Roscoe H. Hillenkoetter

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roscoe H. Hillenkoetter
Giám đốc Tình báo Trung ương thứ 3
Nhiệm kỳ
1 tháng 5 năm 1947 – 7 tháng 10 năm 1950
Tổng thốngHarry Truman
Cấp phóEdwin K. Wright
Tiền nhiệmHoyt Vandenberg
Kế nhiệmWalter B. Smith
Thông tin cá nhân
Sinh
Roscoe Henry Hillenkoetter

(1897-05-08)8 tháng 5, 1897
St. Louis, Missouri, Mỹ
Mất18 tháng 6, 1982(1982-06-18) (85 tuổi)
Thành phố New York, Mỹ]
Nơi an nghỉNghĩa trang Quốc gia Arlington
Phối ngẫuJane Clark
Giáo dụcHọc viện Hải quân Hoa Kỳ (Cử nhân)
Phục vụ trong quân đội
ThuộcMỹ
Phục vụHải quân Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1915–1957
Cấp bậcPhó Đô đốc
Chỉ huyChỉ huy trưởng, USS Missouri
Tư lệnh Sư đoàn 1 Tuần dương
Tư lệnh Vùng 3 Hải quân
Tham chiếnThế chiến thứ nhất
Thế chiến thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên

Roscoe Henry Hillenkoetter (8 tháng 5 năm 189718 tháng 6 năm 1982) là giám đốc thứ ba của Nhóm Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIG) sau Thế chiến thứ hai, Giám đốc Tình báo Trung ương (DCI) thứ ba và là vị giám đốc đầu tiên của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (DCI) được thành lập theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947. Ông từng là Giám đốc Tình báo Trung ương và giám đốc CIG và CIA từ ngày 1 tháng 5 năm 1947 cho đến ngày 7 tháng 10 năm 1950, rồi sau khi nghỉ hưu khỏi Hải quân Mỹ thì ông gia nhập ban giám đốc Ủy ban Điều tra Hiện tượng Không trung Quốc gia (NICAP) từ năm 1957 đến năm 1962.

Học vấn và binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Chào đời tại St. Louis, Missouri vào ngày 8 tháng 5 năm 1897, Hillenkoetter tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ tại Annapolis, Maryland vào năm 1919. Ông phục vụ Hạm đội Đại Tây Dương trong Thế chiến thứ nhất và gia nhập Văn phòng Tình báo Hải quân vào năm 1933. Ông từng thực hiện một số chuyến công tác trong ngành tình báo hải quân, bao gồm cả chức vụ trợ lý tùy viên hải quân tại Pháp, Tây Ban NhaBồ Đào Nha. Trong Nội chiến Tây Ban Nha, ông giúp điều phối việc sơ tán người Mỹ rời khỏi nước này. Sau cuộc xâm lược nước Pháp của Đức Quốc xã, Hillenkoetter gia nhập Vichy Pháp và hỗ trợ phong trào kháng chiến ngầm. Là sĩ quan điều hành tàu USS West Virginia (BB-48), ông bị thương trong trận tấn công Trân Châu Cảng, và sau đó là sĩ quan phụ trách tình báo trong ban tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương của Chester W. Nimitz cho đến năm 1943. Ông từng giữ chức vụ chỉ huy trưởng tàu tiếp liệu khu trục USS Dixie trong một thời gian ngắn trước khi gia nhập Cục Nhân sự Hải quân vào năm 1944.

Sau chiến tranh, Thuyền trưởng Hillenkoetter lúc đó chỉ huy tàu USS Missouri vào năm 1946 trước khi trở lại chức vụ trước chiến tranh với tư cách là tùy viên hải quân ở Paris trước khi trở thành người đứng đầu Nhóm Tình báo Trung ương (CIG) vào tháng 5 năm 1947.[1]

Giám đốc Tình báo Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Truman đã cố thuyết phục Hillenkoetter trong trạng thái miễn cưỡng, khi đó là chuẩn đô đốc, lên làm Giám đốc Tình báo Trung ương (DCI), và điều hành Nhóm Tình báo Trung ương (tháng 9 năm 1947). Theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, ông được Thượng viện Hoa Kỳ đề cử và xác nhận là DCI, hiện phụ trách Cơ quan Tình báo Trung ương mới thành lập (tháng 12 năm 1947). Lúc đầu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ đạo bộ phận hoạt động bí mật mới của CIA và George F. Kennan đã chọn Frank Wisner làm giám đốc. Hillenkoetter bày tỏ sự nghi ngờ rằng cùng một cơ quan có thể hoạt động hiệu quả trong cả hoạt động bí mật và phân tích tình báo.[2]

Trên cương vị là Giám đốc Tình báo Trung ương, Hillenkoetter định kỳ được triệu tập để làm chứng trước Quốc hội. Một ví dụ liên quan đến thất bại lớn đầu tiên của CIA trong hoạt động tình báo Liên Xô, đó là việc không dự đoán được vụ thử bom nguyên tử của Liên Xô (29 tháng 8 năm 1949). Trong những tuần sau cuộc thử nghiệm, nhưng trước khi CIA phát hiện ra nó, Hillenkoetter đã công bố Ước tính Tình báo Quốc gia (NIE) ngày 20 tháng 9 năm 1949 nêu rõ, "thời điểm sớm nhất có thể mà Liên Xô có thể sản xuất bom nguyên tử là giữa năm 1950 và thời điểm có khả năng xảy ra cao nhất là giữa năm 1953".[3] Hillenkoetter bị triệu tập đến trước mặt Ủy ban Liên hợp Năng lượng Nguyên tử (JCAE) để giải thích tại sao CIA không những không dự đoán được cuộc thử nghiệm mà còn thậm chí còn không phát hiện ra vụ thử bom nguyên tử sau khi nó xảy ra. Các thành viên JCAE đang lo lắng rằng CIA có thể bị bất ngờ như vậy.[4] Hillenkoetter trả lời một cách thiếu chính xác rằng CIA biết Liên Xô sẽ mất khoảng 5 năm để chế tạo quả bom, nhưng CIA đã đánh giá sai khi họ bắt đầu:

Chúng tôi biết rằng họ đang thực hiện nó, và chúng tôi bắt đầu ở đây, và tổ chức [CIA] này được thành lập sau chiến tranh và chúng tôi bắt đầu từ giữa chừng và chúng tôi không biết họ đã bắt đầu từ khi nào và nó phải được bắt đầu từ những gì chúng ta có thể làm được ở đó. Đây là những gì mà tôi nói: việc biết được sự thật mà ngài chắc chắn về vụ nổ quả bom này đã giúp chúng tôi quay lại và nhìn lại những gì chúng tôi có trước đây, và nó sẽ giúp chúng tôi về những gì chúng tôi có được trong tương lai. Nhưng ngài đã nắm bắt được vấn đề giữa chừng và chúng tôi không biết chúng bắt đầu từ khi nào, thưa ngài.[5]

JCAE không hài lòng với câu trả lời của Hillenkoetter, và danh tiếng của ông cũng như CIA bị ảnh hưởng trong giới đứng đầu chính phủ ở Washington, dù cánh báo chí không viết về thất bại tình báo đầu tiên của CIA ở Liên Xô.[6]

Chính phủ Mỹ không nhận được lời cảnh báo tình báo nào về cuộc xâm lược Hàn Quốc của Bắc Triều Tiên (25/6/1950). DCI Hillenkoetter đã triệu tập một nhóm đặc biệt nhằm chuẩn bị bản ước tính về hành vi có thể xảy ra của cộng sản trên bán đảo Triều Tiên; nó hoạt động tốt đến mức người kế nhiệm ông đã thể chế hóa nó.

Hai ngày trước khi Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, Hillenkoetter đã đến trước mặt Quốc hội (Ủy ban Đối ngoại Hạ viện) và làm chứng rằng CIA có nguồn tin tốt ở Hàn Quốc, ngụ ý rằng CIA sẽ có thể đưa ra cảnh báo trước bất kỳ cuộc xâm lược nào.[7] Sau cuộc xâm lược, báo chí nghi ngờ chính quyền đã rất ngạc nhiên về điều đó,[8] và tự hỏi liệu Hillenkoetter có bị loại bỏ hay không.[9] DCI không có ảnh hưởng gì với Tổng thống Harry S. Truman, nhưng Hillenkoetter nhấn mạnh với Tổng thống rằng với tư cách là Giám đốc Tình báo Trung ương, việc điều trần trước Quốc hội để cố gắng khắc phục tình hình sẽ có lợi về mặt chính trị. Sau lời khai, một số Thượng nghị sĩ nói với tờ Washington Post rằng Hillenkoetter đã khiến họ bối rối khi giải thích rằng CIA không dự đoán khi nào Bắc Triều Tiên sẽ xâm lược bằng cách nói rằng công việc của CIA không phải là phân tích thông tin tình báo mà chỉ chuyển nó cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao mà thôi.[10] Mặc dù hầu hết các thượng nghị sĩ đều tin rằng Hillenkoetter đã giải thích rõ ràng về hoạt động của CIA, nhưng nhiều người ở CIA lại cảm thấy bối rối trước những tin tức đó, và đến giữa tháng 8, tin đồn về việc Hillenkoetter bị cách chức đã được xác nhận khi Tổng thống Truman thông báo rằng Tướng Walter Bedell "Beetle" Smith thay thế ông ra làm Giám đốc Tình báo Trung ương tiếp theo.[11]

Tổng thống Truman đã lập một vị Giám đốc Tình báo Trung ương mới vào tháng 10. Nghị sĩ bang Nebraska Howard Buffett cáo buộc rằng lời khai mật của Hillenkoetter trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã "xác định trách nhiệm của Mỹ đối với đợt bùng phát cuộc chiến ở Triều Tiên" và tìm cách giải mật nó cho đến khi ông qua đời vào năm 1964.[12]

Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Đô đốc Hillenkoetter quay trở lại hạm đội, nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 1 Tuần dương thuộc Lực lượng Tuần dương-Khu trục, Hạm đội Thái Bình Dương từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 8 năm 1951 trong Chiến tranh Triều Tiên. Sau đó ông chỉ huy Vùng 3 Hải quân có tổng hành dinh đóng tại Thành phố New York từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 8 năm 1956 và được thăng cấp phó đô đốc vào ngày 9 tháng 4 năm 1956.[13]

Chức vụ cuối cùng mà ông đảm nhận là Tổng Thanh tra Hải quân từ ngày 1 tháng 8 năm 1956 cho đến khi ông nghỉ hưu khỏi Hải quân vào ngày 1 tháng 5 năm 1957.[14]

Thành viên ban giám đốc NICAP[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Điều tra Hiện tượng Không trung Quốc gia được thành lập vào năm 1956, với điều lệ công ty của tổ chức này được thông qua ngày 24 tháng 10.[15] Hillenkoetter ở trong ban giám đốc của NICAP từ khoảng năm 1957 đến năm 1962.[16] Donald E. Keyhoe, giám đốc NICAP và là bạn cùng lớp tại Học viện Hải quân của Hillenkoetter, đã viết rằng Hillenkoetter muốn tiết lộ công khai bằng chứng về UFO.[17] Có lẽ tuyên bố nổi tiếng nhất của Hillenkoetter về chủ đề này là vào năm 1960 trong một lá thư gửi Quốc hội, như tờ The New York Times đưa tin: "Đằng sau hậu trường, giới sĩ quan cấp cao của Không quân hết sức quan ngại về UFO. Nhưng thông qua sự bí mật và chế giễu chính thức, khiến nhiều người dân tin rằng vật thể bay không xác định là chuyện vô nghĩa".[18]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hillenkoetter sinh sống ở Weehawken, New Jersey, sau khi nghỉ hưu trong Hải quân cho đến khi ông qua đời vào ngày 18 tháng 6 năm 1982, tại Bệnh viện Mount Sinai của Thành phố New York.[19][20]

Tác phẩm giả tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Nam diễn viên Leon Russom đóng vai Hillenkoetter trong một tập của một bộ phim truyền hình dài tập năm 1996 mang tên Dark Skies kể về những âm mưu dựa trên câu chuyện liên quan đến UFO.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày thăng cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu úy hải quân Trung úy hải quân Đại úy hải quân Thiếu tá hải quân
O-1 O-2 O-3 O-4
7 tháng 6 năm 1919 7 tháng 6 năm 1922 7 tháng 6 năm 1925 30 tháng 6 năm 1934
Trung tá hải quân Đại tá hải quân Chuẩn Đô đốc Phó Đô đốc
O-5 O-6 O-7, O-8 O-9
1 tháng 7 năm 1939 18 tháng 6 năm 1942 29 tháng 11 năm 1946 9 tháng 4 năm 1956

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richard H. Immerman (2006). The Central Intelligence Agency: Security Under Scrutiny. Greenwood Publishing Group. tr. 271–. ISBN 978-0-313-33282-1.
  2. ^ David Fromkin (tháng 1 năm 1996). “Daring Amateurism: The CIA's Social History”. Foreign Affairs. Council on Foreign Relations (January/February 1996). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ Central Intelligence Agency. (1949). Intelligence Memorandum No. 225.; quoted in Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 55.
  4. ^ Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 56.
  5. ^ JCAE Hearing, 10-17-49, CIS Unpublished House Hearings; quoted in Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 59-60.
  6. ^ Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 62.
  7. ^ Congressional Record 7-13-50, p.10086; quoted in Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 82.
  8. ^ (1950, June 25). The New York Times, p. 1.; quoted in Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 83.
  9. ^ Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p.83.
  10. ^ Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 84-85.
  11. ^ Barrett, D. M. (2005). The CIA and Congress: The Untold Story from Truman to Kennedy. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. p. 85, 89.
  12. ^ Rothbard, Murray N. Confessions of a Right-Wing Liberal, Ludwig von Mises Institute
  13. ^ “Third Naval District – Lists of Commanding Officers and Senior Officials of the US Navy”. Washington, D.C.: DEPARTMENT OF THE NAVY – NAVAL HISTORICAL CENTER. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009. 1952–1956 RADM Roscoe H. Hillenkoetter July 1952
    1956–1958 RADM Milton E. Miles August 1956
  14. ^ “Roscoe Henry Hillenkoetter — Central Intelligence Agency”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  15. ^ Dolan, Richard M. (2002). UFO's and the National Security State: Chronology of a Cover-up 1941–1973. Charlottesville, Virginia: Hampton Roads Publishing Company, Inc. tr. 478. ISBN 1-57174-317-0.
  16. ^ “Photo Bios at NICAP site”. Francis L. Ridge. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009. He resigned from NICAP in February 1962 and was replaced on the NICAP Board by a former covert CIA high official, Joseph Bryan III, the CIA's first Chief of Political & Psychological Warfare (Bryan never disclosed his CIA background to NICAP or Keyhoe).
  17. ^ Keyhoe, Donald E. (1973). Aliens from space; the real story of unidentified flying objects (ấn bản 1). Garden City, New York: Doubleday. ISBN 0-385-06751-8. (page 28 in the Dutch translation of that book)
  18. ^ United Press International (28 tháng 2 năm 1960). “AIR FORGE ORDER ON 'SAUCERS' CITED; Pamphlet by the Inspector General Called Objects a 'Serious Business' (Fee). The New York Times. tr. 30. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2009. WASHINGTON, February 27 (UPI) – The Air Force has sent its commands a warning to treat sightings of unidentified flying objects as "serious business" directly related to the nation's defense, it was learned today.
  19. ^ Roscoe H(enry) Hillenkoetter. Almanac of Famous People, 9th ed. Updated: 08/17/2007. Thomson Gale, 2007. Reproduced in Biography Resource Center. Farmington Hills, Michigan: Gale Group, 2009 (http://www.galenet.com/servlet/BioRC) Fee (via Fairfax County Public Library). Document Number: K1601044553.
  20. ^ Kihss, Peter. "ADM. ROSCOE H. HILLENKOETTER, 85, FIRST DIRECTOR OF THE C.I.A., DIES", The New York Times, June 21, 1982. Accessed November 13, 2012. Vice Adm. Roscoe H. Hillenkoetter, the first director of the Central Intelligence Agency, died Friday night at Mount Sinai Hospital. He was 85 years old and had lived in Weehawken, N.J., since his retirement from the Navy in 1958."

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ quân sự
Tiền nhiệm
Stuart S. Murray
Chỉ huy trưởng tàu USS Missouri
1945–1946
Kế nhiệm
Tom B. Hill
Tiền nhiệm
Walter S. DeLany
Tư lệnh Vùng 3 Hải quân
1952–1956
Kế nhiệm
Milton E. Miles
Chức vụ nhà nước
Tiền nhiệm
Hoyt Vandenberg
Giám đốc Tình báo Trung ương
1947–1950
Kế nhiệm
Walter B. Smith