Tỉnh tự trị Kalmyk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh tự trị Kalmyk
Калмыцкая автономная область(tiếng Nga)
Хальмг Автономн Таңhч(tiếng Oirat)
Tỉnh tự trị của CHXHCNXV Liên bang Nga
1920–1935
1957–1958
Vị trí của TTT Kalmyk
Vị trí của TTT Kalmyk
Vị trí của TTT Kalmyk (vàng) thuộc vùng Hạ Volga (xanh) trước năm 1934
Thủ đô Astrakhan (1920–1928)
Elista (1928–1935; 1957–1958)
Lịch sử
 -  Thành lập 1920
 -  Giải thể 1958
Hiện nay là một phần của Kalmykia

Tỉnh tự trị Kalmyk (tiếng Nga: Калмыцкая автономная область; tiếng Kalmyk: Хальмг Автономн Таңhч, Xaľmg Awtonomn Tañhç) là một tỉnh tự trị của người Kalmyk thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga tồn tại ở hai thời kỳ riêng biệt.

Nó được thành lập lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1920, với trung tâm hành chính là Astrakhan. Vào tháng 6 năm 1928, tỉnh tự trị được sáp nhập vào vùng Hạ Volga. Vào tháng 1 năm 1934, Hạ Volga được chia thành vùng Saratovvùng Stalingrad, trong đó TTT Kalmyk trở thành một phần của vùng Stalingrad. Vào tháng 10 năm 1935, TTT Kalmyk được nâng cấp thành CHXHCNXVTT Kalmyk (bị bãi bỏ vào năm 1943).

Tỉnh tự trị Kalmyk được tái lập vào tháng 1 năm 1957, lần này là một phần của vùng Stavropol. Năm 1958, nó lại được nâng lên cấp CHXHCNXVTT Kalmyk và tách khỏi vùng Stavropol.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số năm 1920, có 126.256 người sống trong khu vực, bao gồm 124.501 cư dân nông thôn và 1.655 cư dân thành thị. Đồng thời, dân tộc Kalmyk chiếm đa số với 84.950 người, người Nga có 40.034 người, còn lại là người Ukraina, Tatar, Kyrgyz, v.v. [1]

Theo điều tra dân số năm 1924, có 164.017 người sống trong vùng.

Theo điều tra dân số năm 1926:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Образование Автономной области калмыцкого трудового народа Lưu trữ 2017-04-27 tại Wayback Machine // Сайт об истории Калмыкии

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • T. K. Borisov. Калмыкия : историко-политический и социально-экономический очерк (Kalmykia: tiểu luận lịch sử, chính trị và kinh tế xã hội). — Moskva: Nhà xuất bản Quốc gia, 1926. — 273 tr.