programmers”. 5 tháng 9 năm 2003.
  2. ^ “22/02/2005Developer versus Programmer” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ “Programmer vs. Developer vs. Software Engineer”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “Programmer vs. Developer vs. Software Engineer”.
  5. ^ J. Fuegi and J. Francis, "Lovelace & Babbage and the creation of the 1843 'notes'." Annals of the History of Computing 25 #4 (October–December 2003): 19, 25. Digital Object Identifier
  6. ^ “10 Programming Languages You Should Learn Right Now” (bằng tiếng Anh). EWeek. 15/09/2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  7. ^ “Nghề lập trình viên: Đâu chỉ là cuộc dạo chơi nhàn hạ”.