Phật giáo Việt tông (Thái Lan)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo Việt tông[1] là một tông phái của Phật giáo Thái Lan, du nhập nước Thái từ thế kỷ XVIII do di dân người Việt mang đến.

Tông phái này được hoàng gia Thái Lan triều Rama I công nhận và sắc phong với tên Annamnikaya (tiếng Thái: อนัมนิกาย).[1][2] nên còn được gọi là Phật giáo An Nam tông.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Việt tông sang đến Thái Lan cùng với các thần dân Chúa Nguyễn từ Đàng Trong năm 1781 khi Nhà Tây Sơn dấy binh chống với nhà chúa. Việt tông đúng ra đây là phái Tịnh Độ thuộc Phật giáo Đại thừa.[3] Các triều vua Thái từ vua Rama I, Rama IVRama V đều ban tặng.[4]

Tính đến đầu thế kỷ XXI có 17 ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt tông tại Thái Lan nhưng vì đã lâu cách ly với truyền thống Phật giáo ở Việt Nam nên một số chùa đã bị người Trung Hoa đồng hóa thành chùa của họ.[3]

Cơ sở[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở của Việt tông là chùa Phổ Phước (tiếng Thái: Wat Kusol Samakorn) ở Bangkok.[5]

Tính đến cuối thập niên 1960 thì danh sách những ngôi chùa chính của Việt tông gồm có:

Chùa lịch sử của người Việt tại Thái Lan
do chính quyền Thái công nhận 1970[6]
Tên tiếng Hán Tên tiếng Việt Tên tiếng Thái Địa điểm Chú thích
廣福寺 Quảng Phước Tự
Chùa Quảng Phước
Wat Anamnikayaram วัดอนัมนิกายาราม
(Wat Yuon Bang Pho วัดญวนบางโพ)
27, Praccharat Road 1,

Bangsue, Bangkok 10800[7]

Địa điểm là làng Bangpho nguyên thủy, nơi Xiêm vương cho di thần Chúa Nguyễn cư trú[8]
景福寺 Cảnh Phước Tự
Chùa Cảnh Phước
(chùa Bà Lớn)[9]
Wat Sammanamborihan วัดสมณานัมบริหาร
(Somananam Bhorihan hay Samanam Boriharn)
416 Lugluang,

Siyak Mahanak Dusit, Bangkok 10300

普福寺 Phổ Phước Tự
Chùa Phổ Phước
Wat Kusalsamakorn วัดกุศลสมาคร
Kusolsamakhorn
97, Soi Watkuson, Ratchawong Rd,

Sampanthawong, Bangkok 10100[10]

Trụ sở của Phật giáo Việt tông
會慶寺 Hội Khánh Tự
Chùa Khánh Hội
(còn gọi là Hội Khánh)
Wat Mongkolsmakom วัดมงคลสมาคม
Mongkol Samakhom
48 Plangnam, Sampanthawong Sub,

Sampanthawong, Bangkok 10100

慈濟寺 Từ Tế Tự
Chùa Từ Tế
Wat Lokanukra วัดโลกานุเคราะห์
Lokanukro
126, Ratchawong,

Chawarat Sampanthawong, Bangkok 10100[10]

翠岸寺 Thúy Ngạn Tự
Chùa Thúy Ngạn
Wat Chaiyabhumikaram วัดชัยภูมิการาม 30 Yaovapanid, Chakrawad,

Sampanthawong, Bangkok 10100

慶雲寺 Khánh Vân Tự
Chùa Khánh Vân
Wat Ubhairajbamrung วัดอุภัยราชบำรุง
Upai Ratchabamrung อุภัยราชบำรุง
(Wat Yuan Talad Noi วัดญวนตลาดน้อย)
Talat Noi: 864 đường Charoekrung,

Samphanthawong,[11] Bangkok

Chùa thờ nhục thân của Hòa thượng Phổ Sái (1900-tịch năm 1958)[12] lại có ban thờ riêng chúa Nguyễn Phúc Ánh[4]
慶壽寺 Khánh Thọ Tự
Chùa Khánh Thọ
Wat Thavornvararam วัดถาวรวราราม
Thavornvayaram ถาวรวราราม
18/1 Muu 5 Muangchum,

Thamuang, Kanchanaburi 71000

福田寺 Phước Điền Tự
Chùa Phước Điền
Wat Khetnabunyaram วัดเขตร์นาบุญญาราม
Khetnabunyaram เขตร์นาบุญญาราม
28 Khuang Wadmai

Mueng, Chanthaburi 22000

合艾慶壽寺 Hat Yai Khánh Thọ Tự
Chùa Khánh Thọ Hat yai
Wat Thavornvararam วัดถาวรวรารามหาดใหญ่ 45 Sangchan, Hadyainai,

Hadyai, Songkhla 90110

Chùa thờ nhục thân của Hòa thượng Hổ Phách, (1904-tịch năm 1949)[13]

Theo học giả người Nhật Y Sakurai thì có ba ngôi chùa khác cũng thuộc phái Việt Nam tông là

Chùa lịch sử của người Việt tại Thái Lan [14]
Tên tiếng Hán Tên tiếng Việt Tên tiếng Thái Địa điểm Chú thích
慶安寺 Khánh An Tự Wat Suthornpradit วัดสุนทรประดิษฐ์ Adulyadej Road, Muang Udon Thani
龍山寺 Long Sơn Tự Wat Thamkaonoi วัดถ้ำเขาน้อย Tha-muang, Kanchanaburi
三寶公佛寺 Tam Bảo Công Phật Tự Wat Uphaiyatikaram วัดอุภัยภาติการาม Ban Mai, Chachoengsao

Sinh hoạt tăng sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau nhiều thế kỷ sinh hoạt trên đất Thái, Phật giáo Việt tông đã nhuốm ít nhiều tập quán tu hành của Phật giáo Nam tông của nước sở tại kể cả việc tăng ni đi khất thực mỗi sáng.

Tuy nhiên phần pháp danh và kinh điển thì vẫn theo cách Việt nên khi nghe tụng kinh âm tiếng Việt vẫn còn rõ đủ để Phật tử nhận ra bài kinh.[15]

Tính đến năm 2012 có khoảng 500 tăng ni thuộc Phật giáo Việt tông.[16]

Đối với hoàng gia Thái, tăng sĩ Việt tông đóng góp một nghi lễ quan trọng trong tang lễ của vua Thái. Khi vua băng hà thì triều thần thỉnh sư tăng thuộc Phật giáo Việt tông vào cung làm lễ, có như vậy nghi thức mới đúng thể lệ.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Poole, Peter A. The Vietnamese in Thailand. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1970.
  1. ^ a b "Những ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan"
  2. ^ Theravada in History. tr 79
  3. ^ a b "Truyền thống Tu Tập Của Phái Annam Nikaya"
  4. ^ a b c "Một số Chùa Việt ở Thái Lan hiện nay"
  5. ^ "Đầm ấm các ngôi chùa gốc Việt Nam trên đất Thái"
  6. ^ Poole. tr 27
  7. ^ "Chùa Quảng Phước, Thái Lan"
  8. ^ [englishkyoto-seas.org/wp-content/uploads/SAS_2-3.pdf "Tracing Hồ Chí Minh’s Sojourn in Siam". tr 531]
  9. ^ “Chùa Cảnh Phước”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ a b Chùa Việt Nam tại Thái Lan
  11. ^ "Thăm chùa gốc Việt ở thủ đô Bangkok"
  12. ^ "NHỤC THÂN CHÙA KHÁNH VÂN"
  13. ^ " Nhục thân Hòa thượng Hổ Phách tại Thái Lan"
  14. ^ [1]
  15. ^ "Sư Thái Lan tụng kinh tiếng Việt ở Bangkok"
  16. ^ "Đạo Phật trong cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan"