Phước Long (thị trấn)

Phước Long
Thị trấn
Thị trấn Phước Long
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
HuyệnPhước Long
Trụ sở UBNDĐường Nguyễn Minh Thành, ấp Long Thành
Thành lập1979[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2022[2]
Địa lý
Tọa độ: 9°26′56″B 105°27′17″Đ / 9,44889°B 105,45472°Đ / 9.44889; 105.45472
Phước Long trên bản đồ Việt Nam
Phước Long
Phước Long
Vị trí thị trấn Phước Long trên bản đồ Việt Nam
Diện tích49,30 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng21.693 người[3]
Mật độ440 người/km²
Khác
Mã hành chính31867[4]

Phước Longthị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Phước Long nằm ở phía bắc huyện Phước Long, có vị trí địa lý:

Thị trấn Phước Long có diện tích 49,30 km², dân số năm 2022 là 21.693 người, mật độ dân số đạt 440 người/km².[3]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Phước Long được chia thành 11 ấp: Hành Chính, Long Đức, Long Hải, Long Hậu, Long Hòa, Long Thành, Nội Ô, Phước Hòa A, Phước Hòa Tiền, Phước Thuận A, Phước Thuận I.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[1] về việc thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long lấy tên là thị trấn Phước Long.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[6] về việc sáp nhập thị trấn Phước Long thuộc huyện Phước Long vào huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải quản lý.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, thị trấn Phước Long thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP[8] về việc chuyển thị trấn Phước Long thuộc huyện Hồng Dân về huyện Phước Long mới thành lập quản lý.

Ngày 26 tháng 1 năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND công nhận thị trấn Phước Long là đô thị loại V.[2]

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn thị trấn có cơ sở chăn nuôi cá sấu lấy thịt quy mô lớn lên đến 5.500 con cá sấu.[9]

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Phước Long:

  • Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp
  • Đường Tỉnh lộ 2
  • Đường Nguyễn Minh Thành
  • Đường Trương Minh Ký
  • Đường Trần Hồng Dân
  • Đường Yên Mô
  • Đường Nho Quan.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  2. ^ a b “Quyết định số 30/QĐ-UBND: Công nhận thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đạt tiêu chuẩn đô thị loại V”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẠC LIÊU. 26 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 28 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b “Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. 14 tháng 6 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Ngọc Thuỷ (18 tháng 1 năm 2023). “Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050”. Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2023. Truy cập 6 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Quyết định 75-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. 17 tháng 5 năm 1984.
  7. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “Nghị định số 51/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 9 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ Đ.T.Chánh - Trọng Linh (ngày 14 tháng 9 năm 2019). “Thăm mô hình làm kinh tế hiệu quả nông thôn mới”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]