ABU Robocon 2004

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Robocon Hàn Quốc 2004)
Robocon Seoul 2004
Biểu trưng của Robocon Seoul 2004
Biểu trưng của Robocon Seoul 2004
Thời gian22 tháng 8 năm 2004
Địa điểmCông viên Olympic Seoul
Thành phốSeoul
Quốc giaHàn Quốc Hàn Quốc
Chủ đềCuộc đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức Nữ
Kết quả
Giải nhấtViệt Nam Việt Nam FXR
Giải nhìTrung Quốc Trung Quốc Dream-fly
Giải baHàn Quốc Hàn Quốc Chi Woo Cheon Wang
Mông Cổ Mông Cổ PLAINS HAWKS
Giải ý tưởngViệt Nam Việt Nam FXR
Giải thiết kếNhật Bản Nhật Bản Robo Tech

Robocon Seoul 2004 là cuộc thi Robocon được tổ chức lần thứ ba của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU), với vòng chung kết diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Cuộc thi lần này mang chủ đề "Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang - Chức Nữ".

Luật thi[sửa | sửa mã nguồn]

Sân thi đấu Robocon 2011.

Trong vòng 3 phút, các robot sẽ mang các gói quà đặt vào các vị trí khác nhau để lấy điểm thưởng, xây nốt cây cầu còn dang dở để giúp Ngưu Lang, Chức Nữ đoàn tụ. Robot bằng tay bắc cầu Ô Thước để robot tự động mang quà vàng từ vùng Ngưu Lang tới vùng Chức Nữ. Một đội sẽ giành chiến thắng tuyệt đối khi robot tự động đặt gói quà màu vàng lên bàn tay Chức Nữ. Chiến thắng tuyệt đối được gọi là "Reunion" (Đoàn tụ).

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1 Brunei Brunei Cao đẳng Cơ khí Jefri Bolkiah Đài phát thanh truyền hình Brunei
2 Trung Quốc Trung Quốc Đại học Khoa học Công nghệ Tây Nam Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
3 Ai Cập Ai Cập Học viện Khoa học Công nghệ Ả Rập Hiệp hội phát thanh truyền hình Ai Cập
4 Fiji Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
5 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Hồng Kông Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
6 Ấn Độ Ấn Độ Học viện Vivekanand Doordarshan
7 Indonesia Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
8 Iran Iran Trung tâm Văn hóa Giáo dục và Nghiên cứu Hàn lâm Hãng truyền thông Cộng hòa Hồi giáo Iran
9 Nhật Bản Nhật Bản Đại học Tokyo NHK
10 Hàn Quốc Hàn Quốc 1 Đại học Quốc gia Chungnam Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11 Hàn Quốc Hàn Quốc 2 Học viện Công nghệ Induk Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
12 Ma Cao Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau, S.A.
13 Malaysia Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
14 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
15 Nepal Nepal Đại học Tribhuvan IOE Đài truyền hình Nepal
16 Pakistan Pakistan Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia PTV
17 Sri Lanka Sri Lanka Đại học Moratuwa Công ty TNHH Mạng truyền hình độc lập
18 Thái Lan Thái Lan Cao đẳng Kỹ thuật Samut Songkram TV Pool of Thailand
19 Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Đại học Gazi TRT
20 Việt Nam Việt Nam Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Đài truyền hình Việt Nam
21 Campuchia Campuchia Trường Đại học Campuchia

Các bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
Nepal Nepal Hàn Quốc Hàn Quốc 1 Ấn Độ Ấn Độ Sri Lanka Sri Lanka Ai Cập Ai Cập Mông Cổ Mông Cổ Pakistan Pakistan
Hồng Kông Hồng Kông Brunei Brunei Malaysia Malaysia Nhật Bản Nhật Bản Hàn Quốc Hàn Quốc 2 Trung Quốc Trung Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ
Indonesia Indonesia Iran Iran Fiji Fiji Việt Nam Việt Nam Thái Lan Thái Lan Ma Cao Ma Cao Campuchia Campuchia

Vòng đấu bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Indonesia Indonesia 2 2 0 35 0
Hồng Kông Hồng Kông 2 1 1 12 0
Nepal Nepal 2 0 2 5 0
v
v
v

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Hàn Quốc Hàn Quốc 1 2 2 0 26 2
Iran Iran 2 1 1 13 0
Brunei Brunei 2 0 2 0 0
v
v
v

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Malaysia Malaysia 2 2 0 40 1
Ấn Độ Ấn Độ 2 1 1 26 0
Fiji Fiji 2 0 2 -2 0
v
v
v

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Việt Nam Việt Nam 2 2 0 44 1
Nhật Bản Nhật Bản 2 1 1 43 0
Sri Lanka Sri Lanka 2 0 2 0 0
v
v
v

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Thái Lan Thái Lan 2 2 0 30 2
Ai Cập Ai Cập 2 1 1 22 0
Hàn Quốc Hàn Quốc 2 2 0 2 4 0
v
v
v

Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Trung Quốc Trung Quốc 2 2 0 38 1
Mông Cổ Mông Cổ 2 1 1 23 1
Ma Cao Ma Cao 2 0 2 11 0
v
v
v

Bảng G[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Reunion
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 2 1 1 5 0
Pakistan Pakistan 2 1 1 5 0
Campuchia Campuchia (Bỏ cuộc) 0 0 0 0 0
v
v

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
 Indonesia Indonesia   9
 Hàn Quốc Hàn Quốc 1   13  
 Hàn Quốc Hàn Quốc 1   3
     Việt Nam Việt Nam  R(15)  
 Malaysia Malaysia   8
 Việt Nam Việt Nam   14  
 Việt Nam Việt Nam   R(18)
   
   Trung Quốc Trung Quốc   12
 Thái Lan Thái Lan  -3
 Trung Quốc Trung Quốc  0  
 Trung Quốc Trung Quốc   R(18)
     Mông Cổ Mông Cổ   3  
 Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ   3
 Mông Cổ Mông Cổ  R(12)  
 

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch Robocon Seoul 2004

FXR
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Lần thứ hai
  • Giải nhì: Trung Quốc
  • Giải ba: Hàn Quốc 1 và Mông Cổ

Các giải phụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương: Mông Cổ
  • Giải Ý tưởng xuất sắc nhất: Việt Nam. Đội FXR từ Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh giành chiến thắng với ý tưởng sử dụng robot cản phá để chặn đường cầu Ô Thước của đối thủ, trong khi tiến hành xây cầu bên mình để robot đưa quà tiếp cận đích. Ngoại trừ trận chung kết khu vực tại Việt Nam (cả hai đội không sử dụng robot cản phá), FXR áp dụng ý tưởng này để giành chiến thắng tuyệt đối chỉ trong vòng 60 giây mỗi trận.
  • Giải Kỹ thuật tốt nhất: Trung Quốc
  • Giải Thiết kế tốt nhất: Nhật Bản

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]