Thảo luận:Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vi phạm bản quyền?

Tôi thấy đoạn viết trên hoàn toàn không vi phạm bản quyền. Bản thân báo Hà nội mới cũng đăng lại từ nguồn khác. Chúng ta chỉ trích dẫn một phần tác phẩm của tác giả như một sự dẫn chứng. Nếu cần thiết có thể thêm một đoạn ở đầu là "đoạn văn này trích từ....." Nếu cần thiết có thể xem lại bản quyền tấm ảnh "SG tản cư" ở dưới không biết người đưa ảnh đó đã xin phép tác giả chưa hay người đó tự chụp. thảo luận quên ký tên này là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp).

Trang của Hà Nội mới nói rằng "Bản quyền ©2003 thuộc về báo Hànộimới". Vì văn bản ở đây được phân phối theo Giấy Phép Văn Bản Tự Do [1], chúng ta không nên sao chép từ những nguồn dưới bản quyền. Trái lại, hình SG tản cư [2] đang ở trong phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ. Thân. Dung Nguyen 01:18, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Để chắc chắn chúng ta có thể liên lạc với nơi cung cấp thông tin để hỏi về nguồn gốc và xin phép nếu có thể. Tôi đã từng email cho Tổng cục du lịch VN để xin phép sử dụng lại một số ảnh nhưng không được phép. Hình mà bạn nói thì lấy từ Wikipedia tiếng Anh, hình này thuộc quyền sở hữu công cộng ở Mỹ nên có thể dùng lại được. Bạn có thể nhấp chuột vào hình để xem chi tiết. Nguyễn Thanh Quang 01:22, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Bài trên cũng không phải thuộc bản quyền của Hà nội mới. Hà nội mới cũng chỉ đăng lại của người khác. Tôi còn thấy nó được đăng trên nhiều báo khác. Có thể nói nó thuộc phạm vi công cộng ở VN. Còn về việc bạn gửi email cho Tổng cục du lịch, nếu họ có mail cho phép bạn đăng ảnh bạn cũng không có quyền đăng. Vì ở VN, email không phải là công điện, bạn không thể dùng email thay cho công văn xin phép được. Nếu quá rầy rà vào chuyện bản quyền thế này thì tôi hiểu làm sao đến bây giờ lượng thông tin trên Wiki vẫn quá nghèo nàn. Chúng ta trích dẫn tư liệu để mọi người tra cứu chứ chúng ta không kiếm lợi từ những văn bản đó. Mặt khác những văn bản đó đã được công cộng hóa từ rất lâu rồi. thảo luận quên ký tên này là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp).

Chúng ta nên tuân thủ luật pháp bản quyền để tránh những phiền toái không muốn. Mặc dù trang mà bạn sao chép đã sao chép từ một nguồn khác, đó là vấn đề của họ. Đây là một bách khoa chứ không phải nơi dự trữ của văn bản dưới bản quyền. Nếu ta sao chép từ những nguồn có dưới bản quyền và bị kiện thì sẽ bị mất hết công sức còn gì. Dĩ nhiên, việc dùng các nguồn đang dưới bản quyền làm tham khảo khi viết bài thì không sao. Dung Nguyen 01:39, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nghĩ cẩn thận vẫn hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã kiểm tra và bảo đảm những thông tin thế này thuộc sở hữu cộng đồng thì tôi cho rằng dù sao cũng cần thêm một số thao tác như: soạn lại cho phù hợp với phong cách bách khoa toàn thư, trung lập hoá (nếu cần thiết), và wiki hoá, v.v. chứ không nên chép nguyên văn. Thân mến, Nguyễn Thanh Quang 01:43, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi thấy đoạn văn bản trên có quan điểm trung lập nên mới đưa vào đây. Hầu hết lời văn mang tính liệt kê sự kiện. Tất nhiên các sự kiện này được ghi nhận từ phía Miền bắc đúng như subtile đã nêu. Tất nhiên còn có cách ghi nhận sự kiện khác từ phía VNCH, mong bác nào đấy kiếm được cho vào phần Từ phía Việt nam cộng hòa. Như vậy, người đọc chắc chắn sẽ hài lòng vì thông tin chúng ta đưa ra có nguồn tư liệu xác thực. Vậy tôi kiến nghị cho hiện trở lại bài viết. 203.113.160.252

Theo tôi thì bạn có thể đưa vào nhưng nên soạn thảo lại sao cho súc tích và khách quan hơn chứ không nên chép nguyên văn nội dung, đồng thời wiki hoá để đỡ mất công cho tất cả mọi người. Nguyễn Thanh Quang 20:55, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Theo tôi bài này phải viết lại hoàn toàn Lý do: dùng quá nhiều từ vi phạm nguyên tắc TRUNG LẬP. Có thể giữ nguyên ý nhưng cách viết phải đổi hoàn toàn. Thí dụ khi viết về tướng Cao Kì. Tôi hoàn toàn đồng ý ông ta là một tay tổ "nói cho người khác làm" còn bản thân thì chạy trốn. tôi ở Sai gon từ nhỏ cho đến năm 1990 chưa thấy có 1 tướng lãnh quân sự nào... bảnh đến mức như vậy (xin lỗi cho đến tận giờ tôi vẩn muốn đi rửa lỗ tai cho đỡ mỗi lần nghe hay đọc tin về ông trùm "nướng dân đen trên nòng súng" này). Nhưng dầu sao thì theo cách viết phải ghi các dữ kiện ra chứ không ghi theo kiểu "bình luận" như trong các báo. Võ Quang Nhân 19:08, 23 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi thấy bài này hoàn toàn không vi phạm bản quyền. Đồng ý là VOV có đăng bài này, nhưng bản thân VOV cũng đã trích dẫn từ những nguồn khác. Bạn có thể tìm thấy đoạn văn trên ở rất nhiều báo chí VN. Về tính trung lập, đoạn văn trên cũng không vi phạm, nó không kêu gọi mỗi người nhìn nhận sự việc theo một quan điểm nào đó, nó thuần túy chỉ mươu tả lại không khí Hà nội lúc đó, dưới tác động của các tin tức từ phía nam gửi ra. Cùng với Sài gòn, nơi diễn ra sự kiện, Hà nội là một trong 2 trung tâm quan trọng nhất của cả nước, tình hình ở HN đóng vai trò rất lớn trong sự kiện này. Theo tôi đoạn văn trên cần được khôi phục, để bạn đọc sau này thấy được không khí chính trị trong cả nước vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975. thảo luận quên ký tên này là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp).

Tôi nghĩ là phần Từ phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có rất nhiều thông tin quan trọng (đây là một điều tốt và không ngạc nhiên vì đa số các người viết từ Việt Nam có nhiều tài liệu tại đó để tham khảo). Sự thiếu để ý về vấn đề vi phạm bản quyền đã làm cho một số người copy nguyên văn những tài liệu này. Sự thiếu hiểu biết về cách làm việc Wiki đã làm một số người dùng các từ, các lời văn không trung lập (nhiều đoạn văn đọc chỉ thấy cho thông tin của một bên, một khía cạnh... như một đoạn tuyên truyền - propaganda) không nên có trong một bách khoa từ điển như Wikipedia. Dĩ nhiên đây là một chủ đề controversial và mỗi người có một cách nhìn và một ý kiến, nhưng tôi tin là chúng ta sẽ dần dần sửa đổi bài này và làm nó đọc hay và tốt hơn.
Trong khi đó, tôi không hiểu vì lý do nào, phần Từ phía Việt Nam Cộng Hòa lại quá thiếu về thông tin. Mekong Bluesman 14:01, 3 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi có biết ít nhiều về thông tin phiá VN công hoà nhưng tôi vấn không thể nào c'o các văn bản (nó đã bị hủy) vả lại tôi không ưa chính trị. chỉ khi nào sai sót tôi sẽ cố gắng điều chỉnh chi tiết cho trung lập. Làng Đậu

Phần Kết quả

Trích một câu nói của một người không phải là kết quả. Nó cũng không trung lập nữa, vì chỉ trình bày lối nhìn của 1 người. Trong vài ngày nữa, nếu người viết của phần này không cho thêm tin tức, thông tin, lập trường, sự kiện... tôi sẽ xóa bỏ phần này. Mekong Bluesman 13:37, 3 tháng 7 2005 (UTC)

theo tôi, đây là một sự kiện chính trị, quân sự lớn của đất nước, chúng ta không thể dùng lời lẽ chủ quan của chúng ta để rồi tự cho rằng đấy là trung lập được. Để nhận định về kết quả của một sự kiện lớn như vậy ta nên trích lời của những nhân vật lớn. Nếu nhân vật đó đã từng tham gia vào sự kiện đó là tốt nhất. Trên đấy tôi trích lời của đại tướng Văn Tiến Dũng, một người nổi tiếng đã tham gia vào sự kiện. Các bác có thể trích thêm lời các nhân vật khác, có quan điểm đối lập... chứ các bác tự viết theo ý các bác rồi tự cho là trung lập thì tôi cho rằng hơi chủ quan đấy. thảo luận quên ký tên này là của 220.231.113.45 (thảo luận • đóng góp).

Kết quả, theo sự hiểu biết thông thường, là các sự vật được tạo ra sau một tiến trình và thường có một hay nhiều nguyên nhân. Lời nói, lời tuyên bố rất, rất ít khi là kết quả... dù là trích lời một người, một phe hay 30 người, 60 phe.
Khi tôi viết đề nghị trên, tôi đã viết: nếu người viết của phần này không cho thêm tin tức, thông tin, lập trường, sự kiện... tôi sẽ xóa bỏ phần này. Xin đọc lại.
Mekong Bluesman 4 tháng 7 2005 16:48 (UTC)

Rõ ràng lời trích của Đại tướng khi ông tổng kết lại kết quả sau sự kiện 30.04.05. Đại tướng Văn Tiến Dũng phát biểu rất nhiều, nhưng chỉ có đoạn trích trên là quan điểm của ông về kết quả sự kiện.

Tôi không hiểu, khi đánh giá kết quả của một sự kiện lớn như thế này, ta không dựa vào nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn thì ta dựa vào ai. Tôi nói là các bác có thể tìm thêm những ý kiến đối lập để cung cấp cho người đọc cái nhìn từ nhiều phía.

Nếu mỗi người tự viết quan điểm của mình vào, mỗi người một quan điểm thành ra cãi nhau ầm ỹ, sao còn gọi là từ điển nữa.

thảo luận quên ký tên này là của 220.231.113.15 (thảo luận • đóng góp).

ha ha lấy cái gì để đảm bảo là anh bạn dựa vào đúng là của "nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn"? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để biết đó là "nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn"? hay chỉ là do bạnđánh giá... Khi đánh giá nên dựa vào yếu tố naò? vài bài báo tâng bốc tgrong nước hay phải dựa vào dữ kiện lịch sử và đánh giá của nhiều nơi phiá trong và ngoài nước. Bài này hoàn toàn không trung lập vì văn phong chớ không phải vi trích dẩn!
Rất tiếc tôi chỉ cố gắng điều chỉnh câu văn và xóa bớt những câu có tính lăng nhục cá nhân còn những gì thuộc về dữ liệu tôi không thể kiểm lại và cũng không có khả năng này nên để nguyên cho ai nắm nhiều tư liệu làm việc tiếp.
Làng Đậu 14:58, 6 tháng 8 2005 (UTC)

Rõ ràng là người trong cuộc, là một nhà quân sự, nhận định của Đại tướng Văn Tiến Dũng chắc chắn là chính xác hơn những gì tôi và bạn tự nghĩ ra. Để trung hòa tôi lấy thêm lời cả Nhà văn Dương Thu Hương, nói có vẻ theo chiều ngược lại để mọi người tự suy ngẫm. thảo luận quên ký tên này là của 220.231.126.183 (thảo luận • đóng góp).

Người viết trên viết: nhận định của Đại tướng Văn Tiến Dũng chắc chắn là chính xác hơn những gì tôi và bạn tự nghĩ ra. Đây không phải là việc ý của Đại tướng Văn Tiến Dũng hay ý của một người khác (tôi, bạn, ông X...). Đây là việc ý của Đại tướng Văn Tiến Dũng ý của các người khác (trong và ngoài cuộc) phải được nêu ra để độc giả có một lối nhìn tổng quát hơn về một sự kiện.
Người viết trên cũng viết: tôi lấy thêm lời cả Nhà văn Dương Thu Hương, nói có vẻ theo chiều ngược lại để mọi người tự suy ngẫm. Đây là một điều rất hay và nên làm vì nó thích hợp với tiêu chuẩn của Wikipedia. Chỉ có một điều nhỏ mà tôi, không phải người Việt nhưng là người nghiên cứu và học hỏi văn hóa Việt qua nhiều thập niên, thấy nên được nhắc đến. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như sau bất cứ cuộc chiến nào, có rất nhiều người còn giữ lối nhìn bao gồm hai phe. Cuộc chiến có thể chỉ có hai phe, nhưng quan điểm về nguyên nhân và hậu quả của nó có rất nhiều lối nhìn khác nhau.
Trong cuộc đời không phải chỉ có toàn trắng hay toàn đen. Có rất nhiều màu xám ở giữa.
Mekong Bluesman 02:34, 11 tháng 8 2005 (UTC)

Tại sao không thấy nhận định của tướng Trần Độ và gần đây nhất lời nói của Võ văn Kiệt về cuộc chiến, chả nhẻ mấy ông này không có đầu óc ? Và Tại sao lại không trích dẫn thêm một nhận định nào đó của 1 tướng lãnh đạo quân sự Hoa Kì trong cuộc chiến? Vấn đề trích dẫn sẽ dể cho thấy tư tưởng của người trích dẫn chứ khó cho thấy được tính trung lập bởi vì người trích dẫn có thể tìm lựa người thích hợp (cho mụch đích riêng) và, ngoài ra, 1 câu trích dẫn chỉ cần bị cắt xén trong 1 bài văn dài với đủ ngữ cảnh sẽ dể bị hiểu méo mó đi hoặc hiểu sai vì thiếu thông tin dẫn nhập của tác giả. Nếu muốn trung lập theo kiểu này thì nên trích dẫn từ nhiều nguồn và nhiều xu hướng chứ không thể không chỉ trong nước nhất là nên tránh báo chí vì báo chí thường là công cụ của một phía. Đây chỉ là nhận định chung của tôi chứ không nhất thiết chỉ áp dụng cho bài này mà cho tất cả các bài có liên quan đến quan điểm chính trị xã hội và nhân văn.

Dinh Độc Lập

Trong phần này vẩn còn thiếu sự kiện ngày (2x tháng 04 năm 1975) Đại Úy Không Quân Nguyễn Thành Trung tức (Sau đó được phiá cộng sản thăng chức Trung tá) xuất phát từ Tân sơn Nhất bằng Khu Trục cơ phản lực đã ném bom vào Dinh Dộc lập. Tuy nhiên, quả bom này đã không trúng ục tiêu và chỉ làm hư hỏng nhẹ phía sau vườn của dinh thự. Làng Đậu 14:18, 29 tháng 8 2005 (UTC)

Trưng cầu ý kiến các ban

Tôi thấy bài này nên làm lại từ đầu vì tác giả chủ yếu chép lại theo nhiều tài liệu mà không có trọng tâm, và nó có liên quan mật thiết đến bài "chiến tranh Việt Nam" nên tôi có ý định biên tập lại như sau và sẽ viết chứ không dịch lại hay đưa lại để khỏi vướng những vấn đề bản quyền:

  1. Phần định nghĩa giữ nguyên, sửa đổi nhỏ nếu cần.
  2. Phần "chiến dịch mùa xuân" bài cũ quá yếu vừa sai lạc chủ đề chủ yếu là dịch lại hoặc chép lại theo tư liệu (70% là nói về vấn đề nghi binh tại chiến dịch Tây Nguyên, có nhiều tính đề cao tuyên truyền không đúng thực chất và theo tôi có nhiều điều chưa đúng với sự thực). Nên tôi sẽ viết lại toàn bộ mà lấy cốt lõi theo như phần "cuộc tấn công cuối cùng" trong bài "chiến tranh Việt Nam" tất nhiên sẽ chi tiết hơn vào các chiến dịch Tây nguyên, Huế- Đà Nẵng, Hồ chí Minh. Đưa phần di tản vào phần chiến dịch mùa xuân này nhưng chủ yếu nói về việc người Mỹ di tản. Bỏ đoạn nói về tướng Kỳ vì nó không thích hợp với mục từ.
  3. Bỏ phần "Dinh Độc lập" vì phần này không đúng nội dung bài viết mà chỉ nói sơ qua trong việc Cộng sản chiếm dinh thôi.
  4. Giữ phần kết quả sửa đổi nếu cần (Phần này sẽ gây tranh luận nhiều nhất- theo tôi nghĩ)
  5. Gộp phần thống nhất vào phần kết quả
  6. Phần Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để lại và sửa nếu cần.

Các bạn thấy thế nào

--58.187.55.118 02:27, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)User:Tô Linh Giang.

Tán thành! Nguyễn Hữu Dng 02:35, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Tôi cũng đồng ý. Nhưng Tô Linh Giang phải cho tôi một chút thời giờ để... thở. Tôi chạy theo không kịp Tô Linh Giang vì vẫn hãy còn đọc bài Chiến tranh Việt Nam.;-) Mekong Bluesman 03:16, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Phản đối. Tôi nghĩ nếu viết như hiện nay thì bài viết đã không còn hợp với tên Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nữa mà trở thành 1 phần của bài Chiến tranh Việt Nam. Đề nghị nhóm viết bài có thể tóm lược lại hoàn cảnh lịch sử và mô tả tập trung diễn biến 30 tháng 4. Những phần liên quan đến chiến dịch cụ thể thì tạo những bài viết riêng về nó. Vietbio 08:37, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vietbio đưa ra một nhận xét tốt. Nhưng tất cả còn tùy thuộc vào cách viết của Tô Linh Giang và viết những gì. Sau khi Tô Linh Giang viết xong, chúng ta sẽ giải phẫu bài này: thêm, xóa bỏ hay chuyển sang một bài hay một đề tài khác. Thí dụ, Sự kiện 30 tháng 4, 1975/Chiến dịch quân sự. Mekong Bluesman 15:43, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài thực ra đã định hình rồi. Rõ ràng bài chia làm 2 mảng độc lập: Chiến dịch Mùa xuân năm 1975Sự kiện 30/4 (với diễn biến chính và kết quả). Còn phần Thống nhất và XHCN thì hoàn toàn ko thuộc bài này. Nó nên nằm ở bài Lịch sử Việt Nam thì hợp lý hơn. Vietbio 08:26, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xã hội chủ nghĩa tại Việt nam

Sau chiến thắng trong chiến tranh người dân và những người Cộng sản Việt Nam say sưa với chiến thắng bắt tay xây dựng mô hình Chủ nghĩa xã hội duy ý chí khi mà mô hình này không còn sức hấp dẫn. Nhân dân sau chiến tranh đòi hỏi một sự chấn hưng nhưng mô hình làm cho họ ngày càng khốn khó và bất bình hơn. Là một nước nông nghiệp mà luôn thiếu đói. Kinh tế, văn hoá, xã hội mọi mặt đình đốn và suy tàn. Là người chiến thắng trong chiến tranh nhưng các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã không rút ra được những bài học xương máu của chiến tranh để đất nước bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh nhân dân chống lại mình tại Campuchia và phải chiến đấu quân sự trên hai mặt trận Bắc và Tây Nam, uy tín giảm sút trên trường Quốc tế. Lòng người oán thán cộng thêm những khó khăn của cuộc sống và những chia rẽ vốn có của cuộc chiến tranh dòng người khổng lồ bỏ nước ra đi (xem thuyền nhân) Sau 10 thống nhất Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đổi mới ra đời là một nhu cầu cấp thiết và sống còn nó đòi hỏi phải xem xét lại toàn bộ những định nghĩa, học thuyết quan niệm của xã hội. Những người Cộng sản Việt Nam được sự đồng tình của xã hội đã tiến hành đổi mới với những thành công bước đầu. Đất nước lấy được đà phát triển đời sống nhân dân đã bắt đầu được cải thiện mà vẫn giữ được sự ổn định chính trị cần thiết. Việt Nam đang hoà nhập vào dòng chảy của tiến bộ nhân loại. Mặt khác xã hội Việt Nam vẫn còn những thách thức rất lớn, nhu cầu phát triển tiếp theo yêu cầu phải có những bước đi mạnh dạn, sáng tạo và thích hợp tất cả những cái đó đang ở phía trước những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam.

Tôi để nó tạm đây rồi xem dùng nó vào việc gì được.

Vietbio 08:59, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bị đánh hai mặt, bị cấm vận mà không chết là may

Trên là ai viết??? 1 hay 2 người. Yên Bắc dẹp nam là chiến công lớn của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, hay người viết không muốn Pôn Pốt thảm sát ở Tây Ninh, phải vào tận Sài Gòn thảm sát.AE 18:36, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

NOPV

Tự nhiên sau khi sửa lại thấy thừa cái NOPV(lạ thật). Không biết đã bỏ đi được chưa??:-)) Vietbio 09:05, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhất trí với Vietbio

Khi viết trưng cầu ý kiến các bạn tôi chỉ có ý viết lại phần diễn biến sao cho đúng logic trọng tâm của vấn đề và tránh cách viết Propaganda thôi. Chứ chưa xem đến cơ cấu bài sẽ thế nào. Nay sau khi viết xong tôi thấy đúng như những nhận xét của Vietbio và tán thành cách sử lý của Vietbio:

  • Cắt bỏ phần diễn biến. Biến nó thành bài "Chiến dịch..."
  • Cắt bỏ phần "Xã hội chủ nghĩa...
  • Tóm tắt ý "Thống nhất" vào phần kết quả
  • Với những sửa chữa như vậy tôi thấy đã bỏ được phần NOPV rồi. Thank You very much.

--58.187.32.89 09:20, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh GiangTrả lời

Vẫn cần anh Tô xem và sửa lại phần Diễn biến của bài này, cũng như để ý đến bài Chiến dịch Hồ Chí Minh. Vietbio 10:05, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vietbio ơi! Tôi Rất vui mừng với sự làm việc chung không hẹn mà rất ăn ý, hiệu quả của chúng ta. Theo ý tôi bài của chúng ta khá tốt rồi nhưng nếu như nó có thêm hình ảnh nhất là hình ông Dương Văn Minh đọc đầu hàng hoặc hình ông ta xung quanh là các sĩ quan Cộng sản thì tốt biết mấy. Vietbio và các bạn hay lang thang trên mạng có thể tìm được chúng không? --Tô Linh Giang 15:20, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang

Hình ảnh tư liệu

Các bạn ơi! Tôi muốn hỏi điều này. Trong bài chiến dịch Hồ Chí Minh ở phần liên kết ngoài có link (Chiến dịch Hồ Chí Minh kỳ cuối) của www.baocantho.com.vn/vietnam/chinhtri/22986. Tôi thấy có ảnh Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, đang trong vòng vây các sĩ quan Cộng sản có người còn tay cầm súng ngắn. Sĩ quan bên phải ở tiền cảnh nay là trung tướng Phạm Xuân Thệ tư lệnh một quân khu- người bắt ông Minh ra đài phát thanh và soạn lời văn đầu hàng. Đây là ảnh tư liệu cực kỳ quý báu. Ngày xưa ở Việt Nam việc đăng các ảnh này thực tế là thoải mái. Không biết bây giờ ta lấy ảnh này có nói rõ trích nguồn nào nào... thì có vi phạm bản quyền không. Nếu không lấy được thì thật đáng tiếc. --Tô Linh Giang 01:34, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang.

Tôi đã đọc cái website đó và họ có nói BẢN QUYỀN CỦA BÁO CẦN THƠ / GHI RÕ NGUỒN "BÁO ĐIỆN TỬ CẦN THƠ" KHI PHÁT HÀNH LẠI THÔNG TIN TỪ WEBSITE NÀY nên tôi nghĩ là chúng ta có thể dùng hình đó nếu ghi rõ nguồn như họ yêu cầu. Mekong Bluesman 01:48, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Mekong ơi! Nếu ông A lấy của ông B, ông B lấy của ông C...ông Z. Và cũng chỉ cần ghi rõ nguồn tư liệu thì ghi chú thế nào ông A hay ông Z. Thank You 58.187.38.229 08:44, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh GiangTrả lời
Tô Linh Giang bảo là cái hình đó không phải là của Báo Cần Thơ sao?! Nếu như vậy thì không nên dùng nó. Mekong Bluesman 09:27, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mekong ơi đúng là cái ảnh đó tôi download từ Báo Cần Thơ thật nhưng chắc chắn là họ dùng lại của nguồn khác (Chính họ cũng ghi chúSách Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975 NXB TT) mà vậy giải quyết thế nào? Thôi tôi cứ để tạm đây đã, các Sysop thấy nó không đủ độ tin cậy thì bỏ nó đi sau vậy. Nếu thế thì thật tiếc.User:Tô Linh Giang

Luật bản quyền, theo tôi hiểu, rắc rối lắm. Vì các máy tính của Wikipedia nằm tại Hoa Kỳ nên luật bản quyền của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực. Quyển sách đó xuất bản tại Việt Nam nên thuộc luật bản quyền của Việt Nam. Một người có chủ quyền của cái ảnh đó có thể không kiện được nhà xuất bản quyển sách nhưng vẫn có thể kiện Wikipedia được, dựa theo luật của Hoa Kỳ. Mekong Bluesman 10:38, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nguồn?

"Để không gây các rắc rối với Hoa Kỳ, tránh động chạm đến tự ái dân tộc của họ, quân Bắc Việt dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết thì họ mới vào" ==> xin hỏi thông tin này là từ đâu. Theo những tài liệu trong nước thì trong những ngày đó không có chuyện phía Giải phóng "dừng lại" mà ngược lại đều nhận được chỉ thị tiến vào Sài Gòn càng nhanh càng tốt. thảo luận quên ký tên này là của Truong Son (thảo luận • đóng góp).

Đây là thông tin chính xác đã được đăng tải trong dịp kỷ niệm 30 năm 30.4 trên các phương tiện thông tin. Tôi xin khất một thời gian sẽ định vị nguồn chính thức.Tô Linh Giang 07:48, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các bạn có thể tham khảo thông tin này tại bộ phim tài liệu Vietnam - The 10,000 day war của Michael Mclear trong chương "Đầu hàng" phần mục "di tản" có trích dẫn cả bằng hình nguyên văn lời của Frank Snepp nhân viên CIA Saigon người chứng kiến trong cuộc của sự kiện: "Trong sự kiện di tản người ra khỏi thành phố Sài gòn, Cộng sản đã kéo dài thời gian, họ muốn sự kết thúc không phức tạp, họ nhanh chóng hoãn cuộc tiến công cuối cùng để cho tất cả người Mỹ ra đi...". Đây là bộ phim được công chiếu trên TV trung ương VTV1 nhân kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh và đã được sao thành 10 đĩa VCD để bán trên thị trường, đoạn phim trên nằm trong đĩa thứ 9 Nếu các bạn ở Việt Nam quan tâm có thể liên hệ theo số điện thoại di động sau để có nó 0953313359 (hỏi Dũng). Trong VCD thứ 9 này khi mô tả cuộc tiến công của CS ngày 28.4 cũng có đoạn nói "Bỗng nhiên họ dừng lại..." mà không nói nguyên nhân.
Còn chính xác dừng lại 1 ngày là tôi lấy theo bài hồi ức của một tướng QĐND tham gia trận đánh: "Chúng ta dừng lại 1 ngày cho người Mỹ đi hết..." (viết lại theo trí nhớ của tôi) tôi đã quên tên, chức vụ hình như chính uỷ hoặc phó tư lệnh quân đoàn 4 (không nhớ rõ)trên trang Web của VN nhưng tôi đã cố tìm lại mà không tìm thấy nữa. Tô Linh Giang 17:25, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

  • Thứ nhất, ông Frank Snepp là người của CIA thì tiếng nói của ông không phải là tiếng nói của Cộng sản, trừ khi ông có thể chứng minh rắng thông tin này ông đã đọc, đã nghe từ một nguồn thông tin cộng sản đáng tin cậy. Đây chỉ có thể được coi là một phỏng đoán của ông Frank Snepp.
  • Thứ hai, Tô Linh Giang có thể upload đoạn băng này lên rồi cho đường link để làm bằng chứng được không?

Newone 11:11, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có đoạn phim trên nhưng tôi không biết cách nào để upload lên được cả, tôi chỉ có thể upload được ảnh còn hình và tiếng thì không. Trong khi tranh luận về việc CIA và chiến dịch Phượng Hoàng tôi đã cố thử để đưa lên đoạn phim nhưng chẳng có cái gì cả. Tôi sẽ thử một lần nữa nhé, khi nào được tôi sẽ viết tiếp vào đây.--Tô Linh Giang 12:21, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo đúng logic của cuộc sống thì tất nhiên quân Cộng sản nên dừng lại cho Người Mỹ đi hết và những lãnh đạo của Cộng sản là những người kinh qua nhiều kinh nghiệm đấu tranh 20 năm, họ đã kiên trì quân sự kết hợp chính trị, ngoại giao loại dần người Mỹ ra khỏi cuộc chiến một cách rất khó khăn, tất nhiên họ đều hiểu không nên chạm tự ái của Hoa Kỳ. Thử tưởng tượng xem sẽ rắc rối thế nào nếu quân Cộng sản vào sớm và Hoa Kỳ đang di tản?: không nhẽ không can thiệp gì để máy bay trực thăng Mỹ lên xuống tự do. Mà can thiệp thì có thể sẽ có thể bắn nhau với lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Tuy Mỹ đã rút khỏi chiến tranh nhưng khi thể diện nước lớn bị thách thức thì có thể có phản ứng rất không có lợi cho Cộng sản. Điều này thì ai cũng hiểu và đó là tất nhiên thôi. Chỉ có điều vì lý do tuyên truyền hay lý do nào đó người ta có thể không nói công khai lên.--Tô Linh Giang 13:03, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tô Linh Giang có thể gửi email cho tôi để tôi upload thử được không? Và theo tôi, trước khi có bằng chứng rằng đây đúng là ý của bên cộng sản thì nên để trong bài dưới dạng nhận định từ bên tướng lĩnh Hoa kỳ thì đúng hơn? Newone 09:23, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi vừa định gửi Email cho bạn và Attach file tôi cắt đoạn phim (File Escape.MPG 3,57 MB) nhưng gửi thư cho thành viên Wikipedia trong trang chính của Vi.wikipedia thì tôi không thấy có nút nào, chỗ nào để Attach file đính kèm. Vậy bạn phải cho tôi địa chỉ Email của bạn tôi sẽ gửi bằng Yahoo mail. Hoặc hướng dẫn cho tôi cách attach file bằng cách gửi thư bằng Wiki, hãy viết vào trang thảo luận của Thành viên:Tô Linh Giang.--Tô Linh Giang 10:44, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các bạn nào thắc mắc về nguồn tin quân Cộng Sản dừng lại 1 ngày trước khi tiến vào Sài Gòn có thể xem 'Vietnam ten thousand day war' của Richard Basehart in Youtube hoặc có thể vào Youtube.com và tìm kiếm ' Surrender or April-1975 Event of South ' Hungbui 22:40, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Danh xưng chính thức

Danh xưng chính thức của Quân giải phóng lúc đó là gì? Để bài viết trung lập, mong các bạn sử dụng đúng danh xưng chính thức thời đó, ví dụ như Quân lực Việt Nam Cộng hòa linhbach 10:06, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có thể gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Truong Son 15:45, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Việc dùng danh xưng đúng là một việc làm cho tôi rất phân vân khi hiệu đính loạt bài về chiến tranh Việt Nam. Các bạn cũng có lý khi cho rằng để đảm bảo trung lập thì cần gọi đúng danh xưng chính thức. Đó là một quan điểm. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy một khía cạnh khác là ngay danh xưng đã nói lên quan điểm chính trị của một phía và nó có thể không chấp nhận được với phía bân kia. Tôi lấy ví dụ tên "quân giải phóng miền nam Việt nam" là tên chính thức đó hàm ý nói rằng đây là quân đội chính nghĩa để "giải phóng" miền nam khỏi "đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai". Tôi không đi vào tranh luận tính chính nghĩa đúng sai của việc này nhưng cái tên như vậy đã là không chấp nhận được với một số người của phía đối địch vì vậy mới là vấn đề. Tôi biết có những người nghe thấy chữ "quân giải phóng" là đã phản ứng rất quyết liệt rồi. Do đó theo tôi khi viết nên cố gắng dùng một tên có tính "trung tính" nhất, cách mà tôi dùng là theo nguyên tắc như vậy (theo thiển ý của tôi). Tôi tránh dùng các từ mà các phía lâm chiến gọi nhau như "ngụy quân, ngụy quyền", "quân đội sài gòn", "cộng quân", "Việt Cộng" còn cách gọi quân Bắc Việt Nam, quân Nam Việt nam, quân Cộng sản là trung tính chấp nhận được và cách này hay được các hãng thông tấn nước ngoài sử dụng và nó không hàm ý chính trị gì chỉ có điều nhiều người trong nước có thể chưa quen và cho là chưa trung lập. Xin ý kiến đóng góp thảo luận của các bạn Tô Linh Giang 02:27, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi tán thành ý kiến này. Nguyễn Hữu Dng 21:42, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
  • Gọi "quân Cộng sản" thì chẳng khác gì gọi "Cộng quân" cả ?
  • Vậy nếu như một phía lại không chấp nhận cách gọi "quân Nam Việt Nam" với lí do "họ coi đó không phải là đại diện của miền Nam" thì sao. Bên nào cũng có lí do để phủ nhận danh xưng của đối phương. Chẳng lẽ chúng ta thiên vị bên này hoặc bên kia sao ?
  • Cách gọi "quân Bắc Việt" thực chất là có hàm ý chính trị vì Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ có người miền Bắc mà có cả người miền Trung và miền Nam.
  • Nếu tiếp tục lập luận như vậy thì nên gọi "Quân đội giải phóng Nga" (ROA) của tướng Vlasov trong WW2 là gì ?

Truong Son 13:08, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cách giải thích từ "quân Bắc Việt" của Truong Son có vẻ hợp lý.
Tôi thấy (tất cả) các bài viết của Tô Linh Giang chưa tuân thủ tốt Thái độ trung lập, bên cạnh tinh thích hợp của lối hành văn với Wikipedia. Rất tiếc là tôi chưa có thời gian và hứng thú sửa đổi.
--Docomo (thảo luận) 13:28, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ngoài ra việc dùng các tên gọi không chính thức gây khó khăn cho tra cứu, vì nó không có định nghĩa rõ ràng như tên gọi chính thức. Việc gọi tên không chính thức tôi thấy nhiều khi thể hiện quan điểm của người viết, bạn phải áp đặt một quy tắc nào đó trong việc chọn tên. Việc gọi tên chính thức là cách dễ dàng tránh đưa ra quan điểm riêng nhất. VLVN Cup 13:39, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ không nói Truong Son sai, tôi cũng sẽ không nói cách viết của Tô Linh Giang là hoàn toàn đúng (vì tôi vẫn còn sửa nó). Nhưng mọi người nên viết một bài dài như các bài Chiến tranh Việt Nam (bài Sự kiện 30 tháng 4, 1975 này ngắn hơn) và sẽ hiểu là không lúc nào trong bài cũng cần viết toàn thể "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" hay "Quân lực Việt Nam Công hòa" hay "Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam"...

  • Quân Cộng sản hay Việt Cộng, theo tôi, là các tên dùng thông dụng không có nghĩa gì hơn là các lực lượng của phía Việt Nam theo chính sách cộng sản.
  • Quân Bắc Việt, quân Nam Việt... là các đại danh từ chỉ các quân đội đến từ các vùng đó. Dĩ nhiên là các người tạo thành các quân đội đó có thể đến từ nhiều vùng khác nhau. Trong quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam có nhiều người mang các quốc tịch khác, quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương có Légionnaires hoàn toàn không phải là người Pháp, trong Đệ nhị thế chiến quân đội hoàng gia Anh có các nhóm đến từ Canada, Ireland, Úc, Ấn Độ...

Cách viết phải chính xác, nhưng chính xác trong context. Khi tôi viết, thí dụ, về tình hình chính trị tại Liên Xô trong thập niên 1960, tôi không cần lúc nào cũng phải nhắc lại "Hội đồng chủ tịch toàn Liên Xô", hay "Đảng Cộng Sản (Liên Xô)"... Sau khi nhắc vài lần tôi có thể viết là Đảng mà người đọc vẫn hiểu.

Mekong Bluesman 15:38, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tớ thấy danh xưng Cộng sản chưa thật sự phù hợp khi nói về các lực lượng của Mặt trận Giải phóng và của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lý do thì đã có nhiều, nhưng tớ xin đưa ra thêm một lý do nữa. Danh xưng Cộng sản và danh xưng Quốc gia là của "phe kia" tự đặt cho họ và tự đặt cho mình. Danh xưng chính thức của họ không phải như vậy, và họ cũng không tự gọi mình như vậy. Nếu lo ngại gọi họ là Giải phóng Quân sẽ gây phản ứng cho những người không ủng hộ họ, thì thử hỏi,khi gọi VNCH là những người Quốc gia có gây phản ứng ngược lại?

Tóm lại, tớ đề nghị gọi theo danh xưng mà các bên tự nhận. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Việt Nam cộng hòa, Quân Giải phóng v.v..Có thể viết tắt cho gọn. QDNDVN, VNCH.

Thêm nữa, tớ đề nghị không dùng danh xưng quân Miền Nam, quân Miền Bắc. Cách gọi đó tạo cảm giác gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, nhất là trong bối cảnh chúng ta chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cái bóng của cuộc chiến.

Tớ định gửi mấy dòng này lên thảo luận: danh xưng chính thức. Nhưng do chưa dùng thành thạo, có thể sai địa chỉ. Nếu có sai sót, xin chuyển hộ tớ, xin cảm ơn.

Thành viên:Vo quoc tuan

Bạn Tô Linh Giang nói nếu dùng từ QGP sẽ khiến phía bên kia phản ứng. Vậy bạn có nghĩ rằng khi ở đây dùng từ VNCH có khiến "phía bên này" phản ứng không? Bạn xem trên tất cả các văn bản chính thức xem họ gọi nhau là thế nào? Nếu đã gọi VNCH thì phải gọi QGP, nếu không thì tính trung lập mất giá trị. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.89.19 (thảo luận • đóng góp).

đoạn về lực lượng QDNDVN

Tôi sợ là viết như tình trạng hiện nay người ta cười cho. Vì các đơn vị ở Lào vẫn nguyên ở Lào, không tham gia chiến dịch, còn sư 308 chắc chắn ở lại phòng thủ miền Bắc, không tham gia. "chưa tính cách sư đoàn phòng thủ miền Bắc"... nên nói rõ?

Nhưng tổng số quân của VNDCCH trên toàn Đông Dương thì có liên quan gì đến bài này nhỉ? Tôi tưởng chỉ nên liệt kê các đơn vị tham gia

Tmct 10:23, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về đoạn thất thủ ở duyên hải miền Trung

Về Quy Nhơn tôi không có ý kiến, nhưng còn ở Nha Trang, tôi không rõ tài liệu mà Yonai dẫn trích nguồn nào, nhưng Ba tôi kể lại, ngày 31/3 quân Cộng hòa đã bỏ chạy khỏi Nha Trang, ngày 1/4 Nha Trang vô chính phủ, cướp bóc, giặc giã khắp nơi. Đến ngày 2 tháng 4 xe tăng giải phóng tiến vào Nha Trang. Hiện nay ở Nha Trang còn đường mang tên 2 tháng 4 để ghi nhớ ngày này. Chỉ có sau đó, quân Cộng hòa có điều máy bay quay ra ném bom vào cầu Xóm Bống để chặn đường đi. Sao lại nói là giải phóng vào ngày 3/4 và chiến sự diễn ra 3 tiếng đồng hồ? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:49, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa theo nội dung tại en:Ho Chi Minh Campaign. Nguồn từ các tạp chí online thường chép đi chép lại của nhau dẫn đến thông tin sai lạc. Tmct 14:22, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Link trên lại được dùng cho con số 40000 người chết trên đường 7b. Vì đã có chứa thông tin không chính xác nên không thể dùng link trên cho các thông tin còn lại được nữa. Tôi lùi sửa đổi của này của IP 118.68.110.170. Tmct 07:56, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn đáng nghi

Xin cho tôi hỏi tại sao Air Force Magazine của Air Force Association lại là đáng nghi? Tác giả bài viết Walter J. Boyneformer director of the National Air and Space Museum in Washington, is a retired Air Force colonel and author. He has written more than 400 articles about aviation topics and 29 books tại sao lại không đáng để tin cậy?

Nếu như có ý kiến ngược lại, cho rằng nguồn này và tác giả này đáng tin cậy thì giải quyết như thế nào?

Phan Ba 10:48, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi hiểu thì nguồn này đáp ứng được điều 4 của Quy định tại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Quy định. Phan Ba 10:55, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng nguồn đó (Chú thích 2 Walter J. Boyne, The Fall of Saigon) được trích dẫn trong bài, nhưng khi trích dẫn cũng chính nguồn đó về việc 40.000 người chết trên đường 7B thì lại cho là nguồn đáng nghi? Phan Ba 13:46, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn này có vẻ là có uy tín, tuy nhiên trong chính bài đó lại có thông tin sai, cụ thể mời Phan Ba xem mục thảo luận ngay ở trên đây. Điều đó làm tôi nghi ngờ các thông tin còn lại.
Ngoài số liệu sai về ngày tháng nói trên, nguồn trên còn có một số liệu sai với rất rất nhiều tài liệu khác (sách in) về chiến tranh VN: "It [QLVNCH] had about 750,000 troops, of which only about 150,000 were combat troops". Số liệu này thiếu trên 250.000 so với các tài liệu khác (tổng quân số VNCH lên 1 triệu từ năm 72 và không hề giảm sút).
Nếu bài của ông này còn được dùng làm nguồn cho chiến tranh Việt Nam, tôi sẽ kiểm tra lại các chi tiết đó. Ông này có thể là chuyên gia cực kỳ uy tín trong ngành hàng không, thậm chí uy tín trong các nội dung liên quan đến hoạt động quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét cụ thể về chiến dịch Tây Nguyên (nội dung của bài):
  • Chiến dịch Tây Nguyên là khi quân Mỹ không còn ở Việt Nam, các cố vấn Mỹ đã sơ tán bằng không quân từ thị xã Kontum, Ban Mê Thuột, không thể chứng kiến vụ rút quân trên đường 7.
  • Những người có thẩm quyền của Việt Nam Cộng hòa khi đó đang rút chạy, không còn ai làm thống kê về số người chết và bị thương trong đợt rút quân này. Do đó không thể cung cấp nguồn đáng tin cậy cho người Mỹ viết sách. Những người chỉ đơn giản là tham gia vụ này không thể có khả năng làm một thống kê trên diện rộng này. Do đó nếu có số liệu từ phía này thì chỉ là ước đoán chủ quan.
  • Bên duy nhất có khả năng thống kê ra con số thương vong này là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng không có tài liệu nào nói rằng họ công bố số liệu này, thậm chí không biết là họ có làm thống kê này hay không.
Do vậy, vì không tham gia sự kiện, cũng không phải nhà sử học chuyên về đề tài Việt Nam nên ông này không thể là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực cụ thể của bài này. Xin nói thêm là tôi chưa thấy 1 quyển sách tiếng Anh về ctvn nào, kể cả những quyển mà tác giả rất ghét cộng sản, đưa ra con số thương vong cho vụ này.
Đó là nói về tác giả. Còn về con số. Chỉ có hơn 10.000 quân VNCH rút trên đường này, mà theo tác giả thì tổng cộng có đến 40.000 người chết (đoạn trước đó chỉ nói là "killing thousands of civillian", cộng thế nào cho đủ 40 nghìn?), thì trong số 10.000 kia chắc phải chết gần hết, khi đó người ta không thể nói là "quân đoàn 3 tan rã" mà phải gọi là bị "tiêu diệt hoàn toàn".
Tóm lại, theo tôi, tác giả là chuyên gia về hàng không, không quân, nhưng chưa chắc là chuyên gia uy tín về lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Điều đó thể hiện ở các chi tiết không chính xác khác trong bài viết, trong việc tác giả là cựu sĩ quan không quân và cựu giám đốc bảo tàng không quân chứ không phải một tác giả chuyên viết về chiến tranh Việt nam (phóng viên chiến trường hoặc nhà sử học).
Tmct 17:01, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi vừa xem lại "nguồn chú thích" số 2 trong bài cũng dùng tài liệu này, khi chấp nhận nguồn trên, tôi chưa để ý đến tác giả và nội dung chi tiết của bài viết, cũng nhìn cái tên AirForce mà cho là nguồn này tốt (xem Thảo luận:Quân lực Việt Nam Cộng Hòa#Nguồn Walter J. Boyne và con số 200.000). Đó là cũng là lần đầu tôi thấy một số liệu có vấn đề (con số 750.000) nhưng chưa quan tâm lắm, đến khi Vinhtantran nêu vấn đề sai sót về ngày tháng ở trên thì tôi mới bắt đầu nghi ngờ (xem mục trước). Tmct 17:16, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Buồn cười nhỉ, tcmt ko hề biết rằng phe CS đã nã pháo ào ạt vào cả những người chạy nạn chung với binh sĩ VNCH à? Ngay cả cuốn film VN-Cuộc chiến 10.000 ngày cũng xác nhận như vậy. 10.000 binh sĩ và 30.000 dân thường chết.

Quân VNCH sau 73 bị cắt quân viện, lấy gì duy trì đủ quận số trên 1.000.000? 150.000 có lẽ là do tác giả chỉ tính 13 sư chính quy, 1 sư 10.500 người. Tài liệu về QL VNCH cũng có nhiều loại thống kê khác nhau, nếu tính luôn những người có quân hàm nhưng ko vũ trang thì sao? Buồn cười. Như các nhân viên hành chánh, kế toán, đánh quái gì được???? TG viết khá nhiều sách, chắc chắn nhiều hơn Văn Tiến Dũng đấy. Hay là do nói những chuyện xấu của CS nên tcm muốn ém nhẹm???

203.162.3.156 05:04, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thông tin trên Wikipedia phải đáng tin cậy và kiểm chứng được. Chỉ có thể đưa vào bài các sự kiện, quan điểm, lý thuyết hay luận cứ nào đã được công bố bởi nguồn đáng tin cậy
Tiêu chí của thông tin đưa vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn. Trong ngữ cảnh này, "kiểm chứng được" có nghĩa là người đọc phải có khả năng kiểm tra rằng nội dung được đưa vào Wikipedia đã được công bố bởi một nguồn đáng tin cậy
Những nguồn có uy tín là những nguồn không có xuất xứ từ những blog của cá nhân, không có xuất xứ từ những Forum phải đăng ký thành viên, không có xuất xứ từ những trang Web chỉ viết riêng về một gia đình hoặc một người, và không có xuất xứ từ những trang Web, những nhà xuất bản, những tài liệu chuyên về quảng cáo và kinh doanh.
Sau khi đọc phần quy định bên trên thì theo tôi hiểu là nguồn này đáp ứng được các tiêu chí phía trên và do đó được phép dùng làm nguồn dẫn chứng.
Tmct viết rằng Tóm lại, theo tôi, tác giả là chuyên gia về hàng không, không quân, nhưng chưa chắc là chuyên gia uy tín về lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Điều đó thể hiện ở các chi tiết không chính xác khác trong bài viết, trong việc tác giả là cựu sĩ quan không quân và cựu giám đốc bảo tàng không quân chứ không phải một tác giả chuyên viết về chiến tranh Việt nam (phóng viên chiến trường hoặc nhà sử học). Cái này thì theo tôi biết là chưa có quy định cụ thể tại Wikipedia (không tham gia sự kiện, không phải là chuyên gia của đề tài thì không phải là nguồn có uy tín, cho rằng không chính xác thì không phải là nguồn uy tín). Nếu chưa có quy định cụ thể thì theo ý tôi nên đưa ra cộng đồng bàn bạc vì Tmct hoàn toàn có thể cho rằng ông ấy chưa chắc là chuyên gia uy tín về lịch sử Chiến tranh Việt Nam nhưng nếu có người khác cho rằng ông này đủ uy tín để trích dẫn thì ai quyết định là được phép trích dẫn hay không?
Xin nói thêm một ít về chính xác: Một nguồn cho rằng Nha Trang được giải phóng vào ngày 3 tháng 4. Một người khác nói rằng "Ba tôi kể lại [...] Đến ngày 2 tháng 4 xe tăng giải phóng tiến vào Nha Trang". Thay vì đi tìm dẫn chứng cho ngày 2 tháng 4 thì lại đưa chú thích khác cho rằng Nha Trang được giải phóng vào ngày 1 tháng 4. Hôm khác, có người khác bảo rằng ngày 1 tháng 4 là không chính xác, ngày 2 tháng 4 mới đúng nhưng dẫn lại một nguồn khác cho rằng Nha Trang được giải phóng vào ngày 3 tháng 4 thì có gì là khác nhau đâu? Tại sao lại không nói "theo báo SGGP, (Giải phóng Nha Trang và Quân Cảng Cam Ranh) Trong ngày 2 và 3-4-1975, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa và Quân cảng Cam Ranh được giải phóng, tuy vậy nhiều tư liệu khác cho rằng Nha Trang được giải phóng ngày 1 tháng 4 hay ngày 3 tháng 4"?
Không có mâu thuẫn với ngày 1-4 (trong bài) và 2-4 (báo Giải phóng) đâu, vì 1-4 là ngày hệ thống phòng thủ sụp đổ, 2-4 là ngày QGP tiến vào. Tôi sẽ lấy thêm nguồn về ngày 2-4 (xin lỗi vì sơ ý). Tmct 09:19, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Con số 40.000 được đưa ra cũng có thể giải thích theo bài Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cuộc Hành Quân Phá Sản: …pháo kích thị xã khiến người chết như rạ, các chiến xa M-48, M-41 bị phá hủy 70%. […] Khi ra khỏi Phú Túc lính tranh nhau vượt lên trước, người ta bắn nhau để tranh lên trước, súng nổ khắp nơi giành đường đi, hỗn loạn ngày càng trầm trọng do các binh sĩ rã ngũ, đào binh tòng phạm cướp của giết người. […] Hậu quả là tổn thất của cuộc lui binh thật khủng khiếp, khoảng 60 ngàn chủ lực quân khi tới Tuy Hoà chỉ còn khoảng một phần ba 20 ngàn người, 5 liên đoàn Biệt động quân khoảng 7,000 chỉ còn 900 người […] Theo tài liệu Mỹ (The World Almanac Of The Viet Nam War.) và của Nguyễn Đức Phương, trong số 400 ngàn dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có 100 ngàn tới được Tuy hòa. Theo Tướng Hoàng Lạc trong số 200 ngàn dân chạy loạn chỉ có 45 ngàn tới Tuy Hoà. Cứ theo như thế thì con số 40.000 nằm trong phạm vi có thể có và không phải chỉ có một bên gây ra và "killing thousands of civillian" cũng có thêm một nguồn khác nói đến.
Vậy nhờ Phan Ba cho biết số trang của cuốn The World Almanac Of The Viet Nam War nói về con số trên, nếu Phan Ba viết luôn được 1 câu về thông tin từ quyền đó vào bài, kèm chú thích thì tốt quá. Còn các tài liệu tiếng Việt kia, xin hãy thuyết phục tôi là các tác giả trên là người có uy tín, thật sự tôi không đọc họ bao giờ và không biết lấy gì để phân biệt giữa các tác giả nghiêm túc và những người chuyên dùng lời lẽ lâm li kèm theo thổi phồng số liệu theo kiểu Hồ Đinh với câu "dùng B-41 bắn xả vào đoàn người" trong bài về trận Xuân Lộc. Tmct 10:15, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý dùng nguồn Nguyễn Đức Phương do mới thấy sách của tác giả này trong danh sách tài liệu của một số trường đại học (ví dụ [3]). Có điều, nhờ ai đó xem lại chính xác xem con số là bao nhiêu, nằm tại trang nào. Tmct 15:09, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Xin nói thêm rằng cũng trong bài đó có ghi lại là Sáng 2-4 [...], địa phương quân rút về Nha Trang. Như vậy thì đây cũng là một nguồn cho rằng trong ngày 2 tháng 4 vẫn còn có sự hiện diện của quân đội VNCH tại Nha Trang.
Vậy càng có nghĩa là bài này đang ở tình trạng tệ hại về các nguồn thông tin mâu thuẫn và cần được kiểm tra lại toàn bộ. Tmct 10:15, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi viết dài dòng không phải là đòi hỏi phải khôi phục vài ba dòng đó vào trong bài này (theo ý riêng của tôi là hơi lạc đề) mà muốn nói rằng lý luận cho rằng nguồn đó không có uy tín do đó không được dùng làm dẫn chứng thì không thuyết phục được tôi.
Phan Ba 07:39, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin phép chỉ giới hạn tranh luận trong việc áp dụng tiêu chí nguồn uy tín.

Trước hết, để tránh ngộ nhận, tôi không phủ nhận rằng sự kiện rút chạy trên đường 7, cũng như nhiều sự kiện khác mà có dân thường tham gia, thương vong cho dân thường là rất rất lớn, và rất đáng tiếc là người ta không công bố một thống kê tử tế. (tôi đã bắt đầu tìm được một thời gian nhưng chưa thấy và đang nghĩ có lẽ sẽ phải chấp nhận các lời miêu tả về mức độ mà không có một con số cụ thể)

Tôi đồng ý với Phan Ba rằng kể cả việc ông tác giả trên không phải phóng viên chiến trường hay sử gia về chiến tranh Việt Nam thì ông này vẫn thuộc loại tác giả uy tín "nói chung", vì theo quy định về nguồn kiểm chứng thì cơ sở xuất bản của ông này thuộc loại được cho là có quy trình kiểm chứng thông tin để có thể liệt vào loại dùng được.

Tuy nhiên, một khi wiki viết một thông tin gì thuộc dạng nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn, tôi muốn nó phải có nguồn đáng tin cậy nhất có thể được. Tôi muốn áp dụng tiêu chí nguồn uy tín ở mức cao nhất có thể được trong giới hạn cho phép của các nguồn tài liệu. Tôi không muốn người đọc đọc lên rồi bình luận "wiki viết ba lăng nhăng gì vậy? ai đó lợi dụng để tuyên tuyền chăng?" Do đó, ngoài việc áp dụng quy định của wiki, tôi còn muốn dùng đến cả lương tâm và trách niệm của người tra cứu tài liệu nữa. Để tôi lấy một ví dụ về việc quy định về nguồn kiểm chứng cùng với uy tín rất cao của tác giả không đủ biện minh cho việc dẫn nguồn:

William Duiker là một giáo sư sử học uy tín với các cuốn sách về Hồ Chí Minh và Chiến tranh Việt Nam rất được người Mỹ ca ngợi. Tuy nhiên, khi viết về một chủ đề khá là gần với hai chủ đề trên, đó là Điện Biên Phủ, trong cuốn Ho Chi Minh - A Life, ông Duiker đã viết rằng chiến dịch này mở màn nổ súng từ tháng 1 năm 1954.

Theo quy định "có nguồn chứ không phải đúng đắn" của wiki, với uy tín cao của tác giả, ta hoàn toàn có thể viết vào bài Trận Điện Biên Phủ rằng: Có quan điểm cho rằng trận này đã mở màn từ tháng 1 . Nhưng như thế để làm gì? Làm mất thì giờ và gây cười cho người đọc? Gây nghi ngờ hoặc nhầm lẫn không đáng có cho người đọc? Tạo cảm giác "gây tranh cãi" một cách không cần thiết? Hay để chỉ ra rằng kể cả ông Duiker này cũng có khi sai lầm? Toàn những việc nên tránh, va tôi sẽ không đồng ý với việc vận dụng máy móc quy định của wiki trong trường hợp kiểu này.

Đi xa hơn một chút, nếu ông Duiker đã nhầm lẫn về Điện Biên Phủ tại 1 chi tiết không đáng nhầm lẫn như ngày mở màn (sai đến hàng tháng), thì liệu có nên dùng tài liệu của ông này để làm nguồn cho các chi tiết khác cũng về Điện Biên Phủ nữa không? Nếu tiếp tục vận dụng máy móc quy định của wiki thì câu trả lời là "có". Nhưng cá nhân tôi sẽ chống lại việc đó vì tôi đã bắt đầu nghi ngờ kiến thức của ông này về chủ đề cụ thể đó (mặc dù tôi đã và vẫn sẽ tiếp dụng dùng sách của ông này làm nguồn cho các thông tin về Hồ Chí Minh và chiến tranh Việt Nam).

Đấy là cách làm việc của cá nhân tôi. Đồng ý là mọi người có thể đem quy định wiki và đồng thuận của số đông ra để bảo rằng làm như vậy là không được.

Tmct 10:01, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trận Buôn Ma Thuột kết thúc cũng có nhiều ý kiến khác nhau, như có người nói nó kết thúc ngày 12-3 khi VC chiếm được TP nhưng cũng có người nói ngày 14-3 khi VNCH rút lui, tùy quan điểm từng người, TCMT đừng hòng chơi trò lấp liếm nhéYonai 03:39, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Xin lỗi, tôi đang đợi ý kiến của Phan Ba và những thành viên nghiêm túc khác. Còn Yonai, tôi đã thấy quá đủ về kiểu thảo luận của Yonai ở các bài Xuân Lộc và CBU-55 nên không có ý định trả lời thảo luận trên hay các thảo luận tiếp theo của thành viên này. Tmct 20:59, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thắc mắc

Tôi không hiểu tại sao phải dùng từ nguy cơ trong bức ảnh Đà Nẵng thất thủ. Behe1234 ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)

Fall=sụp đổ?

Theo tôi nó nên được dịch là thất thủ. --79.65.90.99 22:15, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lại nguồn về vụ rút quân trên đường 7

Tôi bỏ thông tin dẫn từ:

  • http://www.ichiban1.org - trang web của hội cựu binh 1 tiểu đoàn của Mỹ
  • http://www.afa.org/magazine/april2000/0400saigon.asp - nguồn của 1 chuyên gia thuộc không quân Mỹ, không đáng tin cậy do chứa ít nhất 2 thông tin sai trong bài: ngày Quân giải phóng tiến vào Nha Trang (mời google "giải phóng" "Nha Trang" xem), số quân của Quân lực Viẹt Nam Cộng hòa (khác cả số liệu của Văn Tiến Dũng - người thu được tài liệu và máy tính thống kê quân số của QLVNCH, và số liệu của Nguyễn Đức Phương - chuyên gia được các tướng QLVNCH cố vấn và cung cấp tài liệu, cùng vô số các sách nghiên cứu khác của Mỹ).

Sẽ cần có thuyết phục bằng lập luận tử tế hoặc ý kiến của đa số để thuyết phục tôi bỏ ý kiến trên.

Đề nghị ai có tài liệu uy tín nói về cuộc rút chạy trên đường 7 bổ sung số liệu và tài liệu. (Tôi chấp thuận tài liệu của Nguyễn Đức Phương do tài liệu này được dùng trong danh sách tài liệu tham khảo của đại học Mỹ, các tài liệu tiếng Việt khác cần xem xét trước khi dùng)

Xin nói trước là tôi sẽ không xét đến cũng như sẽ không trả lời các thảo luận của Yonai. Quá đủ rồi.

Tmct 10:16, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

  • http://www.ichiban1.org - trang web của hội cựu binh 1 tiểu đoàn của Mỹ ko đáng tin? Vậy Hoàng cầm hay văn Tiến Dũng phải là 1 cựu chiến binh ko?

Tcmt đúng là 1 kẻ chỉ thích dùng thủ đoạn vờ như chấp thuận nhưng chờ 1 thời gian ko có ai nhắc tới là tìm cách xóa thông tin mà ko thông báo nên ko ai biết mà phản biện được! Việc rút lui theo đường 7b là sự thật ko thể chối cãi, rõ ràng tcmt chỉ thix hiểu sao cho có lợi cho CS thôi, đám cầm quyền VN trả lkương cho bạn bao nhiêu 1 tháng thế?Yonai 03:45, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị bạn ăn nói lịch sự, không công kích cá nhân, không vu khống. Nếu không tài khoản này có thể bị cấm. Nguyễn Thanh Quang 03:48, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sao lại bỏ cái bảng info

Trên wiki tiếng Mẽo có mà?Panzerschreck (thảo luận) 06:30, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là một sự kiện, không phải một trận đánh. Các thống kê trong infobox đều là thống kê cho cả chiến dịch, không phải cho 1 ngày.
Nội dung Wiki tiếng Anh không phải tiêu chí cho đúng/sai khi thành viên wiki có thể tự phân biệt bằng tài liệu hoặc lôgic.
Tmct (thảo luận) 08:54, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, thông tin trong bảng không chính xác.

  • Tướng Nguyễn Văn Toàn đã di tản từ trước, không còn ở Sài Gòn ngày 30 để chỉ huy
  • Danh sách tướng bên kia quá dài nhưng lại không đủ ban tham mưu chiến dịch.
  • Lấy tiêu chí gì để phân biệt giữa cờ đỏ và cờ xanh đỏ cho các tướng cộng sản? Mặt trận chăng? (Hoàng Cầm ở Tây Nguyên từ những năm 6x sao lại không phải cờ xanh-đỏ) Quê quán chăng? (Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng là người Nam, vậy sao suốt ngày nói Bắc Việt?)

Ngày mai nếu không ai trả lời được các vấn đề trên, tôi lại xóa infobox.

Tmct (thảo luận) 09:03, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ông Hoàng Cầm chỉ huy các đơn vị toàn bộ đội chính quy nên cho cờ đỏ, ông Lê Duẩn dân miền Trung và Phạm Văn Đồng lãnh đạo miền Bắc nên cắm cờ đỏ,(ko lẽ chơi cờ mặt trận?)

Trong film cuộc chiến 10000 ngày chiếu trên VTV cách đây 2 năm tớ thấy cũng có nói là quân SG lúc đó (chiến dịch HCM tấn công SG) còn 30000 và quân GP có 100000. Đánh nhau cũng ít nên ngày 30-4 chắc 2 bên chẳng bị sứt mẻ bi nhiêu.

Nguyễn Văn Toàn ko có thông tin rõ lắm nhưng Lâm Văn Phát vẫn còn ở TP. Nếu bạn có danh sách ban Tham mưu thì tốt quá, ghi dzô đi (Sao lại gọi là các tướng "CS"? Khó nghe quá)

Panzerschreck (thảo luận)

Bài về Hoàng Cầm này: Năm 1964, ông được cử vào Nam, nhận chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng. Sau đó, ông được cử giữ chức Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân Giải phóng, dưới quyền Trung tướng Tư lệnh Trần Văn Trà.
Ai nói Quân giải phóng toàn là quân địa phương mà bảo là chủ lực thì cờ đỏ?
Tmct (thảo luận) 18:53, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục thừa - quân đội hai bên

Đề nghị xóa bỏ mục lực lượng hai bên. Lý do:

  • Bài này chỉ nói về 1 sự kiện (1 ngày) và các hậu quả của nó. Không phải toàn bộ lực lượng được liệt kê tham gia sự kiện này (không phải 2 triệu quân cùng đổ vào Sài Gòn). Phần nhiều trong số đó không hề tiến về SG mà dừng lại ở các tỉnh ngoài, phần liệt kê thậm chí nhắc đến cả bộ đội Trường Sơn (cách Sài Gòn hàng ngàn km)
  • Lực lượng trên tham gia toàn chiến dịch tổng tấn công 75, để trong bài đó là đủ rồi. Để đây lệch lạc.

Đề nghị ai quan tâm chuyển phần nội dung đi chỗ khác. 1 tuần nữa tôi sẽ xóa. Tmct 10:33, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Tmct, Wikipedia cần viết đúng với sự thực lịch sử. An Apple of Newton thảo luận 16:08, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đợi lâu rồi mà không ai phản đối. Tôi xóa. Tmct 13:24, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến của 58.187.66.225

Quân đội nhân dân hay Quân giải phóng chỉ là một thôi,có cùng ban chỉ huy và không phân biệt nam bắc trong cùng một đơn vị. Còn dùng mũ cối hay mũ tai bèo là do quân trang cung cấp và tính thuận tiện của nó. Như mũ cối đánh nhau tiện hơn, và về sau hình như không đủ mũ tai bèo cung cấp.

Chế độ Sài Gòn rêu rao Tây Nguyên xảy ra thảm sát trả thù, làm dân huế, Đà Năng sợ, đến lượt chế độ này rêu rao như vậy về Huế Đà Nắng với dân Sài Gòn làm dân sài Gòn nhón nhoạn. Dân di tản hỗn loạn trở thành bia đỡ đạn cho họ. thực tế quân giải phóng không bắn giết trả thù ai cả. Sau 1975 do tàn binh VNCH còn phá rối khủng bố nên mới có chuyện tập trung cải tạo ồ ạt, nhưng chỉ vài chục nghìn thôi, không kể những người chống chế độ sau 1975. còn chuyện ốm chết là thường. Bây giờ nhiều tù nhân thường phạm không chịu được còn ốm chết nữa là.

thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.225 (thảo luận • đóng góp).

Nguồn

Bây giờ ít người quan tâm tìm đọc về chiến tranh lắm, viết đúng sự thật như nguồn dẫn đi chứ ngụy biện làm gì. Ai thắng, ai thua, thảm sát hay không thảm sát thì đều là người Việt cả. Trong cuộc chiến này nước Việt Nam là bị thua thiệt chứ Việt nam thắng ai đây. Theo dõi bài này thấy sửa tới sửa lui, nguồn lịch sử từ quân đội Hoa Kỳ thì nói rằng nguồn không uy tín...Cứ nhỏ mọn làm sao mà lớn lên được. Đừng phá hỏng các bài thuộc thể loại này.118.68.97.129 (thảo luận) 12:06, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mời bạn chỉ ra nguồn nào có uy tín mà đã bị xóa đi. Trong ngày hôm nay tôi mới chỉ xóa nguồn http://www.historyinfilm.com/jacket/timeline.htm khỏi bài này. Xin hỏi dựa vào đâu mà bảo rằng www.historyinfilm.com là nguồn có uy tín. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 12:23, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Để hiểu thế nào là nguồn có uy tín. Xin mời đọc quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Tmct (thảo luận) 12:27, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn này không vi phạm bất kỳ quy định nào trong Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, muốn xóa thì hãy chỉ xem vi phạm điểm nào?.

Trích qui định:
  • "Một trong các chìa khóa của viết các mục từ bách khoa toàn thư tốt là hiểu được rằng chúng chỉ được nói đến các sự kiện, khẳng định, lý thuyết, tuyên bố, quan điểm và luận cứ đã được công bố bởi các nhà xuất bản có uy tín. "
  • "Những nguồn có uy tín là những nguồn không có xuất xứ từ những blog của cá nhân, không có xuất xứ từ những Forum phải đăng ký thành viên, không có xuất xứ từ những trang Web chỉ viết riêng về một gia đình hoặc một người, và không có xuất xứ từ những trang Web, những nhà xuất bản, những tài liệu chuyên về quảng cáo và kinh doanh."
www.historyinfilm.com là nhà xuất bản nào?
Trong thời gian để bạn IP đọc qui định, tôi tạm khóa IP của bạn một thời gian ngắn để bạn đừng tiếp tục phá bài.
Tmct (thảo luận) 12:50, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Căn cứ vào đâu bảo trang này thuộc nhà xuất bản không uy tín?.Làm việc không có ""phân tích", vẫn chưa chỉ ra nguồn đó không uy tín ở điểm nào. Nói chung chung ngụy biện, khi không chỉ ra được thiếu uy tin ở chỗ nào sao không ghi cả hai nguồn cho người đọc tự nhận định mà chỉ ghi một nguồn. Đây là lối làm việc không khách quan, thiếu trung lập. chính đây mới là phá hoại, phản đối việc lạm dụng việc khóa thành viên để phá hoại tính trung lập trong bài viết.13:51, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Bạn không chịu tìm hiểu mà đổi IP để tiếp tục cố chấp thì tôi khóa bài vậy. Lưu ý là tôi đã tìm giúp bạn một nguồn có uy tín cho thông tin "1 triệu quân". Tmct (thảo luận) 14:06, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chưa hiểu thì hãy đi tìm hiểu, chứ cứ nói nhiều thế này càng nói càng sai. Ở đây chẳng có gì liên quan đến trung lập cả. Còn ở Wikipedia mà nói lấy được để chụp mũ "ngụy biện" cho người khác thì chẳng đem lại kết quả gì ngoài việc tự đánh mất uy tín cá nhân mình mà thôi. Tmct (thảo luận) 14:51, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Căn cứ vào đâu nói trang web này thuộc nhà xuất bản không uy tín, xóa không có căn cứ mà nói vòng vo là ngụy biện, thể hiện kiểu làm việc không đúng đắn, thiếu nghiêm túc của một bảo quản lạm quyền.Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Thái độ làm việc không trung lập của một "bảo quản"118.68.67.177 (thảo luận) 15:33, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nhắc lại: Chưa hiểu thì hãy đi tìm hiểu, chứ cứ nói nhiều thế này càng nói càng sai.. Tmct (thảo luận) 15:47, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói đến 1 triệu quân tham gia thì không chính xác đâu bạn ạ. Cái đó thì bạn chịu khó đọc các tài liệu trong nước công bố chứ không nên dựa nhiều vào các tài liệu nước ngoài. Bản thân tôi là người làm sách, biên tập và biên dịch nhiều khi cũng phải phì cười về các sách nước ngoài viết về việt nam. hải ngoại thì lại càng không đáng tin. trang wiki từ trước chỉ là tham khảo, chứ không thể trích dẫn vào các công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Rất mong ban biên tập từ điển chịu khó đọc sách báo hơn để có được nhiều thông tin chuẩn xác. Sạn nhiều lắm. Có cảm giác ở đây chỉ toàn người chuyên dịch hơn là am hiểu chuyên sâu. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.67.2 (thảo luận • đóng góp).

Nếu bạn có thể giúp về các nguồn tài liệu tốt thì hay quá. Tôi không có sách tiếng Việt, tài liệu hải ngoại thì đa phần không đáng tin, báo online tiếng Việt thì nhiều khi đọc mà phát phì cười, chỉ có tài liệu Mỹ thì tin tưởng hơn một chút vì đa phần họ có truyền thống khách quan trong nghiên cứu và chịu khó tìm hiểu hơn.
Về con số 1 triệu, các nguồn mà tôi tìm được đều nói rằng đó là tổng toàn quân. Hiển nhiên không phải toàn quân tham gia chiến dịch mùa xuân 1975, lại càng không thể cả 1 triệu tham gia sự kiện 30-4. Hiện tôi không có nguồn nào cho con số của chiến dịch.
Tmct (thảo luận) 09:31, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cũng mong bạn giúp chỉ ra sạn trong các bài viết tại đây. Tmct (thảo luận) 09:38, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lý do gì bỏ đoạn tôi viết

Kiểm duyệt à? Nếu nguồn có uy tín thì phải giữ chứAuschwitz (thảo luận) 07:25, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn bạn thêm vào có lẽ thêm một bài khác hoặc có mục: "Những vụn vặt ở Sự kiện 30 tháng 4, 1975". Một bài viết như vậy mà cho mấy câu đó thì không xứng - đúng như Tmct đã nói.
Đoạn này: "Khi xông vào dinh Độc Lập thì Bùi Quang Thận lao đầu vào cửa kính, ngã bật ra phía sau, có lẽ do ngoài Bắc Việt Nam không có loại kính trong suốt này. Sau đó khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh cũng không dám leo lên thang máy" thì thực tế ở nguồn dẫn là: "Và có lẽ do “cảnh giác cao độ” quá nên anh lao thẳng vào cửa kính, ngã bật ra phía sau nhưng tay vẫn cầm chắc lá cờ. Chắc đây là lần đầu tiên chàng trai miền biển Thái Bình này mới “tiếp xúc” với loại kính trong suốt như thế". Thực tế thì người Pháp đã đến miền Bắc và không lẽ họ không có loại kính trong suốt ? (tức chỉ có kính đục) nên câu này là ý của bạn cho vào bài viết. Nếu để chê bai thì phản tác dụng: Nó còn tốt khi nói đến những người nông dân, thô sơ không biết "kính trong suốt" là gì lại thắng với những người biết được "kính trong suốt"...^^.
FOM (thảo luận) 08:13, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mất cân đối

Kayani đã làm cho bài rất mất cân đối.

Mục chính của bài (về diễn biến sự kiện) chỉ bằng 1/4 độ dài của mục phụ (các sự kiện dẫn đến sự kiện). Trong khi đó, mục phụ chứa những thông tin quá chi tiết khi so sánh với các thông tin khác, chẳng hạn: toàn văn một bức thư, trích nguyên mấy lời giải thích của mấy ông nghị sĩ không có vai trò nổi bật trong chiến tranh. Ngoài ra, hầu hết các thông tin trên không có dẫn chứng nguồn.

Tôi đề nghị rút ngắn, đưa sang bài khác thích hợp hơn. Phần viện trợ thì đưa vào bài viện trợ, nội dung trong bài này thì rút còn 1-2 câu là đủ. Lá thư thì cắt hẳn đi vì không có nguồn, nhận xét về bức thư cũng bỏ nốt vì không biết ai là người nhận xét (Wikipedia không làm chuyện này).

Cần lưu ý rằng bài này viết về 1 sự kiện trong 1 ngày, không viết về cả cuộc chiến, còn có nhiều bài khác có chủ đề rộng hơn, chẳng hạn: Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch mùa xuân 1975. Các nội dung cần có mức độ chi tiết phù hợp với phạm vi của bài.

Chú thích "Văn Tiến Dũng, Our great spring victory p 17-18." cần bổ sung nhà xuất bản và năm xuất bản. Không thì không ai biết tìm nó ở bản in nào.

Tmct (thảo luận) 08:56, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hậu quả

Theo tôi đoạn hậu quả sửa lại như sau:

  1. "Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm đối với tất cả các bên tham chiến. Việt Nam bắt đầu bước vào một thời kỳ mới.
  2. Kết thúc sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, đưa Việt Nam nằm hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sự kiện này đã ngã ngũ sự thất bại của phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam."
    Nếu để như cũ chẳng khác nào nói sự hi sinh của hàng triệu người trong đó có hàng mấy vạn người cộng sản yêu nước trong mấy cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, đem lại hòa bình cho VN là vô ích, tội ác của người nước ngoài với dân việt không phải do người nước ngoài mà do người việt nam ? Xem lại lập trường đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng CS VN năm 1930.
    Sau 30-4-75 đất nước thống nhất về lãnh thổ, nhưng về quản lý từ nam vĩ tuyến 17 trở vào là thuộc Chính phủ cách mạng lâm thời với cở nửa đỏ nửa xanh. Người ngoài bắc Qua vĩ tuyến phải đổi thẻ căn cước. Phải đến sau khi QH thống nhất thông qua NQ thành lập CHXHCNVN mới thay đổi. cho nên viết đặt miền nam dưới sự lãnh đạo của VNDCCH (về hình thức là một nước khác) là sai hoàn toàn.
  3. một chi tiết khác sai đó là miền bắc huy động gần như toàn bộ quân gần 1 triệu, chỉ để lại sư 308. Trong số bộ đội chủ lực tham chiến thì chỉ sư 308 ở lại, nhưng quân số 1 triệu là để chỉ bao gồm tất cả các thứ quân.
    Nếu nói lực lượng tham chiến thì phải trừ các lực lượng vẫn ở rừng Trường Sơn hay đất Lầo, Campuchia,vv.
    Viết theo tài liệu của Mỹ thì không thể khách quan đựoc.
  4. Về hiện tượng người Việt vượt biên không phải 2 triệu (?) người vượt biên có liên quan đến sự kiện 30-4 này, cho nên đưa vào mục này không hợp lý.
    Nhiều người vượt biên là lý do khác. Và nhiều người ra nước ngoài theo diện HO hay ra nước ngoài làm việc, học tập không thể coi gắn với 30-4. nhiều người miền bắc cũng ra đi, hay Hoa kiều. Nhiều người ở hải ngoại ra đi từ trước 75 hay từ những năm 30-40-50-60, hay sinh trưởng ở nước ngoài. Nhìn chung chất lượng bài viết ở Wiki có khá nhiều vấn đề.

thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.59 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn ý kiến của bạn. Mong bạn tiếp tục tìm ra các vấn đề khác của các viết ở Wiki
Về nhận xét của bạn. Tôi đề xuất:
Điểm 2: Xóa hẳn khúc "đưa VIệt Nam...". Giữ lại "Sự kiện này...". Lí do: ý cũ của bài đằng nào cũng trùng với ý "tạo điều kiện thống nhất" ở dưới. Ý của bạn dù nghe có lý nhưng chưa có nguồn, trong khi có nhiều người nghi ngờ về thực quyền của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt nam. Khi nào bạn hoặc ai đó tìm được nguồn khẳng định ý đó thì ta sẽ đưa vào bài.
Điểm 1 triệu quân: hoàn toàn đồng ý với bạn
Điểm vượt biên:tôi sẽ bổ sung lý do vượt biên. Về con số những người vượt đi ngay trong năm 75 thì chưa có (nếu có để đưa vào thì tốt).
Tmct (thảo luận) 12:34, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi bỏ luôn cả thông tin kéo dài 1975-1990 và con số 2 triệu. Vì trong đó có không ít người bỏ đi vì lý do kinh tế và người Hoa bỏ đi vì vấn đề "nạn kiều" chiếm số lượng không nhỏ. Bảo rằng sự kiện kết thúc chiến tranh là nguyên nhân trực tiếp thì không phải (mặc dù có thể là nguyên nhân gián tiếp). Chi tiết về chủ đề vượt biên và thuyền nhân này để người đọc tìm ở các bài liên quan. Mục kết quả của bài này không phải là nơi thích hợp. Tmct (thảo luận) 12:45, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Con số người ra đi trực tiếp vì 30/4 là 125.000. NHD (thảo luận) 15:22, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chắc Dụng có nguồn, nhờ Dụng đưa vào luôn. Tmct (thảo luận) 19:57, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo UNHCR ([4], tr. 81), con số là 140.000. Nhờ Tmct đưa vào hộ giúp tôi, nếu không tôi sẽ đưa vào bài tối nay. NHD (thảo luận) 21:00, ngày 2 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi vừa đưa vào rồi, Dụng ngó thử xem. Tài liệu Dụng tìm được rất hay. Tmct (thảo luận) 16:51, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý kiến của 58.187.80.109

con số 140.000 hay gần như thế hình như là những người ra đi vào cuối tháng tư, trước khi QGP vào Sài Gòn. Còn con số sau này bỏ nước ra đi thì không tính được.

Con số người việt sống ở hải ngoại bây giờ cũng không có con số chính xác. Nhiều người sống ở nước ngoài có vô số lý do. Ví dụ như cô ca sĩ họ Trần, con ông Trần Hiếu, ra đi đâu phải kinh tế hay chính trị. Nhiều người sinh trưởng ở hải ngoại. Nhiều người ở nước ngoài trước 75. Nếu nói liên quan đến sự kiện này nhiều người bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế và chính trị cũng đúng.

Còn nói kết thúc cuộc chiến tranh hao người tốn của của Việt Nam thì phải tìm lại nguyên nhân vì sao lại có các cuộc chiến đó. Tốn của thì Mỹ và trước đó là Pháp, tốn của hơn nhiều và cay cú hơn nhiều. Bẽ mặt cường quốc. sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều lính Mỹ bỏ nhà vô rừng sống, bị tâm thần, tự sát.... vì hổ thẹn, hoảng sợ, ân hận, mặc cảm hay bị chế giễu rất nhiều.

Ở đây các bạn phải hiểu thế nào là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới là cái gì.

Sở dĩ đối với những người cộng sản và truyền thông trong nước...gọi đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ là theo lập luận của họ, nước Việt Nam đã giành độc lập năm 1945 nhưng người pháp, Mỹ xâm lược. Kháng chiến được hiểu là đã có chủ quyền nhưng phải chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Còn từ "xâm lược" thì phải tra từ điển hiểu nghĩa thêm.

Đọc loạt bài về chiến tranh đông dương hay việt nam đều thấy nhiều chi tiết không thuyết phục, nhwu tại sao suốt 9 năm đánh Pháp con số thường dân việt nam lại chỉ chết vì chiến tranh có mấy chục ngàn ?

Tại sao lại cho là người bắc có người di cư vào nam là người yêu nước nhưng phủ nhận chuyên chính vô sản ? không phải người cộng sản nào cũng đồng nghĩa muốn xây dựng chuyên chính vô sản ? ví dụ đảng cộng sản Nga hiện nay, Nhật, Pháp, Canada ? chuyến chính vô sản cũng không đồng nghĩa với chế độ một đảng! nếu cụ hồ muốn thiết lập chế độ một đảng thì kêu gọi mấy năm liền tổ chức tổng tuyển cử thống nhất làm gì ?

Hiện nay vẫn có những người dùng cái trò mà thời chiến tranh họ đã làm, đó là tìm cách chia rẽ nội bộ đảng, phe bắc nam hay bảo thủ cấp tiến ông này ông kia gì đó, hay chia rẽ người bắc-nam với mấy cái "lý luận" kiểu quân ông Thọ khác quân cụ Hồ, mặt trận có ý định cát cứ,... Thực chất chỉ là bịa đặt thôi. cùng mấy trò chia rẽ khác như tôn giáo dân tộc, hay với các nước khác Hòng gây hỗn loạn...

Lính phe CS dù người nam hay người bắc đều là một, chiến đấu cho một sự nghiệp chung, có một ban lãnh đạo chung. một đơn vị chiến đấu cấp tiểu đội có khi có cả người bắc lẫn người nam. trước khi có mặt trận, người nam làm đồng khởi cũng cắm cờ đỏ sao vàng, sau khi có mặt trận rồi theo chỉ thị của đảng thì cắm cờ mặt trận. ngoài bắc có khi mít tinh ủng hộ miền nam cũng cắm hay phất cả hai lá cờ. sau 75 ở miền nam cắm cờ mặt trận cho đến 1976, nhiều nơi cắm hai lá cờ biểu thị bắc nam là một.

chính phủ cách mạng lâm thời không có thực quyền, họ đại diện trên trường quốc tế và quản lý hành chính, theo sự lãnh đạo của đảng giống như đảng lãnh đạo quốc hội, chính phủ, nhà nước bây giờ. Tương tự mặt trận GP chịu sự lãnh đạo của đảng như đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc bây giờ. đảng thời đó lãnh đạo cả chính phủ ngoài bắc và lãnh đạo chính phủ trong nam cho dù cả 2 chính phủ đó có người ngoài đảng (tất nhiên là phải có cảm tình CS).

Hiện có người còn muốn xét lại cả cái phương pháp đấu tranh giành độc lập bằng "bạo lực cách mạng" của đảng đề ra từ năm 1930 (hay từ 1925) nhưng có một thực tế là đấu tranh theo con đường của ông Phan Chu trinh hay Phan bội châu (cũng là bạo lực) có thành công đâu, có lôi cuốn đồng bào đứng lên đâu. tính từ 1930 đến 1975 không dưới 20 vạn đảng viên cộng sản đã hi sinh, sự hi sinh sương máu của họ cho độc lập dân tộc không thể phủ nhận được!

Nguồn thì từ sách học sinh và vô số sách sử nó viết, chưa kể hàng đống phim ảnh, tư liệu hình ảnh trên mạng, các bác chả chịu đọc sách gì cả.

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.80.109 (thảo luận • đóng góp)

  • "tại sao suốt 9 năm đánh Pháp con số thường dân việt nam lại chỉ chết vì chiến tranh có mấy chục ngàn ? " Tôi tìm thấy con số 25000 đó trong 1 cuốn từ điển (chú thích ngay tại đó). Đó là nguồn duy nhất mà tôi biết. Nếu bạn có nguồn khác với số liệu khác, thì mong bạn giúp cho.
  • "Tại sao lại cho là người bắc có người di cư vào nam là người yêu nước nhưng phủ nhận chuyên chính vô sản?" Vậy theo bạn nên sửa câu tương ứng trong bài thành gì?
  • "có những người dùng cái trò mà thời chiến tranh họ đã làm, đó là tìm cách chia rẽ nội bộ đảng" nội dung này có ở trong bài không? nếu có thì nên sửa như thế nào cho đúng?
  • "tính từ 1930 đến 1975 không dưới 20 vạn đảng viên cộng sản đã hi sinh, sự hi sinh sương máu của họ cho độc lập dân tộc không thể phủ nhận được" bạn có thể cho biết câu nào phủ nhận sự hy sinh đó được không? và nên sửa như thế nào?
Nếu bạn có nguồn tài liệu cho các quan điểm mà bạn muốn đưa vào bài, xin mời bạn đề xuất nội dung cùng nguồn tại đây. Sẽ rất tốt nếu bài này có thêm nhiều quan điểm để trung lập hơn.
Cũng rất mong bạn góp ý cụ thể hơn, thí dụ như bạn đã làm đối với phần "hậu quả", như vậy việc sửa bài sẽ dễ dàng hơn.
Tmct (thảo luận) 16:31, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
"Nguồn thì từ sách học sinh và vô số sách sử nó viết, chưa kể hàng đống phim ảnh, tư liệu hình ảnh trên mạng, các bác chả chịu đọc sách gì cả."; nhiều người biết là có "vô số sách sử", nhưng khi một người tìm đến Wikipedia là vì họ không có chúng. Nhiệm vụ của chúng ta, những người viết, là tóm tắt các nguồn đó cho họ, đưa ra các liên kết trên Internet để họ có thể kiểm tra hay tên các sách để họ có thể đọc thêm. Sự chúng ta đọc nhiều sách (hay không chịu đọc), nhưng không đưa các nguồn đó vào trong bài, không giúp gì cho người đọc. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:08, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình vẽ?

Tôi nghĩ rằng hình 1975.jpg được chú thích "Một nữ y tá..." là hình vẽ chứ không phải hình chụp. Nếu dùng hình vẽ trong bài là không hợp lý cho minh hoạ, nó giống các hình ảnh cổ động. 117.0.192.227 (thảo luận) 17:06, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chú thích hình không nói rằng đây là tranh cổ động. Nếu là tranh cổ động kèm theo khẩu hiệu gì đó thì hình sẽ có tính chất minh họa cho khẩu hiệu và hoạt động cổ động.
Còn đây chỉ đơn thuần là tranh vẽ thì không có ý nghĩa minh họa vì tranh vẽ không chứng minh cho sự tồn tại của nội dung tranh.
Vì vậy, tôi đồng ý xóa hình này. Đề nghị người nào muốn minh họa cho nội dung y tá cứu thương hãy thay bằng ảnh chụp.
Tmct (thảo luận) 18:07, ngày 3 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý kiến của IP 58.187.66.157 (tiếp)

Sửa trên này thì có ông lại sửa lại, biết sai mà vẫn cứ sửa cái đúng của người khác. Tôi là người khách quan, viết từ điển không mang dụng ý chính trị, hay xuyên tạc lịch sử cho những dụng ý chính trị. Dĩ nhiên tôi rất ủng hộ các bạn dịch các tài liệu của nước ngoài nhất là các lý thuyết về kinh tế và chính trị, cái đó rất hữu ích cho Việt Nam lâu dài. Nhưng bôi nhọ lịch sử thì khó chấp nhận.

Về cách dùng từ tôi cũng không đồng ý lắm, ví dụ dùng từ "quân đội cộng sản". Nếu nói dùng từ "ngụy Sài Gòn" là không khách quan thì dùng từ quân đội cộng sản cũng là không khách quan. Trong bài miền nam 1954-1959 cậu Mekong B sửa lại của tôi đọan viết về cộng sản miền nam. Sao không dùng từ "những người cộng sản miền nam" mà lại dùng từ "cộng sản miền nam". Những người cộng sản miền nam sau 1954 ở lại hoạt động vẫn là bộ phận của đảo lao động VN. Đến khi thành lập Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam (thực chất là đảng bộ miền nam của DLD)lãnh đạo Mặt trận thì các đảng viên này hoạt động trên danh nghĩa Đảng Nhân dân CM, theo chủ nghĩa CS như đảng bên Lào, campuchia, trên thực tế vẫn chịu sử chỉ đạo của Bộ Chính trị và Trung ương đảng Đảng lao động VN mà bộ phận của nó tại miền nam là Trung ương Cục miền nam. Đến 975 số đảng viên ở miền nam cả ngoài bắc vào hay sau tập kết trở lại, hay kết nạp tại miền nam cỡ 40 vạn, có số liệu hơn. Họ cũng xài cờ búa liềm, ảnh Cụ Hồ, nhwu ngoài bắc. Các cuộc họp của Mặt trận hay Chính phủ cách mạng không treo cờ đỏ búa liềm, nhưng treo cờ mặt trận và ảnh Cụ Hồ. Các vùng giải phóng cũng vậy. Sau 30-4, tại các vùng miền nam treo cờ nửa đỏ nửa xanh, các xe ngoài bắc vào cũng đổi cờ như vậy, hay cắm hai lá cờ biểu thị bắc nam là một. Phải đến Quốc hội thống nhất 1976 lập cộng hòa XHCN, với cờ đỏ sao vàng, thì lúc đó các vùng miền nam mới xài cờ đỏ sao vàng như ngoài bắc. Trước khi có mặt trận 1960 tại các vùng CS kiểm soát sau đồng khởi hay thời kháng pháp các vùng tự do ở miền nam cũng xài cờ đỏ sao vàng như dạo 1945.

Chính phủ cách mạng lâm thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp là BCT và Trung ương cục miền nam, tương tự mặt trận giải phóng, mặt trận việt minh trước đây, chính phủ, quốc hội... VNDCCH hay CHXHCNVN hiện nay, hay MT Tổ quốc cũng vậy. Trong thành phần của Trung ương cục hay cán bộ quân đội miền nam có nhiều người là ủy viên trung ương hay bộ chính trị. Các lãnh đạo của Mặt trận như ông Võ chí Công là ủy viên trung ương, ông Nguyễn Hữu thọ, ông Huỳnh Tấn Phát... đều là đảng viên CS, thường xuyên tham gia các cuộc họp của Trung ương cục liên quan vấn đề chính quyền hay mặt trận. Ông Thọ khi ra bắc họp cũng tham gia vào các quyết đinh của đảng và tham gia một số cuộc họp của cấp cao đảng. Các đồng chí phải hiểu là một cuộc họp của đảng có thể có sự tham gia của người ngoài đảng hay ngoài thành viên của tổ chức đó, như họp BCT có thể mời thêm người khác tới dự, như VN bây giờ cũng thế.

Phần về quân giải phóng miền nam tôi có sửa lại nhưng sao không thấy hiện lên gì cả. Ở đây mọi người phải hiểu là Quân giải phóng miền nam để chỉ quân đội tham gia chiến tranh ở miền nam, phân biệt với quân đội nhân dân do Bộ quốc phòng VNDCCH ngoài bắc quản lý. nhưng đều chịu sự chỉ đạo của các cơ quan đảng như BCT, Quân Ủy TU, Trung ương cục miền nam và các cấp quân ủy ở miền nam.

Người Mỹ người ta chia ra quân giải phóng chỉ "du kích" miền nam là không chuẩn xác, bản thân riêng lực lượng tuyển mộ tại chỗ ở miền nam cũng chia ra làm 3 thứ quân, và các lực lượng đặc biệt khác. Lực lượng ngoài bắc vào thì cũng không thể gọi là quân chính quy.Nhiều quân ngoài bắc vào bổ sung được phân về các đơn vị bộ đội địa phương...Trên rừng Trường Sơn, đường mòn cũng không chỉ quân ngoài bắc vào, mà cả trong nam ra và có khi trong cùng 1 đơn vị có cả người bắc lẫn nam. Vào 1975 có 80% lực lương quân giải phóng là từ ngoài bắc vào. năm 65 con số đó chỉ là 20%. (theo sách giáo khoa).

Việc phân biệt mũ đội không nói lên điều gì cả. Ngoài bắc vào cũng có thể đội mũ tai bèo, cũng có thể đội mũ cối, trong nam cũng vậy, nhưng các đơn vị quân dịa phương thường là xài mũ tai bèo. Du kích xài mũ tai bèo, quấn khăn rằn. Riêng ngôi sao trên mũ quân vào miền nam hay ở trong nam là nửa xanh nửa đỏ, khác với mấy ông bắn B52 ở ngoài bắc.

Riêng chính phủ cách mạng lâm thời nhiệm vụ chính của họ là đại diện, quản lý vùng giải phóng và dân vận, binh vận... chứ không tham gia vào công tác quân sự. Công tác quân sự hay đường lối chính trị thuộc về các tổ chức của đảng. Sau 75 thì chính phủ cách mạng quản lý vùng giải phóng, dưới sự lãnh đạo về đường lối của đảng. Lúc này VN thống nhất về lãnh thổ nhưng chưa thống nhất về mặt nhà nước, cho đến 1976.

Ở đây phải nói thêm là chính phủ và quốc hội VNDCCH không có quyền gì và không có văn bản nào, không có cuộc họp nào chỉ đạo cách mạng miền nam cả, kể cả sau 75. các văn bản của quốc hội, chính phủ VNDCCH hay CHXHCNVN có thể do cơ quan đảng (như BCT) chỉ đạo nội dung nhưng vẫn là văn bản của quốc hội, chính phủ. Với mặt trận giải phóng hay Chính phủ cách mạng lâm thời cũng vậy, mặc dù họ chịu sự lãnh đạo của đảng nhưng các văn bản quản lý, và các văn bản khác thì vẫn là của họ. Cũng như quốc hội hiện nay không có nhiều thực quyền nhưng Quốc hội ban hành luật thì cũng vẫn phải gọi là luật của Quốc hội chứ không ai gọi luật của đảng ban hành cả. Cho nên về mặt pháp lý, sau 75 gọi Chính phủ cách mạng lâm thời quản lý miền nam thì không có gì là sai cả.

Về đảng tôi cũng có sửa lại một số chi tiết. Có người đã sửa ám chỉ đảng dấu mặt sau MT Việt Minh hay MT Giải phóng. thực chất thì không hề có chuyện giấu mặt. Đảng lãnh đạo hai mặt trận này y như lãnh đạo MT Tổ quốc bây giờ, người dân người ta đều biết được. dĩ nhiên cơ chế đảng lãnh đạo phía sau thì bây giờ VN vẫn thế, nhưng không thể nói là không có tính công khai.

Về cải cách ruộng đất, thực tế là có cả cải cách ruông đất trong nam các vùng do VNDCCH quản lý (giai đoạn 1953-1954), nhưng không thấy ở đây nói đến. Sau này ông Diệm làm cải cách ruộng đất lại trao nhiều ruộng đất cho địa chủ.

Nói khách quan thì VNCH cũng có một số chính sách được nhưng họ cũng có nhiều điểm không được. ai lại đến 40% dân số Sài Gòn trước giải phóng mù chữ, rồi đến 2 triệu gái toàn miền nam phải đưa đi chữa trị bệnh giang mai (theo bộ phim của Nhật mới chiếu). Sau 75 chính quyền mới đã phải làm các công tác xã hội này. do vậy cũng được lòng dân. Tuy nhiên chính sách đưa cả nước tiến lên XHCN theo mô thức tập trung bao cấp Liên Xô theo nghị quyết Đại hội IV tháng 12-1976 thì gây ra nhiều hậu quả, và đó là lý do chính gây ra cảnh thuyền nhân.

Tôi chỉ muốn trao đổi thêm một số vấn đề thuộc về lịch sử,để tránh sự bóp méo lịch sử, chứ không muốn tham gia nhiều. nhưng điều cần thiết là giới thiệu những cái hay của nước người và quáng bá hình ảnh VN ra thế giới hơn là suốt ngày xoay quanh mấy cái sự kiện lịch sử

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.66.157 (thảo luận • đóng góp)

Cảm ơn các ý kiến của bạn.
  • Về việc "sửa đi sửa lại", bạn yên tâm. nội dung gì có nguồn gốc và đã được thống nhất qua thảo luật thì không bỏ được. Nếu có người sửa sai, người khác sẽ khôi phục.
  • Về "tên gọi", đã có đồng thuận là gọi các lực lượng theo đúng tên chính thức của họ. Đã có nhiều người tham gia sửa, nhưng chắc vì nhiều bài liên quan quá và nhiều bài này dài quá nên bây giờ vẫn chưa sửa hết.
  • Về nội dung "Quân giải phóng miền nam để chỉ quân đội tham gia chiến tranh ở miền nam, phân biệt với quân đội nhân dân do Bộ quốc phòng VNDCCH ngoài bắc quản lý. nhưng đều chịu sự chỉ đạo của các cơ quan đảng như BCT, Quân Ủy TU, Trung ương cục miền nam và các cấp quân ủy ở miền nam.". Cảm ơn bạn, tôi sẽ đưa vào bài Quân giải phóng miền Nam.
  • "40% dân số Sài Gòn trước giải phóng mù chữ, rồi đến 2 triệu gái toàn miền nam phải đưa đi chữa trị bệnh giang mai (theo bộ phim của Nhật mới chiếu)" Bạn có thể cho biết bộ phim đó tên là gì không? Nếu đưa vào bài thì cần có nguồn, và nguồn phải đủ rõ tên.
  • "Phần về quân giải phóng miền nam tôi có sửa lại nhưng sao không thấy hiện lên gì cả". Tôi không biết bạn sửa gì ở bài nào để xem tại sao. Nếu bạn đăng nhập khi làm sửa đối đó thì giờ đã dễ tìm hơn. Mời bạn tạo tài khoản và đăng nhập để tiện thảo luận và sửa bài.
  • Về các phần liên quan đến Việt Minh và Mặt trận, đúng là các bài đó ở đây hơi bị linh tinh và thực chất phần nhiều nội dung không có nguồn gốc uy tín. Cảm ơn giải thích của bạn, khi nào tìm thấy nguồn, tôi sẽ đưa vào bài.
  • Về cải cách ruộng đất, việc Việt Minh cải cách ruộng đất tại miền Nam có được nhắc đến trong bài Cải cách ruộng đất (Việt Nam Cộng hòa). Tôi chưa tìm được nguồn nói chi tiết về chủ đề đó mà chỉ có nguồn nhắc đến nó như là động cơ cho cải cách của Ngô Đình Diệm, do đó mới chỉ viết được có vậy. Bạn có thể giúp viết thêm cho bài đó được không (thêm một mục "Cải cách của Việt Minh 1953-1954" chẳng hạn)?
Tmct (thảo luận) 12:42, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
"Trong bài miền nam 1954-1959 cậu Mekong B sửa lại của tôi đọan viết về cộng sản miền nam". Tôi không "sửa lại", tôi phục hồi lại và đề nghị thảo luận trước khi xóa một đoạn văn lớn mà không có lý do. Thảo luận để tìm được đồng thuận làm tăng chất lượng của bài là quy luật làm việc tại đây vì nếu không có nó thì ai muốn viết gì vào đây cũng được.
Cũng giống như thảo luận tại đây, người dùng IP 58.187.66.157 có thể vào trang thảo luận của bài đó và viết ra lý do để xóa đoạn đó. Nếu mọi người đồng thuận thì xóa; đừng xóa mà không nói lý do tại các bài có thể gây ra nhiêu tranh cãi như các bài về Chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, tôi đã hơn 60 tuổi và tôi có tên (Mekong Bluesman), hãy dùng tên của tôi và (dù tôi không là hơn 60 tuổi) đừng gọi tôi là "cậu". Cám ơn trước.
Mekong Bluesman (thảo luận) 18:08, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cải cách ruộng đất ở miền nam từ 1954 về trước tại các vùng tự do không gây nhiều hậu quả như ngoài bắc. lúc nào đầy đủ tư liệu tôi đưa lên.

To Bác Mekong Bluesman: không phải tôi xóa một đoạn nào cả, mà tôi sửa và bổ sung một chút nội dung, có lẽ lỗi kỹ thuật nào đó.

Tôi cũng sửa lại một phần của bài Cộng hòa miền nam việt nam, để tránh cố tình xuyên tạc nhằm chia rẽ dân tộc của một vài người.

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 117.3.128.16 (thảo luận • đóng góp)

Ngày vui

Tại Việt Nam hiện nay, ngày này là một ngày vui vì nó là mốc thời gian thống nhất đất nước sau nhiều năm bị chia cắt và đã trở thành một ngày đại lễ. Cùng với ngày Quốc tế lao động 1/5, mỗi năm vào dịp này người lao động thường được nghỉ khá dài ngày.

Ai nói đó là ngày vui nhỉ?Người hùng cô đơn (thảo luận) 10:18, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về câu "Việt Nam chịu sự chi phối trong quỹ đạo của Liên Bang Xô viết"

Thứ nhất, nguồn kiểm chứng thongluan.org không phải nguồn uy tín.

Thứ hai, câu này sai.

Thực tế (nguồn: Nayan Chanda, Brother Enemy:War after War): Mãi cho đến cuối năm 1978 VN mới thực sự ngả về phía LX, còn trong thời gian 1975-1978, VN chật vật cố gắng lập quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhiều khi có những hành động lờ LX. Ví dụ:

  • Sau 30/4/1975, sứ quán Mỹ là sứ quán duy nhất ở SG không treo cờ giải phóng, tại sao?
  • Sau 30/4/1975, thông tín viên của LX không được phép vào Saigon trong khi nhiều hãng tin phương Tây được vào lấy tin
  • LX muốn thuê Cam Ranh từ năm 1975 nhưng phía VN rất không đồng ý, mãi đến 1978 mới chịu
  • Chính khách VN gần như làm mất mặt LX khi đến dự tiệc tại đại sứ quán LX ở HN nhưng lại lờ chủ nhà mà đi giao lưu với Pháp (khi đó đang bị LX chỉ trích tố cáo gì đó)
  • LX gây sức ép để VN vào COMECON từ lâu nhưng đến cuối 1978 mới vào.
  • Tại sao đến năm 1978 mới ngả sang LX? vì hy vọng bình thường hóa quan hệ với Mỹ (lên rất cao năm 1977) đã tắt do Mỹ hết quan tâm VN mà theo cố vấn Brezenski quay sang chú trọng vào quan hệ Mỹ-TQ. các nước phương Tây không hồ hởi gì, kinh tế trong nước suy thoái nghiêm trọng cần phải có sự giúp đỡ từ ngoài (hết hy vọng Mỹ bồi thường chiến tranh), trong khi đó thì xung đột biên giới Tây Nam lên cao và chuẩn bị đánh Khmer Đỏ -> càng cần có chỗ dựa về cả ngoại giao lẫn kinh tế. Dựa vào đâu? TQ thì VN còn đang chống, Mỹ và phương Tây thì quay lưng -> còn mỗi đường LX để đi. Cuối năm 78 là khi các chính khách VN desperately cố đi bắt tay với cả Mỹ lẫn ASEAN trước khi quyết định ký hiệp ước COMECON với LX và đánh sang Campuchia.

Tôi xóa câu "Việt Nam chịu sự chi phối trong quỹ đạo của Liên Bang Xô viết", vì nó không liên quan đến ngày 30/4. Tmct (thảo luận) 11:31, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

hận, đen

có người đưa vô cái tháng tư thù hận và tháng tư đen. cái nối cái web thù hận thì rặt diễn đàn bạn đọc, thế là không uy tính. cái tháng tư đen là tuần kỉ niệm tháng đen từ 23.4 đến 30.4, mà bài này chỉ nói mỗi sự kiện 1 ngày 30.4. vớ vẩn wá79.174.64.146 (thảo luận) 16:30, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

  1. Đồng ý với ý kiến của bạn.Đây là bài viết về ngày 30/04 chứ không phải bài viết về tháng tư.Nên hận, đen phải bị xóa vì không phù hợp với bài viết.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 16:37, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hãy giữ thái độ trung lập và cái nhìn đa chiều. Đây chỉ là một cách gọi cho sự kiện này, như là "ngày giải phóng miền Nam" vậy thôi. Tìm trên google sẽ thấy từ ngữ Ngày Quốc Hận 30/4 được dùng rất phổ biến "ngày quốc hận 30" hay ngày quốc hận, và tháng tư đen tháng tư đen. Trên 20 ngàn hits, vậy tại sao không ghi vào ? 92.226.29.3 (thảo luận) 16:53, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
thì cứ ghi vào bài là google nói là phổ biến lắm đi ông 92.226, xem người ta có cười cho không. ông không có nguồn cụ thể mà nghiên cứu bằng google ai chấp nhận cho ông nói kiểu đó79.174.64.146 (thảo luận) 16:59, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thí dụ: Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 [5][6]. Vì sao không rõ ràng, đó là link mấy báo chí của người Việt nước ngoài mà, mà không dùng link này thì dùng link khác, rất nhiều link mà. Và như đã nói, đây là một từ ngữ phổ biến, nếu tìm theo google, không cần dùng link cũng được. Như từ ngữ "giải phóng miền Nam" có ai cần dùng link chứng minh đâu. 92.226.29.3 (thảo luận) 17:16, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
dùng mãi mấy cái diển đàn mà cứ nói cố được à?79.174.64.146 (thảo luận) 17:50, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ai đó đã xóa thảo luận này của 222.252.117.74 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.
Một đề tài chẳng nhạy cảm như thế này thì đăng nhập mà thảo luận bạn ạ.Mấy cái link đó nó cũng bí ẩn như bạn vậy (IP),(ý tôi là không dám cho ai biết mặt biết mũi mình thế nào).Còn về cái tên đang dùng lâu này là quá hợp lí rồi,bởi vì bản thân cái tên phản ánh đúng bài viết (rất trung lập).Mà tôi đố bạn tìm trong mấy nghìn hist trên google có cái link nào của mấy trang nổi tiếng như cnn,bbc,ap đấy.--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 18:17, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thêm thí dụ: Từ ngữ Ngày Quốc Hận này cũng được dùng trong báo chí chính thống tại VN: [7],[8], [9]. Họ cũng ghi là từ ngữ này phổ biến trong giới người chống cộng. Nếu tìm trên net còn nhiều thí dụ như thế từ báo chí trong nước. Vậy không ghi từ ngữ này vào bài, mới là thể hiện thái độ không trung lập 18:47, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)
nè nè, chỗ đó người ta nói đến chống cộng là nhìu chứ ai nói đen đên hận hận hả?79.174.64.146 (thảo luận) 19:00, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
cái [7] bị kêu là tiếng nói lạc lõng đó nha, phổ cập đâu ra?79.174.64.146 (thảo luận) 19:03, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
chớ nói xạo nha79.174.64.146 (thảo luận) 19:11, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
tui coi hết rùi, hổng tìm được có cái nguồn nói cái đó.79.174.64.146 (thảo luận) 19:11, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
báo chí của Đảng thì nói vậy thôi, Mình chỉ chứng minh là họ cũng công nhận là có thuật ngữ đấy. Còn bình luận của họ có chính xác không, lại là chuyện khác. Dĩ nhiên là hãng thông tấn quốc tế thường trung lập và không dùng những từ ngữ chia rẽ như "giải phóng miền nam""mỹ ngụy" hay "quốc hận", nhưng vẫn có, như tại BBC cũng có ghi nè, khi tường thuật sự kiện: [10], [11][12]. cnn và ap không có trang tiếng Việt, sao tìm ? Bạn Khi Nguoi Ta TreTrungda đã chấp nhận trung lập chưa (nếu tôi đăng nhập nick thì cũng ai biết ai là ai, còn dễ giấu mặt hơn) ? Tôi không nói điều đó là đúng hay sai, chỉ nói đây là thuật ngữ phổ biến". Nhưng theo tôi, nên xóa cả 2 danh từ trên ở đầu bài hoặc ghi cả 2 (giải phóng và quốc hận) vào. Chỉ mong có ngày dân mình quên hết quá khứ để có thể hòa hợp, khi đó kẻ thắng không còn kỷ niệm ngày giải phóng miền nam khỏi Mỹ ngụy và kẻ thua không kỷ niệm ngày quốc hận nữa, hoặc những cách gọi chói tai khác, mà đơn giản chỉ là 1 ngày chấm dứt chiến tranh và đau thương. 92.226.29.3 (thảo luận) 20:25, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời


Tranh cãi này sẽ được giải quyết nếu xác định được hai vấn đề:

1, Có tồn tại thuật ngữ như trên không? Rõ ràng là có, khẳng định trong cả báo chí của Đảng Cộng sản VN, báo chí nội địa và nước ngoài.

2, Cách gọi đấy có phổ biến trong cộng đồng hải ngoại không? với hàng chục ngàn hits google thế kia, tôi không nghĩ có thể coi số người sử dụng thuật ngữ này là thiểu số được.

Vì vậy, tôi yêu cầu giữ lại đoạn này.Tran Quoc123 (thảo luận) 19:28, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

vẫn mang mấy cái gu-gờ nói mãi thật khó coi. tồn tại à? tồn tại thì người Mĩ cũng bị gọi là người mẽo đấy, bọn mẽo đấy, có đưa vào bài hoa kỳ không? cách nói lạc lõng như thế mà còn cố, đã không có nguồn cố bám mãi cái gù gơ thật là vớ vẩn. Ông chấp nhận đưa từ người mẽo vào bài hoa kì đi, tui đánh đổi với ông69.72.194.26 (thảo luận) 04:43, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
có xem các link không vậy ? BBC, trang Đảng CSVN củng nhắc đến. Hãy xem rồi tranh luận tiếp nhé. 92.226.29.3 (thảo luận) 04:48, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
trả lời ngay cho tui, người mẽo đổi hướng đến người mĩ có ổn không?69.72.194.26 (thảo luận) 06:25, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Về phía tôi, Không vấn đề gì, ghi luôn vào bài cũng chẳng sao, nếu bạn chứng minh được là từ ngữ đó phổ biến. Tôi nghĩ là tôi có thái độ trung lập và đa chiều hơn bạn đấy. Và bạn nên đọc kỹ thảo luận của người khác. Nhắc lại lần cuối nhé: Nhưng theo tôi, nên xóa cả 2 danh từ trên ở đầu bài, còn nếu không thì ghi cả 2 (giải phóng và quốc hận) vào. Như vậy mới là trung lập! 92.226.29.3 (thảo luận) 06:34, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

tui chưa tìm ra nguồn, còn ông thì lôi mãi cái gù gơ ra đâu có được. không chứng minh được thì bỏ cả đi. nếu được thì cùng được, bỏ thì cùng bỏ, không chơi đếm gù gơ.69.64.74.74 (thảo luận) 06:43, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

nói với bạn mệt quá, ko đọc thảo luận à ? Lần nữa nè. Link từ trang BBC: [13], [14][15]. 92.226.29.3 (thảo luận) 06:56, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
mệt thì ngủ đi đừng thức nữa. khi nào có bài người mẽo tui nói tiếp69.64.74.74 (thảo luận) 07:02, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
còn nữa nè: bài thằng Tây đổi hướng đến người Pháp, thằng Tàu đổi hướng đến người Hoa là khái niệm rất phổ biến của người Việt, mọi người thấy có xuôi không?69.64.74.74 (thảo luận) 12:43, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chữ "thằng" làm cho ví dụ của IP 69.64.74.74 hoàn toàn không tương đương, do đó không có giá trị trong cuộc tranh luận này. Tmct (thảo luận) 10:50, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ đưa các tên gọi "ngày quốc hận", "tháng tư đen" trở lại bài (nhưng phải thay chú thích bằng nguồn có uy tín). Lí do:

  1. Quy định Wikipedia:Thái độ trung lập yêu cầu thể hiện các góc nhìn khác nhau. Ở trường hợp cụ thể này có góc nhìn của người Việt chống cộng.
  2. Cách gọi này đủ nổi bật vì nó là điển hình của những người Việt ở một trong hai phe của cuộc chiến. Bằng chứng: nó được nhắc đến nhiều trong báo chí của người Việt ở Mỹ (cộng đồng Việt Kiều lớn nhất) là cách gọi gần như duy nhất của họ về ngày 30/4; báo chính thống trong nước khi muốn nói về thái độ của những người chống Cộng cũng nhắc đến các tên gọi này như là một điển hình [16].

Tmct (thảo luận) 10:50, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

vì sao chữ thằng là không tương đương? gọi quốc hận là do thái độ, gọi thằng cũng là do thái độ, tui chỉ cần nó phổ biến trong xã hội, sao ông bảo là không tương đương?
ông bảo quản còn sót chữ người mẽo?69.64.74.74 (thảo luận) 15:03, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
sự kiện này trong 1 ngày 30.4, sao lại bê cả tháng tư đen vào? có phải là sự kiện suốt tháng 4.1975? nếu gọi tháng tư đen thì tui thấy đổi tên bài đi. đánh nhau bao nhiêu năm chớ đâu phải mỗi cái tháng tư?69.64.74.74 (thảo luận) 15:08, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thảo luận của thành viên vô danh này không đi vào đâu. Nếu có nguồn uy tín cho biết đây là một tên gọi được nhiều người sử dụng, như trong trường hợp "Tháng tư đen" và "Ngày quốc hận", thì ta phải nhẵc đến trong bài. Nếu bạn tìm ra được nguồn nào nhắc đến tên gọi "Mẽo" cho Hoa Kỳ thì ta có thể đưa vào. NHD (thảo luận) 00:26, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTCT)

Tôi sẽ thêm đoạn này vào bài nếu không còn có phản đối chính đáng: còn được gọi là "Ngày quốc hận"[17][18] và "Tháng Tư Đen"[19][20][21][22] trong cộng đồng người Việt tị nạn. NHD (thảo luận) 18:27, ngày 8 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trung lập và lạm dụng nguồn

Tôi không đồng ý việc VinhTanTran thay đổi nguồn và thêm chữ tuyên truyền [23]. Câu đó có trích dẫn nguồn, cho nên việc Tân thêm chữ tuyên truyền là một hình thức bình luận và lạm dụng diễn dịch sai trích dẫn. Nếu nguồn "láo" (như Tân nói) thì thay nguồn, chứ không thể biến đổi không trung lập như thế. Còn nếu không, nếu thêm chữ tuyên truyền, thì đề nghị Tân đưa nguồn dẫn chứng là có sự tuyên truyền đó 92.226.28.106 (thảo luận) 10:27, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tối nay tôi sẽ ra hiệu sách xem, một cuốn sách của NXB Công an nhân dân mà ghi những dòng nhắc đến "Trại tù cải tạo" thì tôi đi bằng đầu. Tân (thảo luận) 10:33, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thì thay bằng chữ trại giam hay gì đó, nhưng thêm chữ tuyên truyền thì là không trung lập, lạm dụng trích dẫn, khi bạn cũng không biết nguồn viết ra sao. Một Bảo quản viên lâu năm như bạn, mà có thể vi phạm quy định trung lập và sự trung thực của nguồn trích dẫn và sửa chữa từ ngữ, thay đổi ý, nội dung của một nguồn dẫn trắng trợn vậy à ? Vậy phải xem lại tất cả nguồn trích dẫn của bạn, có nơi nào trích dẫn nguồn mà thêm bình luận, thay đổi npov trắng trợn như thế không. 92.226.28.106 (thảo luận) 10:37, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đừng có nói nhảm, tôi đang sửa đổi bài, dùng một tài khoản hợp lệ, không sử dụng công cụ gì khác, cho nên bớt chụp mũ đi. Tân (thảo luận) 10:55, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Sửa đổi bài, hay thay đổi từ ngữ và nội dung trong nguồn để "tuyên truyền" ? Dùng chữ này như 1 thí dụ để bạn thấy chữ tuyên truyền là npov, không trung lập 92.226.28.106 (thảo luận) 11:02, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã lùi lại rồi, cũng chả có tranh cãi, mà cứ nói miết. Tân (thảo luận) 11:12, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
bây giờ lại thêm Apple [24], lùi lại không qua thảo luận, cố tình thêm chữ tuyên truyền (không có trong nguồn dẫn, ngay cả Tân cũng chưa đọc nguồn) sao mà có những bảo quản viên bênh nhau và vi phạm Thái độ trung lập, văn minh của wiki trắng trợn thế. 92.226.28.106 (thảo luận) 11:26, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nếu thực sự có chuyện "tuyên truyền" và được nguồn nhắc đến thì đưa vào cũng không pov. Mà có chữ "tuyên truyền" cũng không thiếu trung lập bằng lối nói "người thì vì lo sợ bị trả thù hoặc trước những nhục hình tàn bạo đang chờ họ trong những trại giam của cộng sản" (quá pov qua cách nói "nhục hình tàn bạo", "trại giam của cộng sản"). Adia (thảo luận) 11:38, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chính vì tôi thấy như vậy, và người thêm đoạn đó vào là Kayani nên tôi phải cố gắng tìm ra nguồn để chắc chắn về những gì nó nói. Tạm thời cứ tin những gì Kayani khẳng định đã. Tân (thảo luận) 11:41, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Nếu thực sự có chuyện "tuyên truyền" và được nguồn nhắc đến thì đưa vào cũng không pov". Đồng ý, nhưng nếu chưa xem nguồn (hoặc nguồn không có) mà thêm chữ tuyên truyền vào thì đúng là quá pov, và lùi lại mặc kệ thảo luận thì là bè phái, và càng thất vọng nếu đó là người bảo quản viên lâu năm của wiki. Tôi không xem nguồn nên không biết trong nguồn có gì, nên chỉ phục hồi theo ý ban đầu chứ không thêm ý mình vào. Chữ nhục hình là nẳm trong ngoặc kép nên tôi nghĩ là nó chép nguyên văn. Ai có nguồn, nên xem lại cho đúng. Tôi nghĩ, nên dùng chữ trại giam và xoá chữ nhục hình (nếu muốn và cũng chẳng cần thiết), thì có lẽ trung lập, vì ai mà chẳng sợ bị đối phương cầm tù và đày đọa, dù không có tuyên truyền. thảo luận quên ký tên này là của 92.226.28.106 (thảo luận • đóng góp).
Dù có sửa thì những nội dung do Kayani đưa vào cũng cần phải được xác nhận lại. Ngoài ra tôi cũng nghi ngờ câu dưới: "Ở Sài Gòn và phần còn lại của Nam Việt Nam, hàng triệu người dân Việt Nam bắt đầu tự đặt cho mình 1 câu hỏi mấu chốt: họ có thể sống sót dưới chế độ cộng sản hay tốt hơn là trốn chạy bằng đường biển mà không có 1 sự trợ giúp nào". Thật khó tin khi một cuốn sách của NXB CAND lại xuất hiện những câu như vậy. Adia (thảo luận) 03:25, ngày 31 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tin hay không thì tìm nguồn mà mở ra kiểm soát, chứ không thể bè phái làm chuyện làm giả văn bản chứng từ, thêm câu chữ làm sai lệch hẳn nội dung nguồn, khi chính bạn cũng chưa xem nguồn, như thế được. Chỉ là nghi kỵ vu vơ. Hoá ra xưa nay bạn làm việc theo cung cách này à, cứ nghi là thẳng tay chèn ý của mình vào để biến dạng nội dung, lạm dụng nguồn theo dụng ý riêng ? Bạn cũng không chú ý là cuốn sách đó là cuốn sách dịch, của William Colby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ. Sách dịch của 1 tác giả nước ngoài, thì biết đâu có thể có câu đó. Thật ra, theo tôi, chuyện lo sợ, kể cả chuyện sợ và suy diễn những trường hợp xấu nhất là chuyện thông thường trong cuộc chiến, không cần nguồn, và nội dung cũng chẳng quan trọng gì lắm. Bài đang mất cân đối và có nhiều đoạn cần sửa hơn. 92.226.31.68 (thảo luận) 10:55, ngày 31 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ nghi ngờ nội dung do Kayani đưa vào thôi, chứ đã đụng chạm gì đến bài đâu nhỉ? Ý tôi đơn giản là anh Tân hay ai đó nên kiếm cuốn sách này xem qua để kiểm chứng cho chắc ăn, dù sao một cái sai sửa đi vẫn tốt hơn là để mặc đấy. Chỉ có thế mà bạn phản ứng mạnh bạo quá:D Adia (thảo luận) 14:56, ngày 31 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Kết luận câu chót: sau khi đã xem sách, tôi khẳng định, Kayani đã chép y hệt cuốn sách đó, nội dung trong sách như tại phiên bản này, với cụm từ "trại cải huấn" (chứ không phải "trại tù cải tạo" như sau này) được đặt trong ngoặc kép. Tôi mới xem lại phiên bản bài, thấy nhiều người đã diễn dịch câu đó như vậy là ổn. Không sao chép, từ ngữ bớt nặng, nhưng vẫn giữ đúng ý. Tân (thảo luận) 12:20, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phụ là chính, chính là phụ?

Xem tên bài và nội dung bài thì dường như không phù hợp nhau. Có nhiều đoạn (hơn nửa) lại là phần Diễn biến cuộc chiến mà nội dung của nó tương tự như những gì đề cập trong bài Chiến dịch mùa xuân 1975. Không rõ chủ đề của bài là sự kiện ngày 30/4 hay là cả chiến dịch đánh chiếm/ giải phóng miền nam VN đây?

Sự kiện 30 tháng 4, 1975 lẽ ra chỉ nên tập trung vào những gì trong những ngày cuối cùng trước 30/4 cho đến những diễn biến chiến sự 30/4 tạo ra bước ngoặt lịch sử.

Hiện nay phần "30 tháng tư" trong bài chỉ chiếm khoảng 1/4 dung lượng. Phần chính trở thành phụ và phần phụ lại là chính. Những thành viên đóng góp nhiều cho bài nên cân nhắc điều chỉnh kết cấu, thêm những gì thiếu và bớt những gì thừa (đang rất nhiều).--Trungda (thảo luận) 12:09, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý, thí dụ như là tôi nghĩ là nên đưa phần Các sự kiện dẫn đến 30 tháng 4 vào Chiến tranh Việt Nam hay phần náo khác. Trích dẫn nguyên vẹn thư của Ford là không cần thiết và tạo thế mất cân đối. Sau nữa, Sự cắt giảm hỗ trợ từ Hoa Kỳ có thể là nguyên nhân chính (?), nhưng chắc chắn không thể là nguyên nhân duy nhất của Các sự kiện dẫn đến 30 tháng 4, có thể có những nguyên nhân khác nữa, có thể như là: sự gia tăng quân viện của khối Xã hội chủ nghĩa, tinh thần chiến đấu của binh sĩ 2 bên, bất ổn của xã hội miền Nam, hay gì đó v.vvv.. 92.226.28.106 (thảo luận) 12:17, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liên kết

Tôi vừa cho liên kết vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n1nvn4n31n343tq83a3q3m3237nvn0n vào bài nếu ai thấy không được thì cứ cho ý kiến.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 15:46, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tấm hình xe tăng vào Dinh Độc Lập

Tôi đề nghị thay 100px|tấm hình đầu tiên - Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng đầu tiên là số 390, chiếc xe tăng trên hình là xx6. Tấm hình này 100px mới là bằng chứng lịch sử của giờ phút thắng hay bại - chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh Độc lập. Chất lượng hình không rõ, nhưng có sao đâu?

Randall uob (thảo luận) 09:33, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC).Trả lời