Ngoại hình con người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người đàn ôngphụ nữ tại vùng Dagestan, Liên bang Nga

Ngoại hình con ngườikiểu hình được biểu hiện ra bên ngoài của con người, hay còn gọi là vẻ bề ngoài của con người. Có vô số biến thể về kiểu hình của con người, mặc dù các đặc điểm xã hội đã làm giảm sự biến đổi về kiểu hình. Ngoại hình con người, đặc biệt là những thuộc tính được coi là quan trọng đối với sự hấp dẫn về thể chất, được các nhà nhân chủng học tin rằng có tác động đến sự phát triển của nhân cách và các mối quan hệ xã hội. Con người cũng rất nhạy cảm với ngoại hình của mình. [1] Một số khác biệt về ngoại hình con người là do di truyền, một số khác là do quá trình lão hóa, lối sống hay bệnh tật, và nhiều điểm khác biệt là kết quả của việc cải tạo thân thể nhưː trang điểm, đeo phụ kiện trang sức, xăm mình, ...

Sắc tộc cũng được cho là có liên quan đến các điểm khác biệt về ngoại hình, điển hình như hình dạng bộ xương, cấu tạo hàm hoặc sải chân. Các nền văn hóa khác nhau có mức độ coi trọng ngoại hình khác nhau và có ảnh hưởng quan trọng tới địa vị xã hội của người đó.

Các khía cạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các khía cạnh khác nhau được coi là có liên quan ảnh hưởng đến ngoại hình của con người.

Khác biệt về mặt sinh lý[sửa | sửa mã nguồn]

Con người phân bố trên khắp thế giới ngoại trừ tại Nam Cực, vậy nên có sự khác biệt giữa các khu vực. Ở người trưởng thành, khối lượng cơ thể trung bình đạt từ khoảng 40 kg đối với những người sống tại vùng nhiệt đới đến khoảng 80 kg đối với những người sống tại khu vực Cực Bắc. [2] Kích thước cơ thể cũng khác nhau giữa các giới tính, với sự dị hình giới tínhngười rõ rệt hơn so với tinh tinh, nhưng lại ít dị hình hơn so với khỉ đột. [3] Màu da, màu tócmàu mắt cũng có sự khác biệt đáng kể, trong đó những người sống tại vùng khí hậu nhiệt đớisắc tố đậm hơn so với những người sống tại vùng cực.

Các đặc điểm về mặt sinh lý có thể kể đến nhưː

Trang phục, vật dụng cá nhân và cải tạo thân thể có chủ đích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anderson-Fye, E. P. (1 tháng 1 năm 2012), Cash, Thomas (biên tập), “Anthropological Perspectives on Physical Appearance and Body Image”, Encyclopedia of Body Image and Human Appearance (bằng tiếng Anh), Oxford: Academic Press, tr. 15–22, doi:10.1016/b978-0-12-384925-0.00003-1, ISBN 978-0-12-384925-0, truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023
  2. ^ “Anthropometric Reference Data for Children and Adults: United States, 2003–2006” (PDF). National Health Statistics Reports. line feed character trong |title= tại ký tự số 47 (trợ giúp)
  3. ^ Shea, Brian T. (1985). “The ontogeny of sexual dimorphism in the African apes”. American Journal of Primatology (bằng tiếng Anh). 8 (2): 183–188. doi:10.1002/ajp.1350080208. ISSN 0275-2565.