Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 8

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 5 Lưu 6 Lưu 7 Lưu 8 Lưu 9 Lưu 10 Lưu 13

Các nguồn dẫn chứng cần thay thế hoặc nâng cấp

Các nguồn nên thay

  • Cached ngày 26 Tháng Bảy 2007 13:50:54 GMT:[1] tai lieu tham khao: li luan gan lien voi thuc tien, cac quan diem ve li luan gan voi thuc tien, bai hoc thuc tien o nuoc ta hien nay ? Hỏi và đáp trên website tỉnh đồng Nai Việt Nam
    (nguồn cached, tài liệu hỏi đáp tại website tỉnh)
  • Reeducation Camp
    (nguồn không thuộc tổ chức xuất bản nào)
  • "Mặt Thật" Bùi tín
    Dù sách ông này rất hay được Mỹ dẫn, nhưng nếu thay được cái ông nói dối về chuyện chấp nhận đầu hàng bằng một ông chưa có tiền sử nói dối thì tốt hơn.
  • Pew Research Center note, (Oct 2002) Generations Divide Over Military Action in Iraq
    việc Mỹ trực tiếp đưa quân vào VN năm 1964 rất hiển nhiên, chẳng ai nghi ngờ chuyện này. Nếu nhất định phải chú thích thì nên lấy nguồn dễ kiểm chứng hơn (hầu như bất cứ cuốn nào về ctvn).

Các nguồn cần có số thứ tự trang sách, để người đọc có thể tìm thấy mà không phải đọc từ đầu đến cuối.

  • Oberdorfer, Don, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971
  • Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990.
  • McNamara Argument Without End
  • Jian, Chen. Mao’s China & the Cold War. Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2001
  • The American War: Vietnam 1960-1975. London: Bookmarks Publications Limited
  • Phillip Davidson. 1988. Vietnam at War: The History 1946-1975
  • Ellsberg, Daniel (2002). Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers. New York: Viking.
  • Our Vietnam: The War 1954-1975 by A.J.Langguth
  • Braestrup, Peter, Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington. Boulder CO: Westview Press, 1977.
  • Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam: A History of the People's Army of Vietnam, 1948-1975. Trans by Merle Pribbenow. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2002.
  • Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam 12, NXB Giáo dục năm 2005

Chú thích cần có nguồn:

  • Khẩu hiệu của lãnh đạo phía VNCH:"Chống Cộng sản, bảo vệ miền Nam khỏi sự xâm lăng của miền Bắc"

Tmct 12:47, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về Cao Văn Viên

Tớ có nói về ông này ở phần thảo luận phía trên, nếu ct chỉ tới năm 73 thì ghi tên mấy ông Mẽo, nếu tới 75 thì hết Mẽo, chỉ còn mấy ông tướng VNCH chỉ huy quân SG đánh nhauPanzerschreck 06:19, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng cho "đuối sức"

Ai đó đã dùng dẫn chứng sau cho "Bắc Việt đuối sức":

When Congress Stops Wars. By: Howell, William G.; Pevehouse, Jon C.. Foreign Affairs, Sep/Oct-2007, Vol. 86 Issue 5, Trang 95-107

Tôi tìm thấy cái link này (When Congress Stops Wars, William G. Howell and Jon C. Pevehouse, From Foreign Affairs, September/October 2007), nhưng không đọc thấy cái gì liên quan đến "Bắc Việt đuối sức".

Đề nghị chỉ ra rằng tôi đã đọc không đúng tài liệu hoặc cung cấp nguồn dẫn chứng khác thích hợp.

Tmct 21:28, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dương văn Minh đầu hàng ai?

"Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam".

Đoạn này không ổn rồi! MTDTGPMN lúc đó có chiến-xa T54 và đội nón cối? (Xin nhớ là cựu Đại-tá Bùi Tín đang ở hải-ngoại!)Tudiendongphuong 00:52, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)Tudiendongphuong 12:21, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giai-đoạn thông-nhất

Augusta đã xóa thảo luận này của 72.130.64.56 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 22:46, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Mục "Diễn biến theo thời gian" -Đoạn "Giai đoạn 1954–1959"

Ở đoạn này, đề-nghị nói ra những lý-do Chính-quyền Ngô-Đình-Diệm khước từ các thứ đối với Miền Bắc. Nếu tác-giả cố tình không nói nói lại những lý-do đó, tôi e rằng sẽ gây ngộ-nhận. Và như vậy, bài viết sẽ mất tính trung-thực, vì ngày nay, sau nửa thế-kỷ, lịch-sử đã chứng minh những lý-do đó là đúng (Vừa ký Hiệp-định Hòa-Bình Paris năm 1973, là Tổng-tiến-công năm 1975! Nữa thế-kỷ sau vẫn không có bầu-cử tự do -Đảng cử dân bầu- thì làm sao có thể có tổng-tuyển-cử tự do năm 1956?)Tudiendongphuong 21:41, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã bổ sung cùng dẫn chứng nguồn. Tmct 20:09, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình lặp

Cái hình chú Mẽo đốt căn cứ VC bị lặp 2 lần, tôi sẽ thay cái hình khác vậyMì gói 08:27, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lý Do Chính Quyền Ngô Đình Diệm Khước Từ Các Thứ Đối Với Miền Bắc

Augusta đã xóa thảo luận này của Đào Công Khai vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 22:45, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Augusta đã xóa thảo luận này của 207.233.78.186 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 22:45, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

J. Fonda207.233.88.179 18:44, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi gạch bỏ các đoạn "hùng biện chính trị" trên vì Wikipedia không phải diễn đàn chính trị.Tmct 19:06, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc trong giai đoạn 21 năm kháng chiến chống MỸ

Tui không thuộc sinh viên của trường ĐH SP. tuy nhiên do vấn đề của tôi là làm bài tiểu luận về THành tựu, hạn chế và vai trò của xd MB trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà tui đã vào đây. Nếu ai có hiểu biết gì về cái đó thì có thể topic cho tôi dc chứ. Bạn có thể gửi vào mail choa mình thì càng tốt, : walking_in_the_sun_only_me@yahoo.com Xin cám ơn các bạn trước nha 203.160.1.39 01:41, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề tài của anh cũng khó kiếm ở ngoại quốc lắm. Nếu anh nghiên cứu về Tiến Trình Đấu Tranh "Chống Mỹ Cứu Nước" hoặc đơn thuần về Hạn Chế của Miền Bắc trong cuộc chiến tranh đó thì dễ dàng tìm tài liệu hơn. Nhưng sách báo ở ngoại quốc, do những tác giả ngoại quốc viết; anh thử nghĩ coi họ chỉ ngồi trên bàn giấy để nghiên cứu những báo cáo thì làm sao họ hiểu đúng thực trạng của VN như chính anh được? Tôi có đọc một số sách vở nói về chiến tranh VN do những tác giả ngoại quốc, tôi thấy phần nhiều họ chưa diễn tả đúng bản chất cuộc chiến đó (họ cố gắng bào chữa cho chính phủ Mỹ, bằng cách gán ghép, thổi phồng hoặc đổ hết tội lỗi cho "ngụy"). Tôi tin chắc rằng người VN trong nước nay không còn tin vào tài liệu in ấn ở VN nữa nên mới chạy ra hải ngoại tìm tài liệu. Nhưng đối với tôi, nhiều tài liệu ở đây cũng bất khả tín. Ngay cả những tài liệu ở trong Ngũ Giác Đài của Mỹ cũng có nhiều tin tức không bảo đảm. Anh nên biết là cái chết của Tổng Thống Kenedy đến nay dân chúng Mỹ còn chưa được sáng tỏ. CIA Mỹ nó phải biết rõ điều đó, mà nó muốn giấu dân thôi, vì chinh nó là thủ phạm. Vậy thì làm sao những tin tức xa xôi hơn như là VN tôi có thể bảo đảm với anh được?

Đề tài của anh, nó quá cũ rồi. Sách vở bên VN nói quá nhiều và các tác giả bên VN họ cũng chán cái đề tài đó rồi. Nếu nghiên cứu thì ở VN sách vở bên đó thiếu gì, chỉ sợ anh cũng chán không muốn đọc thôi. Dân bên đó thì chắc là họ không tha thiết với việc chống Mỹ nữa đâu. Cán bộ cũng vậy, họ chỉ muốn gửi con cháu sang Mỹ du học thôi. Từ khi CS xụp đổ ở Liên Sô, thì Mỹ đang là thù trở thành bạn, cho nên bây giờ có ai muốn nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ nữa. Thành quả của nó đơn giản là làm cho dân VN thích Mỹ hơn trước khi họ chống Mỹ. Tôi thấy việc làm của anh quá nặng về ý chí mà thiếu thực tế. Anh ở VN, nếu không còn tin vào sách vở ở đó nữa thì cứ hỏi những người lớn tuổi đã từng làm việc thời đó, những cán bộ, bộ đội Trường Sơn, gia đình liệt sĩ hay những "nạn nhân chất độc màu da cam"... thì họ sẽ nói cho anh biết thành quả đó. Nói nữa anh càng buồn thôi, chúc anh thành công! DCK72.130.64.56 16:18, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình trên infobox

Ko thảo luận mà tự ý sửa hình, phải thay lại, nếu theo en,wiki vậy tôi nói tôi lấy hình theo các wiki khác như Pháp, Nhật hay TQ thì sao? vi.wiki phải bắt chước toàn diện à?Yonai 03:34, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình xe tăng vào dinh Độc Lập đánh dấu sự kết thúc chiến tranh, theo tôi là hình hết sức tiêu biểu. Còn cái hình đốt nhà thì không tiêu biểu bằng. Tôi ủng hộ hình xe tăng tiến vào dinh. Nguyễn Thanh Quang 03:41, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Nguyễn Thanh Quang. An Apple of Newton thảo luận 05:09, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Buồn cười nhỉ, thế nó tiêu biểu cho toan cuộc chiến à? Sao ko lấy cái hình Thảm sát Huế ấy?Yonai 06:28, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình xe tăng tiến vào dinh đánh dấu sự kết thúc chiến tranh và được nhiều người biết đến, ủng hộ hình này Phạm Nguyễn Trường An 16:31, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Yonai, nên thay hình khác, có lẽ hình không quân Mỹ ném bom vào Bắc Việt Nam là hay nhất. 96.229.179.106 07:52, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  1. Hình ném bom, đốt nhà... có cái nào tiêu biểu? Ví dụ, hình đốt nhà mà bạn Yonai đưa vào, nếu không có chú thích thì tôi có thể nghĩ là ở Mã Lai hay Phillippin đều được. Như thế làm sao chọn là hình tiêu biểu cho cuộc chiến Việt Nam?
  2. Hình xe tăng vào Dinh Độc Lập có thể gặp ở rất nhiều sách báo, nhìn là biết ngay, vậy là tiêu biểu chứ còn gì nữa.

Avia (thảo luận) 09:37, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

’’Cái hình ảnh xe tăng của bộ đội giải phóng tiến vào dinh cổng dinh tổng thống ngụy nó không nói lên ý nghĩa của chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó càng sai ý nghĩa khi người gửi tấm hình đó lên thì lại gọi đó là Dinh Độc Lập.

Chỗ đó đâu phải là dinh độc lập, mà chỉ là Dinh Tay Sai của những kẻ bán nước.’’ (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Tại sao người ta không đưa tấm hình bộ đội bắt được lính Mỹ lên đó mà lại đưa tấm hình mà họ gọi là Dinh Độc Lập. Độc lập ở chỗ nào, chả nhẽ trong suốt chiến tranh họ không rước một tên lính Mỹ nào sang dầy xéo tổ quốc ta à.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Mình phản đối tấm hình đó. Tại sao không đưa vào tấm hình bộ đội tên lửa bắn máy bay Mỹ, đấy mới là phản ảnh đúng đắn của chiến tranh việt nam. Tuan-Phong 207.233.85.91 19:27, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tuỳ theo quan điểm mà mỗi người sẽ thích chọn một hình nào đó là tiêu biểu cho chiến tranh Việt Nam, cho chiến thắng hay thất bại. Đối với người Mỹ - một bên quan trọng của cuộc chiến- cái hình tháng 4 năm 1975 không còn là tiêu biểu cho cuộc chiến mà họ đã rút đi vào năm 1973.Meomeo 02:26, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bảng số liệu viện trợ

Theo tôi phần "Máy Thông tin" cho VNDCCH nên ghi là "không có số liệu" thay vì "không có trang bị". Điện thoại dây và không dây có phải máy thông tin không? Nếu có thì thời đó Việt Nam đâu đã tự làm được mà không nhận viện trợ? Tmct 12:54, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Máy thông tin ở đây là loại PRC đeo trên vai Mỹ trang bị cho các chú SG (mỗi tiểu đội 1 cái) gọi là radioman, lúc đó (Thập niên 60) LX còn chưa có làm sao bộ đội có được? Sau 75 thì bộ đội có cái này do tịch thu đượcPanzerschreck 11:43, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thế ngoài PRC, không còn cái gì khác thuộc loại "máy thông tin" à? Khi chưa tịch thu được PRC thì bộ đội liên lạc với nhau bằng máy gì? Tmct 16:04, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đẩy cái bảng lên vì bắt đầu viện trợ từ 1955Panzerschreck 12:48, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Người Việt Nam Có Quyền Sống Trên Đất Nước Của Mình

Augusta đã xóa thảo luận này của 207.233.78.186 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 22:45, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Tmct 19:01, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Augusta đã xóa thảo luận này của 207.233.78.186 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 22:45, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Augusta 21:10, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Y Kien

Đây là đề tài rất nhạy cảm, không nên tranh luận nhiều. Mình nhất trí với bạn Tmct là phải xóa hết những bài viết có tính cách gây chia rẽ và đào sâu thêm hận thù dân tộc. Trang mạng này có nhiều phần tử phá hoại vào đây để khơi dậy quá khứ và kích động thù hận. Ngay chính cái đầu đề chiến tranh việt nam nó cũng mang nhiều ý nghĩa chia rẽ rồi. Đó là cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc để giải phóng dân tộc, mục tiêu chính của nó là để giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Chiến tranh này không phải là chiến tranh việt nam, mà nó phải là chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp. Có 2 thời kỳ, thời kỳ thứ nhất là chiến tranh chống Pháp, và thời kỳ thứ hai là chiến tranh chống Mỹ.

Mình nghĩ rằng không nên bàn tới vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước nữa, đó là vấn đề rất nhạy cảm và nó làm cho hai phe chia rẽ nhau. Cần gì bàn đến cái đó, nước mình chả cần tổng tuyển cử mà vẫn thống nhất được rồi. Ngay cả cái tên của cuộc chiến cũng thế, đó là chiến tranh xâm lược của Mỹ nhưng thằng Mỹ nó khôn khéo gọi đó là chiến tranh việt nam để đổ lỗi cho người việt nam mình gây ra chiến tranh đó. Chúng ta đã chiến thắng nó, nên chúng ta cũng đừng bị lường gạt bởi những tên gọi như thế nữa. Thôi đừng nhắc lại quá khứ cũ nữa, bọn tàn dư nó chỉ lợi dụng chỗ đó để vào đây tuyên truyền phá hại. Nước ta bây giờ giầu mạnh rồi. Đề nghị nên khóa lại và xóa bỏ trang mạng này đi là tốt nhất. (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Tuan-Phong 207.233.85.91 19:27, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu thành viên dùng IP vô danh 207.233.85.91 và ký tên Tuan-Phong không lạm dụng Wikipedia như một diễn dàn. Có rất nhiều chỗ khác trên Internet để mang cái gọi là ý kiến trên vào đó, Wikipedia không phải là một chỗ như vậy. Mekong Bluesman 01:18, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tạm thời gạch + thu nhỏ + bôi đen cho đến khi quy định về xóa thảo luận diễn đàn hoàn thành Augusta 01:22, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không đồng tình với các đề xuất của bạn Tuấn Phong về việc đóng góp cho wiki và sửa chữa bài này. Tôi cũng không đồng tình với các quan điểm khác của bạn (phần không có gạch xóa), song tôi không có hứng thú thảo luận về các quan điểm đó vì nó sẽ làm dài các trang thảo luận. Một số chỗ trong thảo luận của bạn, tôi nhận thấy không liên quan đến việc sửa đổi bài viết nên đã được tôi gạch và thu nhỏ, điều đó không nhằm làm xúc phạm đến bạn mà chỉ để trang thảo luận này khỏi chệch hướng. Khỏi có thêm kích động gây ra tranh cãi của các thành viên khác về quan điểm không liên quan đến bài viết của bạn. Meomeo 02:14, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thành viên này đã không có giữ thiện ý (good-faith) ngay từ đầu. Như vậy tôi bôi đen luôn thảo luận của anh ta. Nếu bạn muốn xem lại cứ rê chuột vào. Augusta 03:44, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái chang phản động này toàn viết sai lạc

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của EA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 00:38, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Thảo luận bên trên hoàn toàn không giúp cho việc làm tăng chất lượng của bài và đã bị xóa bỏ. Wikipedia không phải là một diễn đàn chính trị. Mekong Bluesman 00:30, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sửa chữa

Một số chú thích có nội dung đã bị mồ côi do bị tách nguồn dẫn, tôi sẽ chỉnh lại. Tmct (thảo luận) 12:39, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bỏ mục viện trợ quốc tế

Tôi đề nghị bỏ mục Viện trợ quốc tế ra khỏi bài. Lí do:

  1. Để cân xứng với tương quan toàn bài, nội dung không cần phải đưa chi tiết bảng biểu, chỉ cần con số tổng cho bên này và bên kia là đủ, cùng lắm 2-3 câu. Do đó không cần mục riêng. (Xem en:Vietnam War cũng không có mục này, họ thậm chí còn không có số liệu chi tiết về viện trợ của Mỹ. Tất nhiên, hiện họ chưa có bài riêng viết về viện trợ.)
  2. Đã có bài riêng Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam, đưa toàn văn vào đây là thừa.
  3. Bảng không đầy đủ về các chủng loại được thống kê, cũng không hiểu chọn lựa ưu tiên theo tiêu chí gì mà lấy cái này bỏ cái kia.

Đề nghị mọi người cho biết ý kiến. Trong vòng 1 tuần, nếu không ai đưa ra lí lẽ thuyết phục và không có đa số muốn giữ, tôi sẽ xóa mục này (hiện đã có liên kết từ các câu nhắc đến viện trợ LX, Mỹ đến bài mới).

Tmct (thảo luận) 08:47, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Đề nghị mọi người biểu quyết tại đây để quyết định xem sẽ xử lý mục "Viện trợ" trong bài này như thế nào.

A. Xóa, thay bằng 1 đoạn văn ngắn đặt ngay tại đoạn mở đầu của bài

"..Viện trợ quân sự của Mỹ cho VNCH và của Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH có ảnh hưởng rất lớn đến sức chiến đấu của hai bên cũng như quy mô của cuộc chiến (đưa con số cụ thể tổng vào đây khi có)..."

  1. Tmct 09:00, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

...

B. Giữ nguyên mục như hiện nay

...

C. Mở rộng cho đầy đủ thông tin chi tiết (sẽ dài tối thiểu 2 trang màn hình)
  1. Mở rộng, bổ sung bài Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam (gồm cả quân sự và kinh tế cả đào tạo huấn luyện ...). Sau khi bài chi tiết có nhiều thông tin thì chắt lọc ra các thông tin có ảnh hưởng tới chiến tranh theo từng thời kỳ, theo từng quan điểm khác nhau về vai trò của viện trợ nước ngoài đến chiến tranh Việt Nam. Cũng cần có một ít số liệu viện trợ chung theo từng thời kỳ. Một vài số liệu cho phép người đọc tự so sánh viện trợ của hai bên và liên kết với tình hình chiến sự bên dưới bài. Theo tôi, đoạn viện trợ này quan trọng và giúp người đọc bao quát được vấn đề đặc thù của chiến tranh Việt Nam so với thông tin của từng chiến dịch cụ thể, từng trận đánh cụ thể. Bánh Ướt 09:12, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Nếu mục này đủ chi tiết thì bài Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam (bài chính về chủ đề này) để làm gì? Tmct 09:54, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Bài chính nếu có đủ tài liệu viết e rằng còn dài hơn cả bài Chiến tranh Việt Nam, câu hỏi của Tmct là thừa. Mục tên lửa, từ "e" là trung đoàn tên lửa của Trung quốc, gồm cả con người và trang bị chứ không phải là số tên lửa. Theo tôi, nên dùng từ "E" hoa là chữ tắt của trung đoàn( A: tiểu đội, B:trung đội, C: đại đội, D: tiểu đoàn và E: trung đoàn). Meem (thảo luận) 12:09, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đừng xóa nội dung quan trọng

Tmct đã xóa mục Viện trợ nước ngoài trong chiến tranh Việt Nam, với cớ nội dung của nó có thể tìm đọc vì Tmct đã tạo đường link từ "viện trợ" ở một câu nào đó trong bài tới bài Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam. Lý do đó không thuyết phục tôi. Tmct thường yêu cầu khắt khe các nội dung đưa vào bài phải có nguồn dẫn chứng và phải là các trang có "uy tín" ... thế mà nội dung viện trợ nước ngoài cực kỳ quan trọng này lại bị Tmct dùng thủ thuật "che đi" trong khi nguồn dẫn chứng của nó rất có uy tín. Tôi không muốn tranh cãi nhiều với Tmct nhưng cách làm việc của Tmct thật là chết cười. Bài viết về một cuộc chiến mà phần lớn súng đạn, xe pháo hiện đại, chi phí chiến tranh đều do nước ngoài gánh vác thế mà bị Tmct xóa mất. Có một vài quan điểm khác nhau về viện trợ trong chiến tranh Việt Nam cần được đưa vào bài (phải tìm nguồn dẫn chứng cho các quan điểm đó). Tạm nêu một vài cái quen quen:

  1. Nếu Mỹ tiếp tục viện trợ thì VNCH còn giữ được miền Nam.
  2. Viện trợ của LX + TQ > viện trợ HK ---> MB thắng MN
  3. Vũ khí của LX +TQ viện trợ tốt, hiện đại, hiệu quả cao và ngày càng dồi dào hơn vũ khí HK viện trợ cho VNCH (xe tăng T56 và pháo 130 ly, hỏa tiển chống tăng ... mạnh và bắn xa hơn xe M41, pháp 105 ly). Không tính các vũ khí do chính quân đội Mỹ sử dụng. Quân miền Bắc có nhiều lợi thế nhất là sau 1973 quân miền Nam phải tiết kiệm đạn, xăng đủ thứ. Có thật sau 1973 quân miền Nam thiếu vũ khí, đạn bộ binh, lựu đạn, mìn, xăng, bông băng cá nhân?
  4. MB thắng không phải nhờ vũ khí mà vì ... quan điểm chống quan điểm duy vũ khí.
  5. Nhờ có viện trợ của LX + TQ mà sức huy động nhân lực của miền Bắc rất cao. Hậu phương toàn đàn bà trẻ con mà vẫn không bị đói hoặc chết đói (đó là lý do giải thích sau 75 là đói, mặc dù lính được cho về làm ruộng, vì viện trợ giảm). Do huy động nhiều nhân lực nên dễ chiến thắng. Chính Lê Duẩn cũng đã xác nhận miền Nam không thể huy động đủ quân số để chống lại cuộc tiến công mà họ thừa biết sắp diễn ra.

Bánh Ướt (thảo luận) 09:00, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Uy tín không liên quan gì ở đây. Nếu muốn xóa thông tin về uy tín nguồn thì tôi đã xóa từ khi Panzerschreck đưa vào từ nửa tháng trước.

Tôi không bảo rằng thông tin về viện trợ không quan trọng, tôi chỉ nói rằng (ý kiến cá nhân) chi tiết là không cần thiết cho bài này. Đề nghị đọc cho kĩ lý do tôi đề nghị xóa.

Lập luận mà Bánh Ướt đưa ra chỉ có ý rằng "thông tin viện trợ là quan trọng" và rằng "nguồn uy tín", do đó không trả lời bất cứ lý do nào trong số 3 lý do tôi nêu ra ở trên.

Tmct (thảo luận) 09:16, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nên giữ, vì nó là 1 phần rất quan trọng, ko có nó thì cả 2 bên đều khỏi đánh. Nếu Tcmt chuyển link thì có nhiều người có thể ko nhìn ra cái bảng này. Chính nó quyết định 1 phần lớn số phận chiến tranhMì gói 07:32, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tiếp thu ý kiến của bạn, tôi đã đề nghị thay bằng 1 đoạn viết về viện trợ ngay trong đoạn mở đầu của bài (đoạn nổi bật nhất, được đọc đầu tiên, và được đọc nhiều nhất trong toàn bài). Mời bạn tham gia biểu quyết. Tmct 09:42, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

Chiến tranh VN không phải sở trường của tôi nên tôi không thật sự quan tâm (chỉ đọc không viết), nên không rõ cái nguồn mà Bánh Ướt bảo là rất có uy tín là nguồn nào. Ý kiến của tôi là nếu số liệu hai bài trùng khớp nhau (bài này và bài Viện trợ...) thì nên giữ lại một vài câu và đưa link (như nhiều bài khác vẫn làm, ví dụ xem bài chính: Viện trợ...), còn nếu thật sự khác nhau (nhiều), do các nguồn khác nhau, thì nên thảo luận thống nhất trước khi làm, chọn cái nào đúng đắn, chính xác nhất. conbo 09:14, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một được cho là từ Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhưng trong Thảo luận:Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam đã có người bảo rằng có vấn đề. Cần có ai đó đến bảo tàng kiểm chứng lại lời của Trường Sơn rằng "trong bảng mới chỉ là số trang bị còn lại của QLVNCH năm 1975" chứ không phải tổng viện trợ.
Một lấy từ lời của một người chỉ huy B29 dẫn trên báo. Báo Việt Nam thì đáng tin đến đâu?
Tuy nhiên, cứ cho là hai nguồn kia chính xác hết đi, nhưng đó không phải lý do chính mà tôi muốn bỏ mục này. Xin đừng để bị lạc ra ngoài.
Tmct (thảo luận) 09:20, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chắc nhiều người rành wiki hơn tôi. Tôi chỉ hiểu như sau, một thông tin đưa vào bài phải có nguồn dẫn chứng có uy tín, có thể kiểm chứng. Theo cách hiểu của wiki thì nguồn từ bải tàng và từ báo Việt Nam hiện nay đều là nguồn có uy tín và có thể kiểm chứng.
Kiểm chứng đây có nghĩa là "khả năng kiểm chứng" xem có thật là thông tin đó đã được công bố từ nguồn đã dẫn. Nếu nghĩ là kiểm chứng có nghĩa là đánh giá xem thông tin từ nguồn đã dẫn có chính xác hay không thì, theo tôi đã hiểu sai quy định của wiki. Không ai có khả năng đi "kiểm chứng" tất cả thông tin của các "nguồn có uy tín" là chính xác hay không chính xác.
Khả năng có thể kiểm chứng là "sự có thể", không có nghĩa là bắt buộc trưng ra "sự đã kiểm chứng" của một cá nhân nào đó trong cộng đồng wiki. Không bắt buộc phải có một thành viên nào đó nói là: "Tôi, một thành viên wiki, đã đọc lại cuốn sách xxx , trang xxx, của tác giả xxx và thấy đúng là có thông tin được nêu. Vì vậy tôi cho phép thông tin kèm theo nguồn dẫn chứng được giữ lại trong bài". Quy tắc này vô lý.
Tóm lại thành viên Trường Sơn nào đó (xin lỗi, tôi phải gọi đúng bản chất của việc dùng nick trên mạng, ai cũng có thể nói như Trường Sơn) đã viết :"Những số liệu 2074 xe tăng thiết giáp, 1500 khẩu pháo, 1800 máy bay.... trong bảng mới chỉ là số trang bị còn lại của QLVNCH năm 1975. Qua 20 năm chiến tranh tất nhiên phải có tổn thất, nên số viện trợ của Mỹ cho VNCH chắc chắn phải lớn hơn thế. Thêm nữa là làm gì có chuyện VNDCCH không sử dụng máy thông tin, vấn đề là chưa có số liệu thôi. Truong Son (thảo luận) 04:10, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)" là một sự nghi ngờ bâng quơ. Nếu Tmct đồng tình với nghi ngờ của Trường Sơn, Tmct hoặc một ai đó có thể tự đi kiểm tra, nếu phát hiện quả nhiên việc ghi chép trích dẫn là không đúng bản gốc thì hê lên cho cộng đồng biết để sửa lại theo ảnh mà Tmct chụp. nhưng, cộng đồng wiki không thể để cho một sự nghi ngờ của một cá nhân về một nhận định đúng sai mà phải "cử một người đến Bảo tàng để kiểm tra". Đó không phải là một cách làm việc khả thi và là một tiền lệ xấu. Ai cũng đòi một nguồn dẫn phải có thành viên kiểm tra khi có một nghi ngờ bâng quơ thì sao?
Tmct đặt câu hỏi :"Báo Việt Nam thì đáng tin đến đâu?". Câu hỏi này tôi phải nhận là đúng. Không phải nhà báo viết gì tôi cũng tin, nhiều người cũng giống tôi. Cần phải suy xét cụ thể từng thông tin, từng vấn đề báo đăng để mỗi cá nhân tự biết nên tin hay không nên tin vào nhà báo. Nhưng câu hỏi này không phù hợp với wikipedia. Không đặt vấn đề tin hay không ở đây. Nếu báo A viết ở địa phương B có con gà đẻ ra con chó, wiki sẽ ghi nhận điều đó vì đó là thông tin từ nguồn có uy tín (cả ban biên tập kiểm tra thông tin), thông tin này có thể kiểm chứng (nếu ai đó tò mò thì có thể mua hoặc lục lại tờ báo đó lưu trữ trong thư viện). Nếu báo C viết con gà B chỉ đẻ ra con chuột thì wiki cũng ghi nhận tiếp. Có ai đặt ra vấn đề chính xác ở đây đâu. Nếu một ngày nào đó, có một nguồn khác viết rằng QLVNCH không chỉ có 2074 xe tăng thiết giáp, 1500 khẩu pháo, 1800 máy bay mà có gấp đôi, thì wiki cũng ghi nhận cả hai nguồn. Hoặc nếu có nguồn khác viết VNDCCCH có 1000 máy thông tin thì cũng phải ghi nhận cả hai nguồn. Đâu có vấn đề gì khi có sự lỏi chỏi giữa số liệu các nguồn ở trên wiki này. Tmct rành wiki quá mà, sao lại ... hỏi báo Việt Nam đáng tin đến đâu? Để làm gì?
Bánh Ướt (thảo luận) 03:51, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trước hết, xin nhắc lại đến lần thứ n rằng uy tín nguồn không phải lí do để tôi không muốn giữ nguyên mục viện trợ. Xin đừng tiếp tục làm loãng và để người khác bị lạc hướng bằng tiếp tục cách bàn về chuyện này.

Trường Sơn cũng là thành viên wiki y như Bánh Ướt và tôi. Lấy lí do gì để không chấp nhận "nghi ngờ của Trường Sơn" trong khi lại chấp nhận "tin tưởng của Bánh Ướt"? Nếu tôi ở Sài Gòn thì tôi đã tự đi kiểm chứng rồi chứ không cần phải kêu lên ở đây. Quy định "Nguồn kiểm chứng được" nói rằng "người đọc phải có khả năng tự kiểm chứng được". còn gì để bàn ở đây nữa? Kì cục!

Việc tôi nghi ngờ báo chí là quan điểm của cá nhân tôi, tôi chưa bao giờ dùng nó để loại bất cứ nguồn tin từ báo VN (trừ khi có nguồn uy tín hơn - sách nghiên cứu, hoặc phát hiện vấn đề đáng ngờ của nguồn). Vậy thì thắc mắc về quan điểm của tôi để làm gì?

Tmct (thảo luận) 10:37, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo như cái bảng bự chà bá trong viện bảo tàng thì Viện trợ cho VNCH là tổng cộng suốt 1955-1975. Tôi nghĩ nên giữ lại cái bảng vì nó ảnh hưởng lên tiến trình phát triền chiến tranh. Khi Quân giải phóng chưa có trang bị mạnh 1955-1968 thì chiến tranh du kích là hiệu quả nhưng không có hồ kết. Muốn chiến thắng thì phải nhờ giúp đỡ từ bên ngoài với binh khí kỹ thuật hiện đại chứ ta không thể lấy cót tre mà đánh với vũ khí hiện đại của Hoa Cầy chi cho VNCH được

Lưu ý là cái bảng hiện nói về tổng 55-75, không thể hiện tăng giảm theo thời kỳ, không phục vụ mục đích trên.

Tmct 08:42, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giá vé bảo tàng là 12.000, ai thix kiểm chứng có thể dzô xem. Nó nằm trong cái gian ngay bên phải cửa ra vào ấy.

Lúc trước nói ra sự thật đau thương này thì các thầy cô cứ quát, nói tinh thần quân ta vô địch mới là yếu tố chính. Má ơi, nó vãi 1 tràng thì chỉ có nước nằm bẹp dí, tinh thần cao mấy mà không có vũ khí xêm xêm thì cũng chịu!!!

Về PRC thì VN ko có vũ khí tương đương. Tcmt có nhớ film đường thư không, 2 chú bô đội chạy đi liên lạc đưa thư đấy. Lúc đó LX chỉ cho ta có máy đánh Morse trang bị cho 1 số cơ quan thôi. Như SA 75M tớ cũng ghi các chú SG là không có trang bị đấy thôi (LX mới có, Mỹ không có lấy gì các chú SG có hehe!!!)

Panzerschreck 07:44, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Còn bác Bánh Ướt, phải có nguồn từ cả bên SG thì mới so sánh công bằng được chứ?Panzerschreck 07:58, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

OK, cứ cho là số liệu trong bảng là chính xác (chỉ cần ghi cho rõ "máy thông tin" là "PRC" chứ không khối người sẽ thắc mắc rằng "điện thoại không phải máy thông tin thì là cái gì?").
Nhưng tôi thắc mắc về các chủng loại thông tin trong bảng: Tại sao có ghi PRC mà không ghi về máy Morse, điện thoại? Tại sao có ghi về SAM mà không ghi về các loại tên lửa khác như Hồng Kỳ, S125...? Tại sao có máy bay mà không nói đến tầu chiến? Tại sao nói đến súng bộ binh mà không nói đến súng chống tăng, súng cối... Nếu viết cho đủ thì cái bảng đó dài đến đâu? nó sẽ làm bài mất cân đối đến đâu? Dạng thông tin chi tiết này đã có bài riêng, tại sao phải lôi vào đây?
Trong khi đó, con số mà tôi cho là xúc tích nhất, thích hợp nhất cho người đọc ở mức tổng quan không đi vào chuyên sâu khảo dị (đa số người đọc wiki như vậy): Tổng cộng tính trị giá bằng tiền hoặc tấn, VNCH được viện trợ bao nhiêu? VNDCCH được viện trợ bao nhiêu?....thì không có.
Bài này cần thông tin tổng quan trước nhất rồi thứ đến mới là chi tiết.
Tmct 08:42, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bài chi tiết có dài, đủ thông tin thì mới chắt lọc ra những thông tin tổng quát giúp người đọc nắm được vấn đề theo nhiều chiều.Bánh Ướt 09:16, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xóa bớt chú thích thừa

Tôi xóa bớt các chú thích tại các câu sau. Lí do: chú thích không ai yêu cầu, thông tin không thuộc loại tranh cãi. Quá nhiều chú thích làm rối mắt người đọc.

  • Nhưng chính vào giai đoạn này miền Bắc đã bí mật cho tiến hành phát triển tuyến đường tiếp vận chiến lược: Đường Trường Sơn [2][ John Morocco, Rain of Fire, Boston: Boston Publishing Company, 1985, Tr. 26]
    Nếu ai cần dẫn chứng về Đường trường sơn hay ngày thành lập thì đã có bài riêng.
  • Việc phóng thành công[[1]] vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người
  • Liên Xô tuy đã có vũ khí nguyên tử từ năm 1949[3]
  • Họ khuyến khích miền Bắc chiến đấu giải phóng miền Nam mà không sợ quân đội Mỹ tham chiến ("Đế quốc Mỹ là con hổ giấy" – Mao Trạch Đông)China’s Monetary Tiger Gary North 6-9-2007]
    Chú thích trên chỉ nói đến tiền nong mà hoàn toàn không nói gì đến chuyện khuyến khích miền Bắc
  • Nhân đà thắng lợi, ngày 20 tháng 12 năm 1960 phía Cộng sản miền Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam[Marvin Gettleman, et al. 1995. Vietnam and America: A Documented History. Grove Press. ISBN 0-8021-3362-2]
    Nếu ai cần dẫn chứng về MT hay ngày thành lập thì đã có bài riêng.
  • Đứng trước tình hình trên, tướng Maxwell D. Taylor được phái sang Việt Nam[4]
  • binh sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc đã hành quân vào theo đường mòn Trường Sơn [5]
  • Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964 miền Bắc đã phải đối phó với chiến tranh không quân rất ác liệt[Karnow Vietnam: A History p. 468.:...deluged the north with a million tons of missiles, rockets and bombs...][ Tướng chỉ huy Không Lực Hoa Kỳ Curtis LeMay còn tuyên bố rằng: "sẽ ném bom cho chúng trở về thời kỳ Đồ Đá (We're going to bomb them back into the Stone Age)"]
    ác liệt hay không thì không ai nghi ngờ, còn thời điểm tháng 8 thì đã được dẫn chứng ngay sau đó.
  • Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 phía Cộng sản tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam[McNamara Argument Without End (không hề có số trang)][6],
  • lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới[McNamara Argument Without End (không hề có số trang)].
  • ...xã hội chủ nghĩa của Đông Âu đã không còn phù hợp)[Cached ngày 26 tháng 7 năm 2007 13:50:54 GMT: tai lieu tham khao: li luan gan lien voi thuc tien, cac quan diem ve li luan gan voi thuc tien, bai hoc thuc tien o nuoc ta hien nay ? Hỏi và đáp trên website tỉnh Đồng Nai] (cache đã hết)
  • càng làm cho nhân tâm thêm sa sút[Bùi Tín, Mặt Thật] (không có số trang, ai biết đâu mà kiểm chứng?]

Tmct (thảo luận) 15:12, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giữa xóa chú thích (thừa) và gọt cục xương (Chiến tranh Việt nam) cho lòi tủy biên giới quá mong manh. Không khéo bài này sẽ mất hết giá trị. thảo luận quên ký tên này là của 69.65.29.242 (thảo luận • đóng góp).

Tán thành những cắt bỏ chú thích trên của Tmct. Các sự kiện đó đều rõ ràng, ai quan tâm đến chiến tranh Việt Nam đều biết; người chưa biết thì có thể kiểm chứng dễ dàng. Avia (thảo luận) 01:11, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một phần viết rất dài không liên quan đến bài viết đã được xóa bỏ

Người Việt Yêu Nước207.233.85.202 (thảo luận) 19:06, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi, tôi lại gạch bỏ tiếp. Đây không phải là diễn đàn chính trị, không phải nơi để post quan điểm cá nhân không có dẫn chứng. Nếu IP 207.233.85.202 muốn đăng, xin mời đăng tại các nơi khác.
Nếu các IP còn tiếp tục lạm dụng trang thảo luận này, tôi sẽ khóa nó lại để tiết kiệm tài nguyên wikipedia.
Tmct (thảo luận) 19:19, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xóa bỏ nó hoàn toàn. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:36, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thêm cờ

Thêm vì các bac này cũng có tham gia chiến tranh rất nhiệt tìnhPanzerschreck 08:13, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Hồng Gấm

Hồng Gấm thấy phần này dài quá, không nên thảo luận đi quá xa đề tài. Nó là chiến tranh việt nam thì mình chỉ nên đúc kết trong vấn đề của việt nam và của chiến tranh thôi. Đề tài này hết sức nhậy cảm, cần có thông tin chính xác và tài liệu chứng minh. Tài liệu ở nước ngoài thì cũng nhiều nhưng đa phần là lệch lạc vì người viết không sống trong môi trường chiến tranh việt nam. Dù là có người đã sống ở việt nam và cũng có tham gia cuộc chiến tranh đó, nhưng có khi họ lại không tham gia để chiến đấu giải phóng dân tộc mà họ chỉ là lính đánh thuê cho quân đội nước ngoài. Dù họ vẫn là người việt nam đấy, nhưng khi họ đánh thuê cho Mỹ thì quan điểm của họ không còn giá trị nữa. Sách nói về chiến tranh việt nam ngày nay ở trong nước cũng rất nhiều, mà những người viết sách đó lại sống ở việt nam và có thể họ cũng đã từng tham gia cuộc chiến tranh đó để chiến đấu cho độc lập và thống nhất của tổ quốc việt nam nữa. Cho nên Hồng Gấm khuyên các bạn hãy tìm sách vở in ở việt nam mà đọc để vào đây thảo luận. Mong rằng các bạn sẽ có quan điểm tiến bộ hơn về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại đó của dân tộc ta.

Hồng Gấm thấy lắm ông tù binh Mỹ chả hiểu gì về đất nước và con người việt nam nên họ về Mỹ đã tuyên truyền lệch lạc cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Chỉ có vài người Mỹ họ đã từng đến thăm miền Bắc nước ta trong thời gian chiến tranh thì họ mới hiểu đúng được cái chính nghĩa tất thắng của nhân dân ta thôi. Cô Phông Đa là một diễn viên điện ảnh giỏi nhất của nước Mỹ đã đến thăm đơn vị bộ đội tên lửa và một số cơ sở sản xuất của ta ở Hà Nội trong thời gian chiến tranh, khi về Mỹ cô ta đã tuyên bố như sau:

"I visited the (Dam Xuac) agricultural coop, where the silk worms are also raised and thread is made. I visited a textile factory, a kindergarten in Hanoi. The beautiful Temple of Literature was where I saw traditional dances and heard songs of resistance. I also saw unforgettable ballet about the guerrillas training bees in the south to attack enemy soldiers. The bees were danced by women, and they did their job well.....I don't think that the people of Vietnam are about to compromise in any way, shape or form about the freedom and independence of their country, and I think Richard Nixon would do well to read Vietnamese history, particularly their poetry, and particularly the poetry written by Ho Chi Minh."

(nghĩa là: tôi tới tham quan hợp tác xã nông nghiệp Dam Xuac... Tôi thăm nhà máy sợi, trường mẫu giáo hà Nội... Tôi cũng được thưởng thức những vũ điệu không thể nào quên, nó biểu diễn về công tác huấn luyện các du kích quân đang dạy ong ở miền Nam đánh giặc. Những con ong biết nói tiếng người đang hò reo nhảy múa với các phụ nữ, và họ đang công tác tốt) [[7]]

Hồng Gấm Hong Gam (thảo luận) 21:34, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Thảo luận tại đây là để làm tăng chất lượng của bài viết mà không phải là nơi dùng để làm diễn đàn tuyên truyền niềm tin chính trị của mình!
  • "Nó là chiến tranh việt nam thì mình chỉ nên đúc kết trong vấn đề của việt nam và của chiến tranh thôi", như vậy hậu quả của nó lên những người ngoài Việt Nam thì chúng ta bỏ vào thùng rác nào? Đây là Wikipedia tiếng Việt và được đóng góp bởi nhiều người trên thế giới, không phải là Wikipedia Việt Nam mà chỉ dành cho người tại Việt Nam.
  • "Tài liệu ở nước ngoài thì cũng nhiều nhưng đa phần là lệch lạc vì người viết không sống trong môi trường chiến tranh việt nam", đây là ý kiến của nhà nghiên cứu nào vậy? Nếu người sống ngoài có lối nhìn lệch lạc thì tại sao người sống trong lại không có lối nhìn lệch lạc? Hay là một cái là "lệch lạc không theo lối nhìn của mình" và cái kia là "lệch lạc theo lối nhìn của mính"?
  • "...lắm ông tù binh Mỹ chả hiểu gì về đất nước và con người việt nam nên họ về Mỹ đã tuyên truyền lệch lạc cuộc kháng chiến của nhân dân ta", họ là một phe của cuộc chiến, tại sao họ lại không có ý kiến? Nếu họ có ý kiến và chúng ta có thể đọc tại các tài liệu về các ý kiến đó thì chúng sẽ được mang vào bài. Wikipedia chỉ đưa ra tất cả các lối nhìn và ý kiến khác nhau của một sự việc; Wikipedia không được phép xem xét là cái nào đúng/sai, tốt/xấu, lệch lạc/chính nghĩa, đen/trắng, ta/địch, ca ngợi/chê bai... và từ đó kiểm duyệt cái nào được mang vào bài và cái nào không. Làm như vậy là đi ngược lại tinh thần của Wikipedia!
Mekong Bluesman (thảo luận) 04:09, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bổ sung của Mì gói

Người ta biết rằng từ 1950 cho đến hiệp định Geneve 1954, rất nhiều cố vấn Trung Quốc điều khiển quân đội và hành chánh của Việt Minh, và khoảng ba mươi ngàn lính của Bắc Kinh, nhất là công binh, thay thế quân đội miền Bắc phải đi đánh nhau trong miền Nam từ 1965 đến 1970. Tướng Võ Nguyên Giáp, người thắng trận Điện Biên Phủ, vào năm 1964, đã nhìn nhận một cách gián tiếp sự đóng góp của Trung Quốc :
"Từ năm 1950 trở đi, sau khi Trung Quốc thắng trận, quân đội và nhân dân ta đã học được nhiều bài học quí báu từ quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc. Ta đã được giáo dục bởi tư tưởng quân sự của Mao chủ tịch. Đó chính là nhân tố quan trọng đã giúp quân đội ta trưởng thành và góp phần vào những thắng lợi liên tiếp của ta".[2]

Tôi đưa ra đây để đợi cộng đồng thảo luận đã. Tôi phản đối đưa các thông tin trên vào vì các lý do:

  1. thông tin từ 1950 đến 1954 không thuộc CTVN. Thừa
  2. Con số 30000 từ 1965 đến 1974 thực ra thiếu. Trong bài đã có nói đến con số hơn trăm ngàn với dẫn chứng uy tín.
  3. Phần nhận xét của Võ Nguyên Giáp nên đưa vào bài về Quân đội Nhân dân Việt Nam thì hợp hơn, bài này đã quá dài, thông tin đó lại ít liên quan (liệu có cần phải đưa cả lịch sử phát triển của QDNDVN vào đây không?).

Tmct (thảo luận) 11:26, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khỏi phải thảo luận nữa làm gì. Đoạn trên (cũng như nhiều đoạn khác mà Mì Gói đưa vào các bài trong ngày hôm nay đều chép nguyên từ http://www.viettan.org/article.php3?id_article=2158. Tmct (thảo luận) 12:09, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không nên thảo luận theo tính cách diễn đàn

Lâu rồi mình trở lại đây thấy đa phần mọi người thảo luận với tính cách diễn đàn mà chẳng chịu chứng minh tài liệu nào cụ thể. Thành viên tmct dựa vào đâu mà nói rằng con số 30000 từ năm 1965 đến 1974 thực ra thiếu. Nói thì phải có chứng cớ hẳn hoi, wiki này đâu phải là một trang diễn đàn. Mình không cho rằng 30000 là đúng hay không đúng, nhưng mình lý luận theo khoa học thì cái ông Mì Gói đó nói còn có chứng cớ là ở trong http://www.viettan.org. Bây giờ tmct muốn nói thì phải đem chứng cớ nào chính xác hơn như thế thì mình mới ủng hộ bạn được chứ. Bạn nói thiếu chứng cớ như vậy có tính cách diễn đàn quá.

Một phần viết không liên quan đến bài viết đã được xóa bỏ

Truong Son Tay (thảo luận) 17:14, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chỉ phát biểu sửa, xóa, bổ sung cụ thể vấn đề trong bài, các ý kiến còn lại không có giá trị. Về số liệu 30.000, mời Truong Son Tay đọc kĩ thảo luận của Tmct và nội dung có dẫn chứng trong bài viết. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:05, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bắt đầu với câu "Lâu rồi mình trở lại đây thấy đa phần mọi người thảo luận với tính cách diễn đàn ...", vậy mà Truong Son Tay lại tiếp tục làm việc đó. Hơn nữa, không chỉ làm diễn đàn tại đây mà Truong Son Tay lại lam thêm tại 2 bài có tính chất nhạy cảm khác, trong đó bài Hồ Chí Minh là một. Tại sao vậy? Mekong Bluesman (thảo luận) 22:37, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mình thấy đây là đề tài nhậy cảm nên ta cần đúc kết cho ngắn gọn, đừng để những kẻ tuyên truyền xuyên tạc lợi dụng để chúng vào đây viết những điều có lợi cho phe chúng. Chiến tranh là điều mà không ai muốn nó xẩy ra. Chính phủ ta đã phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ để hòa bình với thực dân Pháp, thế nhưng vì bọn tàn dư tay sai đã không chịu tổng tuyển cử như hiệp định yêu cầu nên muốn thống nhất đất nước thì người việt nam bắt buộc phải đổ máu. Bác đã nói rõ là "các ông giết chúng tôi 10 người, chúng tôi chỉ cần giết của các ông 1 người thôi; nhưng cuối cùng các ông sẽ thua". Trong diễn văn đọc trước đại hội quân đội nhân dân, bác đã tuyên bố với thế giới rằng "dù phải chiến đấu đến 10 năm, 20 năm, hay nhiều hơn nữa thì nhân dân việt nam nhất định thắng". Bác còn cương quyết hơn khi nói với thế giới rằng, "dù chúng tôi có phải hy sinh 1 triệu lính, 10 triệu người, hay nhiều hơn nữa thì cuối cùng chúng tôi cũng chiến thắng". Đây là đề tài nhậy cảm, chúng ta nên tập trung giải quyết những phần trong bài chính còn đang tranh cãi, không nên lái ra ngoài vấn đề.Thehe HCM (thảo luận) 19:49, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một Truong Son Tay đã đủ rồi, cộng đồng không cần Thehe HCM làm thảo luận không mục đích này dài thêm nữa. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:56, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mỹ Thua VC Trên Phương Diện Chính Trị và Đầu Tiên Ở Washington

Một phần viết rất dài không liên quan đến bài viết đã được xóa bỏ

Đào Công Khai72.130.82.88 (thảo luận) 15:46, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi gạch bỏ thảo luận kiểu diễn đàn không phục vụ gì cho bài. Tmct (thảo luận) 16:46, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xóa bỏ hoàn toàn phần đó, người dùng IP vô danh ký tên như Đào Công Khai đã lạm dụng trang thảo luận này rất nhiều lần để cộng đồng vẫn phải chấp nhận mà không giải quyết ... do đó, tôi giải quyết nó. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:32, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Một phần viết dài không liên quan đến bài viết đã được xóa bỏ (bởi Mekong Bluesman (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC))[trả lời]

Wikipedia không phải là một diễn đàn để bàn thảo phân chia đúng sai này nọ. Nếu có dẫn chứng thì cứ nêu vào bài đừng biến Wikipedia này nới tố cáo cái này cái kia. Cảm ơn.207.233.77.138 (thảo luận) 20:47, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ko nên bịt mồm phe kia thế chứ?Panzerschreck (thảo luận) 05:22, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn không muốn "bịt mồm" của bất cứ một ai nhưng trang thảo luận của Wikipedia là để làm tăng chất lượng của bài viết, không phải là để tuyên truyền niềm tin chính trị, tôn giáo, để quảng cáo, để nói chạm, nói xấu về một người hay một nhóm người hay bất cứ một hình thức lạm dụng nào khác. Tất cả mọi việc tôi làm, nếu có người không đồng ý, đều có thể thảo luận và, nếu cần, mang ra biểu quyết khóa tài khoản của tôi.
Tôi đã làm việc tại đây hơn 3 năm nhưng với số lượng thành viên chúng ta đang có (ngày càng nhiều hơn), với số lượng thật ít thành viên quản lý (ngày càng ít hơn), với số lượng phá hoại, copy bài viết hay hình ảnh thuộc bản quyền người khác (cũng ngày càng nhiều hơn), với số lượng viết bài quảng cáo (cũng ngày càng nhiều hơn) ... bây giờ thì lại có nhiều người dùng Wikipedia tiếng Việt để làm diễn đàn chính trị và những người tuy nhắc người kia nhưng dùng lời nhắc đó để tuyên truyền niềm tin chính trị của mình ... thì cộng đồng và chất lượng của từ điển bách khoa bị thiệt hại. Do đó tôi phải bắt đầu xóa bỏ các thảo luận không liên quan đến bài viết để chúng ta có tiền lệ và để nói rõ là chúng ta không chấp nhận các cách lạm dụng đó.
Mekong Bluesman (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không có "một bên" nào bị "bịt mồm". Chỉ có những người (ở bất cứ bên nào) thích biến thảo luận này thành diễn đàn chính trị bị xóa thảo luận, để lần sau những người này đừng tiếp tục lạm dụng wiki cho việc hùng biện về các quan điểm chính trị cá nhân. Tmct (thảo luận) 09:05, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dùng nguồn dẫn

Tôi nghĩ ta nên đề nghị bà con cô bác phải dùng những tài liệu in sách ở VN vì đây là những tài liệu sạch, đã được Bộ VH cho phép và có uy tín chứ dùng link lung tung trên mạng khó tin lắm, ko biết mọi người nghĩ sao?Panzerschreck (thảo luận) 05:22, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Còn tùy xem tài liệu nào ở VN và link nào trên Internet. "Bộ Văn hóa cho phép" không phải tiêu chí cho uy tín của nguồn đâu. Tmct (thảo luận) 09:02, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với Tmct vì sách mà "Bộ Văn hóa cho phép" có thể chỉ có một lối nhìn. Mekong Bluesman (thảo luận) 09:04, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn bậy bạ

Sau Hiệp định Paris, Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ về vũ khí tấn công hạng nặng và không khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh lớn. Tổng số tấn vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn/năm trong thời kì 69-72 giảm xuống còn khoảng 16.415 tấn/năm trong thời kì 73-75.Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân, Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam

Còn đây là cái link Những nguồn viện trợ cho Cách mạng VN từ các nước XHCN

1969-1972 là 1.000.796 thì sao 171.166 tấn 1 năm?1973-1975 là 724.512 làm sao mà 1 năm chỉ có 16.415 tấn được???Yonai (thảo luận) 09:33, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nguyên văn từ nguồn:
"Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật;..."
49.246 chia 3 không bằng 16.415 thì bằng bao nhiêu?
"Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật;"
684.666 chia 4 không bằng 171.166 thì bằng bao nhiêu?
Tmct (thảo luận) 10:14, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đoạn cần trung lập hóa và cần nguồn dẫn

Panzerschreck mới thêm vào bài đoạn sau:

*Đối với những người Việt Nam lầm lạc còn lại thì đây là 1 "cuộc nội chiến" nhằm "bảo vệ miền Nam tự do" chống lại "sự xâm lược của Cộng sản Bắc Việt" và nếu có thể thì cả "giải phóng miền Bắc" như 1 số khẩu hiệu đương thời của chính quyền Sài Gòn:" Toàn dân đoàn kết bảo vệ miền Nam, giải phóng miền Bắc'"

Tôi không sửa được nhưng cũng không nỡ treo biển "không trung lập" vào bài chỉ vì một hai chữ trong đoạn trên nên kéo tạm ra đây để mọi người sửa và bổ sung nguồn dẫn.

  • Từ "lầm lạc" là một quan điểm, nếu nó không có nguồn thì thành không trung lập.
  • các đoạn trích trong ngoặc kép cũng cần có nguồn (ai nói, đăng tại sách báo nào).

Tmct (thảo luận) 08:55, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về nguồn dẫn chứng

Không bịt mồm ai được, nhưng xóa được tất cả mọi bài viết nếu muốn. Chỉ tại nó có tính cách "diễn đàn". Cứ mang sách vở in ở Hà Nội vào đây dẫn chứng thì các đồng chí ở trong đây sẽ đồng ý. Còn sách ở ngoại quốc thì tùy. Nếu sách vở của phe phản chiến hay CS Mỹ viết để chửi chính phủ Mỹ và phe VNCH trước năm 1975 mang vào đây dẫn chứng thì OK. Còn sách khác thì chỉ những mẩu tin nào có lợi cho chính quyền Hà Nội đem vào đây trích dẫn thì mới được coi là "trung lập". Đó là cái "trung lập" để "hòa giải dân tộc" và để tuyên truyền cho CS Bắc Việt.

Cứ so sánh cùng một đề tài chiến tranh VN của wiki này giữa trang tiếng VN và trang tiếng Anh thì rõ, chứng tỏ những người kiểm soát trang tiếng VN là những kẻ thân cộng. Các đồng chí hãy cố gắng ngồi canh cái trang này hàng ngày và khóa hết IP của những kẻ phản động đi vì nếu muốn cứ gây chiến thì sẽ có chiến tranh.

Người quan sát207.233.79.171 (thảo luận) 19:03, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn thử đem nguồn dẫn chứng có uy tín chỉ trích Hà Nội hay bênh vực VNCH vào xem thử có ai xóa không? Nguyễn Hữu Dng 19:14, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  • Tôi nói những người khác trong ban quản lý ở đây (không kể Nguyễn Hữu Dụng) phần lớn đều là những người nặng quan điểm chính trị một chiều, họ tìm cách bênh vực cho VC. Bênh vực bằng cách làm quản lý viên ở đây để canh chừng nếu có ai nói ra sự thật về những điều tàn ác của VC ở trong nước thì họ ngăn chặn. Cho nên có thể nói rằng dù Nguyễn Hữu Dụng không phải là VC nhưng ban quản lý hầu hết là thân cộng cho nên trang web này nó là công cụ để tuyên truyền cho VC.

Ông Dụng hãy cứ so sánh cùng một đề tài chiến tranh VN ở trang tiếng Việt và tiếng Anh thì rõ, "niềm tin chính trị" trong trang tiếng Việt là do Ban Quản Lý trong đây điểu khiển. Họ điều khiển để làm sao có lợi cho chính quyền VC. Giả vờ chỉ trích VC sơ sơ và nói ra những điều đã quá rõ ràng cả cán bộ VC cũng đã nói ra rồi, cho có vẻ mình cũng đổi mới, văn minh, và "chống cộng" nữa; làm như thế để lấy uy tín tuyên truyền những điều khác mà họ muốn.

Đây là đề tài Chiến Tranh VN, nên tôi thường vào đây đọc và chứng kiến rất nhiều bài viết rất hay và logic, cũng có những bài viết có chứng cớ trong sử liệu cũng như sách báo nữa; tuy nhiên nó không có lợi cho phe VC nên đã bị xóa. Vào đây đọc nhiều nên tôi có thể hiểu được cá tính và thái độ chính trị (hay niềm tin chính trị) của từng người trong ban quản lý trong đây.

Nói chung là trang web này không phải không có niềm tin chính trị. Nhưng chỉ những người không phải ban quản lý mới không có quyền đưa niềm tin chính trị hay sự thật lịch sử mà mình biết để đem vào đây thôi. Chỉ có ban quản lý mới có quyền mang niềm tin chính trị của riêng họ vào đây để định hướng trang web này nhằm tuyên truyền cho phe VC.

Lang Thang Đi Tìm Bác207.233.77.28 (thảo luận) 19:42, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chính xác là có 2 bác đang kiểm dyệt các bài viết trong này là An Apple of Newton ở Hà Nội và tcmt hiện chưa biết ở đâuMì gói (thảo luận) 06:08, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Niềm Tin Chính Trị và Sự Thật Chính Trị

Trong này còn để lại vết tích của một người bị xóa bài với đề tài MỸ THUA VC VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ VÀ ĐẦU TIÊN Ở WASHINGTON, bài của Đào Công Khai. Điều đó nói lên cái đề tài này có liên quan đến chính trị, và khi mở ra đề tài này thì người ta cần phải chấp nhận đối diện với chính trị. "niềm tin chính trị" hay sự thật chính trị thì cũng đều là chính trị. Bạn mở ra đề tài này nhưng chỉ mong ước người đóng góp họ viết làm sao cho đúng với ý tưởng riêng của mình thì tốt nhất bạn nên mở một trang web riêng để tha hồ nói gì thì nói. Còn đã gọi là Tự Điển Bách Khoa thì nó phải dồi dào về tư tưởng, có những cái bạn không thích nhưng kẻ khác thích thì bạn cũng phải chấp nhận để nó tồn tại ở đây. Có những quan điểm chính trị hoặc sự thật lịch sử bạn không muốn thế, không thích nghe lại, không thích kẻ khác viết ra; nhưng lịch sử nó đã trôi qua và nó sẽ mãi mãi còn đó, bạn không thể nào ngăn cản nổi sự thật. Ngay cả bạn là người quản lý, là lãnh tụ hay ông bí thư đi nữa thì bạn cũng không thể nào bóp méo việt sử như những người đang cai trị ở VN đã và đang làm mãi được.

Hôm nay người dân miền Bắc, những cán bộ đầu não của VC đã có dịp nhìn thấy sự thật lịch sử, một phần rồi từ từ mọi người sẽ thấy đầy đủ bộ mặt thật của giai cấp cai trị ở VN. Chiến tranh VN là một sản phẩm của giai cấp cai trị ở đó xử dụng xương máu người VN dưới những khẩu hiệu giải phóng dân tộc, để họ thực hiện những lý tưởng hão huyền hoặc mưu đồ vương bá của cá nhân và phe nhóm họ.

Những ông quản lý trong đây nói là không phải ở VN, mà ở Florida? Điều đó đâu có nghĩa là cứ ở Mỹ thì họ không phải CS. CS hoạt động chính trị ở Mỹ trước khi những người quốc gia hoạt động ở đây nữa. Mỹ biết đến Hồ Chí Minh trước khi biết đến Ngô Đình Diệm. Trong chiến tranh VN, những người quốc gia hầu như không để tâm đến việc sinh hoạt chính trị ở Mỹ, nhưng VC đã tuyên truyền ở Mỹ rất hữu hiệu ngay từ cuối thời TT Diệm, và chúng đã tổ chức khủng bố cướp máy bay chở đầy hành khách của Mỹ ở Florida để ép phi công bay sang Hà Nội, nhưng thất bại và nhân vật VC đó đã trở thành liệt sĩ Nguyễn Thái Bình (năm 1971). Biết bao người ở SG, sống trên đường Nguyễn Thái Bình, nhưng mấy ai biết rõ điều đó?

Khi bạn mở ra một trang web, nếu bạn muốn nó phi chính trị thì chính những người quản lý cần phải biết làm thế nào để trung lập, để dung hòa ý kiến của mọi người trước đã. Không ai có thể che giấu mãi sự thật đâu. Không làm được như vậy thì tốt nhất là nên dẹp tiệm đi thì hơn. Hoặc là bạn không biết quản lý, hoặc là bạn cố tình tuyên truyền cho một phe nhóm chính trị. Trang tiếng việt này có nhiều "quản lý tốt", ngăn chặn tốt những kẻ "phản động" viết trong đây; các đồng chí hãy cố gắng nhiều hơn nữa để cảnh giác những âm mưu phá hoại trang "mạng" này nhé! Lăng Ba Đình207.233.85.83 (thảo luận) 01:19, ngày 18 tháng 12 năm 2007 (UTC) Anh Hùng Liệt Sĩ Nguyễn Thái Bình [trả lời]

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình là người việt nam yêu nước đầu tiên đã hy sinh trên đất Mỹ. Ông ta sang Mỹ theo diện du học của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng vì là người yêu nước nên ông đã sớm giác ngộ con đường cách mạng. Ở Mỹ ông đã quan hệ với đảng cộng sản Mỹ để đấu tranh chống chính quyền Dôn Sơn gia tăng đánh phá miền Bắc nước ta bằng máy bay. Ông ta đã động viên đôn đốc các đồng chí cộng sản Mỹ tổ chức các cuộc mít tinh lớn chống lại việc Mỹ tham gia vào chiến tranh ở việt nam, đòi hỏi Mỹ phải rút quân tức khắc ra khỏi miền nam nước ta. Đến khi ông về nước để thăm gia đình thì bọn CIA đã theo dõi ông, và ám sát ông chết tại sân bây Phờ Lo Ri Đa. Đảng cộng sản Mỹ vẫn ghi nhớ công ơn của ông và hàng năm cứ đến ngày kỷ niệm của ông thì đảng cộng sản Mỹ cũng gia tăng lập thành tích để chào mừng sự hy sinh vĩ đại của ông. Ông là người có công lớn trong việc tạo áp lực ép chính quyền Mỹ phải ngồi vào bàn hội nghị hòa bình ở Pa Ri. Nhờ vậy mà chiến tranh chấm dứt, nhưng ông đã chết trước khi được nhìn thấy thành công của mình. Ở bên Ấn Độ có ông Găng Đi đấu tranh ôn hòa, thì ở nước ta có đồng chí Nguyễn Thái Bình cũng đấu tranh mềm dẻo.Truong Son Tay (thảo luận) 19:01, ngày 18 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

NHỮNG ANH HÙNG LIỆT SĨ VĨ ĐẠI NHẤT TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Ngoài anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nước ta còn có anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã gây cho chính phủ Mỹ và ngụy quyền tay sai phải điên cuồng lo sợ. Anh Trỗi là người miền Trung vào sài gòn sinh sống rồi được giác ngộ cách mạng. Anh là người đã làm cho bộ trưởng quốc phòng Mĩ tên là Mác Na Ma Ra, khi sang việt nam để cấu kết với chính quyền SG đàn áp các phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, đã phải khiếp đảm bỏ chạy về nước. Anh bị ngụy quyền sài gòn bắt khi đặt chất nổ phá cầu Công Lý để ám sát tên bộ trưởng quốc phòng Mĩ đó. Trong nhà giam Chí Hòa trước khi bị giết anh đã dõng dạc hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ, và Hồ Chí Minh muôn năm. Chị Quyên là vợ anh cũng nêu cao tấm gương anh hùng. Chị đã khuyến khích anh chịu đựng và đừng khai những tổ chức cách mạng để cho địch đến bắt. Bọn chúng đã bắt chị để dụ anh khai báo tin tức các tổ chức đặc công ở sài gòn cho chúng. Nhưng cả anh và chị đều anh hùng. Sau khi anh bị giết, ngụy quyền chả dám làm gì chị Quyên nữa. Thế rồi chị được nhà nước gửi đi Liên Sô dự đại hội các anh hùng liệt sĩ Cách Mạng của thế giới.

Kế tiếp sự nghiệp của Bác Hồ, cả hai anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Thái Bình đều là những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh việt nam. Các bạn nói nhiều chuyện về chiến tranh, về vũ khí hiện đại mà quên không nhắc tới những anh hùng này là cả một thiếu sót.Hong Gam (thảo luận) 20:20, ngày 18 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tmct (thảo luận) 20:33, ngày 18 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Nửa thế kỷ trước: Mở đầu kỷ nguyên vũ trụ Website tỉnh Cà Mau, truy cập ngày 6-9-2007
  2. ^ Chine : une Longue Marche dans la Nuit" (Trung Quốc, Vạn Lý Trường Chinh trong đêm tối), tác giả : Jean-Louis Margolin-Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Khoa Học Pháp (Centre Nationnal de la Recherche Scientifique)xuất bản 1997, Chủ biên Stéphane Courtois Trang 505