Thảo luận:Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Thêm nội dung có nguồn vào bài viết[sửa mã nguồn]

Tôi thêm các nội dung có nguồn sau vào bài. Bạn nào không đồng ý vào đây thảo luận chứ đừng bút chiến.

Các đồng chí của Hồ Chí Minh đã viết một số tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh như Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai (1991) của Phạm Văn Đồng[1], Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (1997) của Võ Nguyên Giáp[2], Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (1997) của Trần Văn Giàu[3] để hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh về việc vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

BFriend (thảo luận) 15:22, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn BFriend lại không xem quy trình mới mà Thái Nhi đề xướng sao? Đang gây tranh cãi nội dung thì nội dung gây tranh cãi sẽ đưa vào thảo luận chứ không đưa vào bài. Nal (thảo luận) 16:33, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ok. Nếu không có bạn nào phản đối thì tôi đưa lại vào bài.BFriend (thảo luận) 16:41, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cần làm rõ câu này "... để hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh về việc vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.". Đây là câu dễ hiểu sai vì vậy phải có dẫn chứng rõ là những người trên "hệ thống hóa các quan điểm". Thái Nhi (thảo luận) 16:50, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn còn phải chờ đợi xem có ai thảo luận không đã chứ, vội vã thế làm gì? Tôi có câu hỏi cho bạn đây, bạn đọc các tác phẩm mà bạn đã liệt kê ở trên chưa mà nói các tác phẩm đó hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh...? Cái cách dẫn cả quyển sách để làm nguồn chú thích nhằm bảo vệ cho 1 quan điểm là không chấp nhận được rồi. Nal (thảo luận) 16:50, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Các bạn đọc chương I là rõ.

http://gddc.caothang.edu.vn/store/file/172giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf

BFriend (thảo luận) 17:13, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Văn phong bách khoa đâu thể nói vào đây xem là "rõ"?. Như tôi nói trên, đoạn văn bạn viết ở trên cần phải được làm cho rõ ràng trong cách diễn đạt và nguồn dẫn nói rõ đều đó. Các nguồn dẫn phải chi tiết chứ không thể dẫn cả quyển như thế. Thái Nhi (thảo luận) 17:20, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: Hồ Chí Minh đã đề xướng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khái quát: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam... Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội; hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".3

2. Xem: Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 18.

3. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 98.

Rõ ràng ông Đồng và ông Giáp viết 2 tác phẩm tôi dẫn ra để khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh. BFriend (thảo luận) 17:26, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Có ai nói 2 ông ấy không phải là tác giả của những quyển sách ấy đâu? Vấn đề là cách trình bày của bạn làm cho người đọc hiểu sai rằng các ông ấy hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh, trong khi trong phần dẫn của bạn chỉ nêu: "Hồ Chí Minh đã đề xướng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do." (Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 18.), ""Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam... Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội; hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Rất dài nhưng chẳng nhắc gì đến việc các ông ấy "hệ thống hóa".
Theo tôi, bạn có thể viết là Một số tác phẩm của những đồng chí của Hồ Chí Minh, hoặc những nhà nghiên cứu về ông, như "Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai" của Phạm Văn Đồng (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991), "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" của Võ Nguyên Giáp (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), "Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh" của Trần Văn Giàu (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), có nhắc đến nhiều lần về tư tưởng Hồ Chí Minh. Thái Nhi (thảo luận) 01:12, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chán BFriend lắm, bạn có dẫn mấy nguồn 2, 3 thì cũng phải nói rõ là lấy từ trang 3 trong đoạn dẫn nhập của Chương I: Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tái bản lần thứ nhất của Bộ giáo dục và đào tạo chứ. Không người khác lại tưởng bạn đọc hết cả 3 quyển đó rồi. Tóm lại là bạn chẳng có mấy quyển sach đó và cũng chưa đọc! Nói chung là bạn đang lừa chúng tôi khi viết kiểu lập lờ đánh lận con đen thế kia! Nal (thảo luận) 01:13, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái này cứ xem là lỗi biên tập, đừng nặng nề quá. Thái Nhi (thảo luận) 01:30, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Không biết đây là lần thứ mấy Nal có kiểu phát ngôn thế này? Lỗi này có gì nặng đâu, hơn nữa người ta đã ghi nếu có thì xin thảo luận, thiện chí quá còn gì? Ở Wiki sao mà lừa được nhau, đóng góp thì có lịch sử ghi lại mà.  TemplateExpert  Thảo luận 01:52, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chủ đề chính của những sách này là nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không phải có nhắc đến nhiều lần về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đọc cái tựa là thấy rõ điều này rồi. BFriend (thảo luận) 02:01, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vấn đề là nội dung này liên tục, liên tục được lôi lên để đòi đưa vào bài bạn Alphama ạ. Từ hồi nảo hồi nào nội dung nó vẫn cứ thế, đến giờ sửa đổi lại vẫn cứ thế, mà những Brum, BFriend vẫn cứ cố gắng đòi bảo vệ quan điểm của mình bằng được. Trích 3 quyển sách để bảo vệ quan điểm, đến khi yêu cầu trích câu cú trong nguồn thì lại dùng nguồn từ Giáo trình tư tưởng HCM! Vậy theo bạn có giống lừa dối không? Nal (thảo luận) 02:01, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi viết lại là :

Những đồng chí của Hồ Chí Minh đã viết một số tác phẩm về Tư tưởng Hồ Chí Minh như "Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai" của Phạm Văn Đồng (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991), "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" của Võ Nguyên Giáp (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), "Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh" của Trần Văn Giàu (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997).

BFriend (thảo luận) 02:05, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nal gần đây ít tham gia vào thảo luận chung thì phải, nếu có mâu thuẫn phát sinh thì hình như phải đặt nhãn đợi 24h có phải không BQV Thái Nhi nhỉ hay cái thảo luận ấy chưa được thông qua. Nội dung trong đưa vào chẳng có gì xúc phạm hay thiếu trung lập cả, theo tôi BFriend đã ghi rõ giúp người đọc hiểu thêm các tác phẩm về Tư tưởng HCM thôi mà, vậy mà bạn xóa thẳng khỏi bài thì quá khó hiểu hay có lý do gì đặc biệt? Nếu nguồn không đúng bạn chỉ cần thảo luận nguồn không đúng, việc tìm nguồn cho 3 tác phẩm này cũng đâu quá khó? PS: Cá nhân tôi phản đối mạnh việc thảo luận sai quy trình.  TemplateExpert  Thảo luận 02:11, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Quy trình được thiết kế không cứng nhắc, có thể linh hoạt áp dụng từng quy tắc một. Trường hợp này tuy quy tắc 1 và 3 được bỏ qua, nhưng quy tắc 2 và 4 vẫn đang được áp dụng (5, 6 thì chưa đến). Với vai trò BQV thì tôi cũng đã nhắc Nal không nên quá nặng nề trong phát ngôn. Với vai trò thành viên, tôi cũng đã góp ý để đi đến nội dung đồng thuận. Cơ bản là không nên đi sâu vào tranh chấp cá nhân. Nếu có ý thì hãy góp vào nội dung, tránh các phát biểu không cần thiết và không liên quan đến việc chỉnh sửa nội dung. Thái Nhi (thảo luận) 02:31, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Sholokhov đã xóa thảo luận này của BFriend vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:15, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Sholokhov đã xóa thảo luận này của HNN12 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:15, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Двина đã xóa thảo luận này của HNN12 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:23, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Tôi chỉ làm theo quy trình thôi, dời đoạn gây mâu thuẫn vào thảo luận chứ có xóa xiếc gì đâu mà bạn Alphama lại nói tôi xóa không lý do? Tôi còn thảo luận đàng hoàng nhé bạn Alphama đừng chụp mũ tôi thế! Đoạn nội dung này tranh chấp từ cách đây 2 tháng đấy bạn Alphama, vậy nên như Thái Nhi nói tôi thực hiện quy trình này một cách linh hoạt thôi, 24h là gì đâu so với 2 tháng tranh chấp kéo dài triền miên! Tôi thấy bạn nên khuyên BFriend nên dùng nguồn hay tìm nguồn cho chính xác, kẻo không lại vạ vào thân, rồi đến lúc bạn cũng lại bị kéo vào thảo luận tranh chấp kéo dài, mệt cái thân lắm! Thái Nhi đã tham gia sửa đổi với nội dung ở trên rồi thì tôi cũng chả còn thắc mắc gì hết. Nal (thảo luận) 00:35, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991
  2. ^ Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
  3. ^ Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Đề nghị ghi rõ link dẫn nguồn và số trang cho 1 số nguồn này[sửa mã nguồn]

  • Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:<ref>Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Vũ Minh Tâm, Viện Triết học.</ref>. --> là 1 bài báo không thấy nội dung?
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, không có số trang
  • Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, số trang
  • SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA” CỦA V.I.LÊNIN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, NGUYỄN TẤN HƯNG, Viện Triết học --> Không thấy tài liệu?

Nhờ các thành viên bổ sung, kiểm chứng nguồn. Sau 24h không ai thắc mắc tôi sẽ dời vào thảo luận này. Trân trọng cảm ơn.  TemplateExpert  Thảo luận 03:43, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)  TemplateExpert  Thảo luận 03:26, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vô cái bài của Nguyễn Tấn Hưng trên trang của Viện triết học thì nó bị "account suspended", không biết có phải bài bị xóa hay không ? Vô blog này thì có đăng bài của ông Hưng, nhưng khổ nỗi blog không phải là thứ được chấp nhận trên wiki. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:01, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bài "Tư tưởng Triết học VN nửa đầu TK 20" của TS Vũ Minh Tâm thì có đăng trên Khoa lý luận Chính trị của trường ĐHKH-ĐH Huế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:03, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi đã thay bổ sung link của nguồn Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ trang của Khoa lý luận Chính trị của trường ĐHKH-ĐH Huế. Nguồn của Nguyễn Tấn Hưng đã được thay thế bằng nguồn khác tương tự. Riêng 2 nguồn bạn Alphama đưa ra là: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam và Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh tôi không rõ. Chắc phải hỏi bạn BFriend mới được. Nal (thảo luận) 09:57, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Vậy thì tôi pm hỏi BFriend, bạn ấy không có ý cò gì thì tôi di dời.  TemplateExpert  Thảo luận 03:48, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không có ý kiến. Link die thì bạn cứ xóa link.BFriend (thảo luận) 15:05, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đoạn không liên quan[sửa mã nguồn]

Tôi cắt đoạn sau đây vào thảo luận:

Hiện nay Chính phủ Việt Nam có Nghị định 74 miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong các cơ sở giáo dục quốc dân cho một số đối tượng học sinh, sinh viên; trong đó sinh viên chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn học phí.[1] Tuy nhiên, BBC tiếng Việt lại cho rằng dù có miễn giảm học phí, bộ môn này vẫn không phải lựa chọn của nhiều sinh viên, học sinh vì cho rằng ngành học này không có tương lai[2].

Bài này có chủ đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nội dung. Việc ứng dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là ứng dựng những nội dung đó. càn việc học bằng cách nào, ai học, học ở đâu, học thế nào, học ra sao thì đó là các vấn đề kỹ thuật, không liên quan gì đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. --Двина-C75MT 11:11, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--[trả lời]

Đây là nội dung có liên quan việc áp dụng Tư tưởng này trong giáo dục, bác MT ko thể cắt được, hơn nữa muốn cắt thì thảo luận trước khi cắt, bỏ phiếu OK mà chẳng theo quy trình.  TemplateExpert  Thảo luận 11:35, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái này hỏi thật, không có ý gì mờ ám cả, tôi cứ tưởng hễ nói "áp dụng" tức là vận dụng tư tưởng HCM trong thực hành đạo đức và luân lý, trong thái độ làm việc, ứng xử chứ nhỉ. Nội dung trong đoạn nêu trên cũng tính là ứng dụng à ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:46, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đây là đoạn cho biết chính sách nhà nước với kiến thức từ Tư tưởng HCM kèm theo một số nét về việc áp dụng kiến thức, đoạn này không thể bỏ vì lý do không liên quan. Có thể dẫn bài chi tiết đại loại như Môn học tư tưởng HCM ở Việt Nam tuy nhiên, vẫn phải có vài nét ở đây. PS: Muốn xóa hay làm gì thì cũng phải theo quy trình, cho dù nó chưa thông qua tuy nhiên quý vị bỏ phiếu hô hào OK đồng ý rồi bây giờ té ra sai quy trình lại chính là quý vị.  TemplateExpert  Thảo luận 12:03, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi không phải là người cắt xóa đoạn phía trên đó, chắc cái "quý vị" đó không có tôi, nhưng mà cảm ơn đã nhắc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:30, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đơn giản thôi, tạo hẳn cái tiêu đề mới, cho nó sang đó. Tiêu đề mới có thể ghi: Chính sách của nhà nước hay của chính phủ dành cho chuyên ngành TTHCM. Thế là xong. Nal (thảo luận) 13:46, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi biết ! Động đến Alphama là động đến chính trị. Nhưng hình như Alphama không thể phân biệt đâu là chính sách, đâu là tư tưởng. Tư tưởng là một chuyện. Chính sách là chuyện khác. Từ tư tưởng đến chính sách là cả một khoảng cách lớn. Trong khoảng cách đó, người ta phải xử lý đủ mọi thứ chuyện để đi từ lý thuyết đến thực tiễn. Cũng may mà đất nước này không do những chính khách như Alphama lãnh đạo. --Двина-C75MT 15:34, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--[trả lời]

Mọi người bình tĩnh, không kích động và không lạc đề. Chúng ta bàn vào vấn đề nào, cái đoạn đó để ở đâu, hay là cần phải cắt khỏi bài viết. Nên để ở mục "thực tiễn" hay lập đề mục "chính sách giảng dạy của Nhà nước" ? Chú ý mọi người tránh công kích cá nhân. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:41, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đấy các bạn xem. Chỉ cần một câu tranh cãi mà bác MT nói tôi tệ thế đấy. Nếu bác muốn bỏ nguồn thì dễ thôi nhưng bác không biết cách bỏ nên tôi cho rằng khả năng tranh cãi của bác không tốt. Gợi ý: theo quy trình đặt nhãn 24h, yêu cầu 2 nguồn hàn lâm (rõ trường hợp này không phải nguồn hàn lâm). Có thể nhiều bạn bảo tôi cái này vẽ đường cho hươu nhưng cũng rõ cho thấy bác MT viết Wiki thiếu trung lập, trong khi Wiki cần sự trung lập cao nhiều chiều để tạo sự đáng tin và trung lập. Cơ bản con người không ai là thánh cho nên sẽ có điều xấu điều tốt, làm sao tốt hơn điều xấu là ổn rồi. Bác Hồ là người sáng lập ra Việt Nam hiện đại, thế mà có người bảo tôi có tính chính trị trong đây, bác xét lại lịch sử xem vị nào thêm đoạn đó vào bài, cũng khá tài năng đấy.  TemplateExpert  Thảo luận 15:57, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bà con cho mình hỏi là rốt cục cái đoạn để nên để đâu ạ ? Để lại chỗ cũ, xóa béng đi, hay là ném vào đề mục mới mang tên "chính sách..." ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:18, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trung lập ??? Trên vi.wiki hiện nay, người ta đang sử dụng cụm từ "trung lập" đang theo kiểu "Mùa xuân A Rập". --Двина-C75MT 16:31, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--[trả lời]

Ừm... mọi người bàn vào vấn đề chính đi ạ. Chúng ta lạc đề xa quá rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:35, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thái Nhi đã xóa thảo luận này của Namnguyenvn vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:14, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Xin lỗi wikipedia không phải Gia Cát Dự. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thái Nhi đã xóa thảo luận này của Minh Tâm-T41-BCA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:03, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Có hiện tượng "vặn nguồn"[sửa mã nguồn]

Đoạn trên mà Minh Tâm đưa ra ở trên cần phải xóa. Lí do xóa vì có vặn nguồn. Thành viên viết vô bài không vặn nguồn mà người vặn nguồn là BBC. Tại nguồn chú thích [1] BBC vin vô "Báo Thanh Niên dẫn" và những đoạn sau lấy gần như nguyên xi bài của Thanh niên [2], nhưng trừ áp câu chót thì BBC bịa: "Nguyên do là sinh viên cho rằng các ngành học nói trên không có tương lai" vì bài của Thanh niên (mà BBC "luộc lại") không hề đăng câu đó. Đây có thể coi là "mánh" tinh vi của BBC và câu này phải loại bỏ khỏi bài.--Vô tư lự (thảo luận) 18:16, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Có nhiều thành viên ở Wiki nói rằng Wiki không phân biệt đúng sai không biết có như vậy không, bạn nào tài năng kiểm chứng hộ với.  TemplateExpert  Thảo luận 22:56, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Theo quy tắc là như vậy, nhưng theo cách hiểu của tôi, cái gọi là "common sense" vẫn được khuyến khích sử dụng. Theo tôi thì, nếu quả thật là, BBC trích sai, thì nên dùng nguồn gốc thay BBC. Tôi nhớ rằng Alphama cũng ủng hộ rằng nếu nguồn trung gian dịch sai, trích sai thì nên dẫn nguồn nguyên gốc ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:25, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

BBC chỉ trích thông tin nguồn từ kiểm chứng chéo từ Thanh niên và thêm quan điểm của mình vào chứ không hề dịch hay phiên dịch lại (như đài VTV dịch lại rồi cắt xén thay đổi phim, hình ảnh thì giống nhưng lời thì khác?) hay vặn nguồn từ Thanh niên. Không biết bạn Khov viết báo cáo khoa học bao giờ chưa? Mình trích nguồn người ta tóm ý sau đó đưa ra nhận định cá nhân, thường là gần cuối đoạn trích. Giống như vậy tôi trích nguồn kiến thức từ Wikipedia bảo là: "Wikipedia đang phát triển mạnh" sau đó thêm quan điểm của mình "Tuy nhiên đang phát triển chậm trong những năm gần đây". Trường hợp khác hẳn với dịch 100% vì dịch 100% người ta phải đảm bảo chất lượng còn đây có thể hiểu là trích mà thôi.  TemplateExpert  Thảo luận 06:51, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, nhưng mà trong bài viết - không cần phải nghiên cứu khoa học mà là bất cứ bài viết tử tế nào - thì nên ghi rõ quan điểm đó là của ai, thí dụ chỗ %&)_)*_)&( là trích và chỗ ?<:"{} là quan điểm cá nhân của người viết bài chả hạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:03, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nhân tiện ở đây có 2 nguồn, mọi người xem thêm rồi kiểm chứng thêm quan điểm cá nhân luôn cho nó gọn 1 mẻ về nguồn báo chí:

Tôi chỉ mong muốn các bạn bàn về nội dung trong bài chứ không có bàn về quan điểm này nọ hay quan điểm của cá nhân, quốc gia hay vấn đề khác vì "I don't know and I don't want to know". Cảm ơn các anh chị.  TemplateExpert  Thảo luận 06:59, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thái Nhi đã xóa thảo luận này của Minh Tâm-T41-BCA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:03, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Bác MT lưu ý đi thẳng vào thảo luận và không có công kích cá nhân tôi ở đây nữa. Đây là lần nhắc thứ 1.  TemplateExpert  Thảo luận 23:24, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái này dẫn cái nguồn Thanh niên là xong. Đều là free cả--Namnguyenvn-Namnguyenvn 17:25, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)--[trả lời]

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130809/mien-giam-hoc-phi-van-khan-hiem-nguoi-hoc.aspx BFriend (thảo luận) 10:19, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nội dung bị cày Thuê xóa[sửa mã nguồn]

Đây là 2 nội dung bị Cày Thuê xóa:

1. Những đồng chí của Hồ Chí Minh đã viết một số tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh như Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai (1991) của Phạm Văn Đồng[3], Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (1997) của Võ Nguyên Giáp[4], Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (1997) của Trần Văn Giàu[5].

2. Có ý kiến cho rằng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là không cần thiết, nhất là sinh viên.[6]

Đề nghị Cày Thuê giải thích. BFriend (thảo luận) 15:07, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đang định dời sang thảo luận, không ngờ BFriend đã làm trước rồi, tốt quá đỡ tốn công.
1. Mời bạn BFriend đọc thảo luận của Alphama trong trang thảo luận của BFriend, quá 24h rồi đó. Trả lời được là hồi lại thôi, có gì đâu.
2. Mời bạn BFriend tìm cho cái nguồn của các trường đại học đang giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói môn này không cần thiết. Tôi mới thấy mỗi cái ý kiến của rfi là không cần thiết thôi. Nếu nói không cần thiết thì phải chính người dạy và người học nói, chứ không phải nói bâng quơ. Cày Thuê (thảo luận) 15:20, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mấy cái link đó liên quan gì đến nội dung 1 mà bạn xóa đi. Thật vô lý. Nội dung 2 là ý kiến của bà Vũ Thị Phương Anh (từ TP Hồ Chí Minh), tiến sĩ chuyên ngành giáo dục học trong cuộc phỏng vấn với RFI. BFriend (thảo luận) 15:38, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi nói thật nhé, bạn Alphama nói rõ trong thảo luận của bạn rồi đấy, có gì thắc mắc cứ thắc mắc với Alphama, thắc mắc với tôi làm cái gì? Còn việc bà Vũ Thị Phương Anh trả lời rfi tôi không cần biết. Nhận định này liên quan đến việc giảng dạy bộ môn tư tưởng hồ chí minh của hơn vài trăm cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay, cái này quan trọng đấy, kiếm nguồn uy tín tí cho người khác còn phục chớ. Ít ra có cái nghiên cứu nào nói môn học không cần thiết ấy cho nó nặng ký chớ báo chí ai tin nhể? Cày Thuê (thảo luận) 15:44, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Alphama nói thế nào ? Bạn trích dẫn lại xem. BFriend (thảo luận) 15:46, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Alphama: Link cho thấy có 2 nguồn bạn không ghi rõ số trang, tôi đợi bạn 24h để bổ sung, sau đó chưa có thì tôi di dời phần này và chêm vào bản mẫu link die hoặc có thể dời nguyên đoạn vào thảo luận cho đúng quy trình, cảm ơn.  TemplateExpert  Thảo luận 03:51, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC) Sao không đọc thảo luận của mình hả BFriend? Cày Thuê (thảo luận) 15:54, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đọc trang bìa là thấy sách nói về cái gì rồi mà. BFriend (thảo luận) 15:57, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

http://www.baotanghochiminh-nr.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=129:th-mc-chuyen-nghien-cu-tng-quat-v-h-chi-minh&catid=41:th-vin&Itemid=204

Đọc danh mục này mới thấy ông Giáp, Giàu, Đồng viết rất nhiều sách về tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không phải vài cuốn liệt kê ra. BFriend (thảo luận) 16:01, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cuốn xưa nhất là "Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1982)".BFriend (thảo luận) 16:04, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn trả lời với tôi thì tôi cũng biết thế, và cũng theo yêu cầu của bạn Alphama, dẫn nguồn thì phải có số trang thôi. Cày Thuê (thảo luận) 16:13, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nếu nói về nội dung thì có thể dẫn số trang, còn đây là cuốn sách thì có thể không cần dẫn nguồn cho chính nó hoặc dùng 1 nguồn trung gian để dẫn. Đơn giản thôi, BFriend có thời gian dẫn hộ.  TemplateExpert  Thảo luận 16:17, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đơn giản thế thôi, vấn đề giải quyết xong nhỉ? Cày Thuê (thảo luận) 16:19, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

http://www.baotanghochiminh-nr.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=129:th-mc-chuyen-nghien-cu-tng-quat-v-h-chi-minh&catid=41:th-vin&Itemid=204

Link tôi dẫn ra là nguồn. Nó cho thấy những sách này có tồn tại và nói về tư tưởng Hồ Chí Minh.BFriend (thảo luận) 16:31, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bà Vũ Thị Phương Anh (từ TP Hồ Chí Minh), tiến sĩ chuyên ngành giáo dục học là chuyên gia về giáo dục nên có thể trích dẫn ý kiến bà này. BFriend (thảo luận) 16:38, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đừng đánh trống lảng, trả lời câu hỏi ở trên của tôi, có tài liệu nào nghiên cứu sự không cần thiết ấy không? Không có thì không dẫn. Cái này là khẳng định cần nguồn đặc biệt. Cày Thuê (thảo luận) 15:17, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị viết là : "Theo tiến sĩ giáo dục học Vũ Thị Phương Anh, có ý kiến cho rằng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là không cần thiết, nhất là sinh viên.[6]". Bà này là chuyên gia nên nhận định có giá trị nên đưa vào bài. BFriend (thảo luận) 16:06, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Miễn học phí cho sinh viên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
  2. ^ Học Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn phí, BBC, ngày 14 tháng 8 năm 2013
  3. ^ Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991
  4. ^ Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
  5. ^ Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
  6. ^ a b “Triết học Mác-Lê”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”: Môn bắt buộc ở đại học ?, Đài RFI, Thứ tư 21 Tháng Tám 2013

Lại thêm nội dung tranh chấp[sửa mã nguồn]

BFriend lại thực hiện việc thêm những đoạn nội dung tranh chấp không được chấp thuận bỏ vào bài. Nay tôi tiếp tục xóa bỏ khỏi bài do đã thực hiện thảo luận 2 lần từ trước đó và đều không chấp thuận đưa vào bài. Yêu cầu BFriend giải thích lý do tiếp tục đưa vào bài, bạn không coi kết quả thảo luận từ những lần thảo luận trước của các thành viên khác là gì sao? Cày Thuê (thảo luận) 15:17, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cày Thuê không đồng ý đưa 3 chú thích vào bài:

Chú thích 1,2 : [1][2]

Chú thích 3 : [3]

Xin cho biết lý do.

BFriend (thảo luận) 16:08, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cày Thuê không chấp nhận viết thế này:

  • Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất xã hội. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, Hồ Chí Minh chủ trương Chính phủ cần giúp đỡ khu vực kinh tế tư nhân phát triển[4] nhưng đến năm 1959 ông chủ trương tiến dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác[5]. Theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.[6]

Xin cho biết lý do. BFriend (thảo luận) 15:56, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Như 2 thảo luận trước cách đây vài tháng. Chịu khó vào lục xem lưu trữ ấy nhé. Cái thứ hai muốn hỏi BFriend về chú thích 1, 2 cho xin đoạn trích kiểm chứng. Cày Thuê (thảo luận) 06:58, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi đã bổ sung. Đề nghị bạn thảo luận nghiêm túc. BFriend (thảo luận) 07:25, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vẫn là lạc đề, không ăn nhập gì hết. Đây là nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không phải nói về nội dung tư tưởng hay lý luận của Mác, Ăngghen, Lênin, Stalin. Vẫn là đòi hỏi vô lý. Không chấp nhận. Cày Thuê (thảo luận) 07:36, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái này nằm trong phần chú thích mà bạn. BFriend (thảo luận) 07:55, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích như thế thì quá dài và không liên quan trực tiếp đến bài. Cần viết ngắn gọn hơn và đề cập trực tiếp đến thông tin là được rồi. Thái Nhi (thảo luận) 15:12, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích 1,2 cho "Dân tộc là một vấn đề rộng lớn. Các Mác, Ph.Ăngghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản".

Chú thích 3 cho "Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì có hai con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản.".

Tôi nghĩ chú thích này là thích hợp. BFriend (thảo luận) 15:37, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cày Thuê còn phản đối điều gì thì nói ra không tôi tưởng bạn không còn gì để nói. BFriend (thảo luận) 15:06, ngày 15 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Toàn luận điệu cũ rích đem ra, đúng là chả có gì chuyển biến. Tôi nói rồi, không có gì mới thì xin kiếu. Mà tôi nói thẳng nhé, cái chú thích 1, 2 ấy, cả 1 tài liệu như thế mà chỉ trích đúng 1 đoạn rồi nói đoạn đó đại diện, nói lên cả tổng ý của tài liệu là sai đấy nhé. Cái đấy bị coi là vặn nguồn đấy. Ví dụ điển hình nhé: Học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi..., cái vế sau chứng minh thế nào cho cái đoạn trên nếu nó không nằm trong tổng thể của tài liệu? Trích 1 đoạn ra mà xong à? Hay lại thích leo cột vài ba tháng nữa cho tươi vui? Còn ý kiến của bà chuyên gia gì ấy, bà ấy có giảng dạy bộ môn này không? Có tài liệu nào nghiên cứu không? Hay chỉ mỗi bà ấy nói thế? Nếu có mỗi bà ấy nói thế thì chẳng là gì đâu nhé. Cày Thuê (thảo luận) 15:38, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nực cười! Bạn nói trích 1 đoạn là sai vậy bạn muốn trích cả tài liệu hả ? Bà ta là tiến sĩ giáo dục học thì có thể trích dẫn, đâu cần dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. BFriend (thảo luận) 15:42, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thế mới bảo viết thì viết đàng hoàng, không thì thôi đừng viết nữa! Còn bà gì ấy là tiến sĩ giáo dục hay là giáo sư giáo dục tôi cũng chỉ biết thế, chứ nào tôi biết bà ấy là ai? Cái câu đó là khẳng định đặc biệt đấy, cần nguồn đặc biệt, bởi nó là 1 bộ môn bắt buộc của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, nếu phát biểu bảo không cần thiết thì phải có tài liệu nghiên cứu đàng hoàng, chứ không phải lên báo nói đại 1 câu là xong. Có nguồn đặc biệt thì vô, không có thì thôi xin kiếu nhé! Cày Thuê (thảo luận) 15:48, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa thấy ai đòi hỏi trích cả tài liệu hết. Chẳng có quy định nào bắt buộc làm điều đó. Đuối lý rồi nghĩ ra đủ trò. Quan điểm cá nhân của bá tiến sĩ thì cứ đưa vào. Đã ghi rõ ràng là quan điểm cá nhân của bà ấy. Đây đâu phải là cái gì đặc biệt mà đòi dẫn nguồn đặc biệt. BFriend (thảo luận) 15:53, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đến mấy nguồn hàn lâm mà còn cãi nhau thì nguồn "chưa hàn lâm" không biết thế nào. Các bạn bình tĩnh mà thảo luận. Cứ theo quy trình giải quyết mẫu thuận và các quy định khác mà làm. Namnguyenvn (thảo luận) 16:16, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đúng như bạn Namnguyenvn nói, cứ theo quy trình giải quyết mâu thuẫn mà làm thôi. Tôi đến phát mệt với mấy cái trò mà từ Romelone tới BFriend lôi ra rồi. Tôi nói lại nhé BFriend. Các nội dung mà BFriend đưa vào, đã bị từ chối từ các thảo luận trước đấy rồi. Vui lòng đừng dùng tài khoản mới lôi nó lên nữa! Cày Thuê (thảo luận) 16:21, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Từ tài khoản này chạy sang tài khoản khác, BFriend vẫn cố đưa vô bài những đoạn do tài khoản cũ "sáng tác", chỉ trừ những đoạn đã bị lộ là vặn nguồn. Tôi không rõ bạn muốn diễn những trò gây mâu thuẫn tới khi nào?--Vô tư lự (thảo luận) 17:18, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nếu thảo luận bế tắc thì ta tiến đến bước tiếp theo là trưng cầu ý kiến.BFriend (thảo luận) 02:18, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ý kiến tôi thế này: phần chú thích dài dòng nhưn glại liên hệ rất ít với nội dung bài viết. Không nên ôm đồm tất cả vào làm loãng nội dung. Phần chú thích chỉ nêu trích ngắn và liên kết nguồn là được. Đừng định hướng người đọc mà hãy để họ tự nhận xét. Thái Nhi (thảo luận) 03:54, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy chú thích chỉ cung cấp thêm thông tin cho người đọc chứ có gì là định hướng đâu. BFriend (thảo luận) 06:51, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Brum, BFriend liên tục đi réo gọi người khác kéo vào 1 bài thảo luận, đây là hành động kéo bè kéo cánh gây chia rẽ cộng đồng. Kính mong bác Thái Nhi và các bqv xem xét. 67.67.218.153 (thảo luận) 09:53, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghĩ nên xử lý hay it nhât nhắc nhở vụ nầy. Nếu ai quan tâm tới đề tài lãnh vực đó thì tự nhiên sẽ tham gia. Đi lôi kéo như vậy có vẻ muốn phá rối làm chia rẽ. NhoCaMau (thảo luận) 10:13, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Brum hãy trả lời thỏa đáng những vấn đề khi trước nhiều người đã nói trong thời gian trước đi rồi hãy nghĩ đến chuyện bước khác. Đừng dùng chiêu bí không trả lời được rồi vài tháng sau dùng tk khác vào đào lại chuyện mọi người đã giải thích cho nhiều lần.67.67.218.153 (thảo luận) 10:18, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
BFriend nên viết ngắn lại thay vì để dài sòng sọc. Thái Nhi (thảo luận) 11:28, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tớ thấy đã có trang Thay đổi gần đây theo dõi thì mọi người nếu thích chủ đề nào thì tự biết tham gia chủ đề đấy. Không cần vận động, kêu gọi làm phiền người khác ồn ào như thế. Trang Thay Đổi Gần Đây không phải chỉ để ngắm.77.108.75.52 (thảo luận) 19:39, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ rút ngắn lại rồi thêm vào bài theo ý Thái Nhi. BFriend (thảo luận) 04:21, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Phải nói chính xác là Tôi sẽ rút ngắn lại theo ý Thái Nhi, rồi thêm vào bài. Trên thực tế nếu các bên đã đồng thuận thì đưa vào được. Thái Nhi (thảo luận) 04:32, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tất nhiên đúng theo ý Thái Nhi, các bên đều đồng thuận thì đưa vào được, còn không thì thôi, giữ nguyên hiện trạng bài hiện nay. Cày Thuê (thảo luận) 05:22, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ồ, nếu không đồng thuận, thì chúng ta sẽ đi bước tiếp theo là BQ nội bộ chứ? Dù có khác biệt, nếu là xu hướng phổ biến thì chúng ta nên chấp nhận nó. Dù là xóa hay giữ, miễn là xu hướng nào chiếm đa số thì phải theo thôi. Thái Nhi (thảo luận) 09:06, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chỉ có mấy cái chú thích mà mọi người cãi nhau gần 1 năm trời chưa xong. Tôi rút gọn lại rồi đưa vào bài rồi đó. Hy vọng giải quyết được tranh chấp. Bolocom (thảo luận) 18:34, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn thành ý của Bolocom. Thái Nhi thấy Bolocom rút gọn vậy được chưa ? BFriend (thảo luận) 18:42, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lại Song Thủ Hổ Bác, tay trái nói chuyện với tay phải à. Đây là dùng rối ngụy tạo đồng thuận. 99.179.102.116 (thảo luận) 09:50, ngày 22 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Không ai phản đối tôi sẽ đưa vào bài. Bolocom (thảo luận) 03:09, ngày 23 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu đánh dấu sự ra đời của các quốc gia hiện đại và ý thức dân tộc. (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần I, Tư sản và vô sản, K. Marx và F.Engels, trích :"Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất.")
  2. ^ Học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy. (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần II, Những người vô sản và những người cộng sản, K. Marx và F.Engels, trích "Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi.")
  3. ^ K. Marx và F. Engels cho rằng cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ đồng thời xảy ra ở tất cả các nước văn minh như Anh, Pháp, Mỹ và Đức do đó có tính chất thế giới và có quy mô toàn thế giới.(theo F.Engels, Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Tuyển tập K.Marx và F.Engels, Tập 1, Nxb Sự thật, 1984) Lenin lại cho rằng trong các điều kiện phát triển khác nhau thì trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện các "mắt xích yếu" là nước Nga do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể xảy ra tại một quốc gia duy nhất bằng cách thực hiện liên tiếp hai giai đoạn cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản và sau đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa (theo Về nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay, Lenin toàn tập, Tập 31, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005, Trích: "Đặc điểm của tình hình hiện nay ở Nga là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do chỗ trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng, là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân.”) Stalin tiếp tục khẳng định có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại các dân tộc chưa phát triển chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, trong xã hội chưa có giai cấp công nhân nếu có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân Nga làm đầu tàu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.(theo: THE NATIONAL QUESTION AND LENINISM, J. V. Stalin).
  4. ^ Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 222, Trích "Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân."
  5. ^ Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 598
  6. ^ Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 73, trích: "Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế".

Tại sao bỏ fact ?

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&diff=13898889&oldid=13898682

Bolocom (thảo luận) 09:13, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vì tôi vừa bổ sung fact cho cả 3, nằm sau hai chấm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:17, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn bỏ fact chứ đâu có bổ sung. Bổ sung chỗ nào, chỉ ra coi. Bolocom (thảo luận) 09:18, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ngay ở trên, sau hai chấm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:20, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Dẫn link đi. Bolocom (thảo luận) 09:21, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đừng nói chuyện xấc xược như vậy anh bạn. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:28, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn không dẫn được thì tôi thêm fact vào. Đây không phải chỗ than phiền về thái độ của nhau. Bạn muốn than phiền thì ra BQV. Bolocom (thảo luận) 09:29, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không phải người mới, anh bạn dọa nhầm người rồi. Tôi không thảo luận với thành viên vô văn hóa cắn người khác. Link đã dẫn trong sửa đổi đầu tiên. Đừng kiếm chuyện. Tôi không dây dưa với bạn nữa. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:35, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cách hành văn[sửa mã nguồn]

Hành văn theo cách của tôi:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Marx-Lenin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[68] Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[69]

Dân chủ là người dân có quyền tham gia vào công việc chung. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là "làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng. Khi người dân không còn niềm tin để tham gia vào công việc chung nữa là khi khoảng cách giữa Đảng và dân đã quá xa."[70] Theo bài hướng dẫn chính trị của ông về dân chủ, đăng trên mục Thường thức chính trị năm 1953, thì đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:[71]

  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng dân chủ nhân dân chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với thế lực phản động.
  • Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Mác-Lênin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
  • Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[72]

Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.

Hành văn theo cách QueHuong:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Marx-Lenin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Theo bài hướng dẫn chính trị của ông về dân chủ, đăng trên mục Thường thức chính trị năm 1953, thì đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:[68]

  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng dân chủ nhân dân chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với thế lực phản động.
  • Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Marx-Lenin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
  • Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[69]

Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[70]

Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.[71]

Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[72]

Dân chủ là "làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng. Khi người dân không còn niềm tin để tham gia vào công việc chung nữa là khi khoảng cách giữa Đảng và dân đã quá xa."

Bạn thấy cách nào hay hơn ? Bolocom (thảo luận) 10:23, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đây là phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Vậy thì các danh sách đặc điểm cụ thể dân chủ là gì ở VN trong bài chuyên mục về dân chủ của CT Hồ Chí Minh cần được đưa lên trước vì mang tính chính thức. Những câu trả lời rời rạc chung quanh các vấn đề khác mà không đặt trọng tâm vào đề tài học thuật dân chủ là các yếu tố phụ và để ở sau. Như vậy là có đầu, có đuôi theo thứ tự. Cái chính trước, cái phụ sau. Bài chuyên mục hướng dẫn chính trị của CT Hồ Chí Minh về đề tài dân chủ trước. Các câu nói rời rạc sau. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:29, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Hành văn như bạn không đầu không đuôi. Bạn không thấy sao ? Bolocom (thảo luận) 10:31, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Có đầu đuôi, thứ tự trên xuống, đã giải thích ở trên. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:43, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn muốn đặt Đảng lên trên dân thì tôi cũng không tranh chấp với bạn làm gì. Bolocom (thảo luận) 10:42, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đừng thể hiện thói vô văn hóa như vậy nữa. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:48, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Còn bạn chỉ là 1 dạng fan cuồng Kpop thôi. Bolocom (thảo luận) 10:52, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thế bò không thấy bò cũng chỉ là 1 loại fan cuồng Kpop à thậm trí còn cực đoan và hung hăng hơn nhiều. Hết 'A bị dạy từ nhỏ', 'B bảo vệ niềm tin cuồng tín' đến 'C bảo vệ thần tượng', 'D bị điên rồ', 'Đ là fan cuồng Kpop'...... Wiki này còn chịu đựng được kẻ này đến bao giờ nữa đây?188.134.91.99 (thảo luận) 11:04, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lưu ý các thành viên là bất kỳ một phát biểu tiêu cực về một thành viên khác, không liên quan đến việc cải thiện nội dung bài, đều có thể bị xem là vi phạm thái độ văn minh. Cụ thể nhắc nhở thành viên Bolocom và IP 188.134.91.99 về phát biểu công kích thành viên khác. Thái Nhi (thảo luận) 11:55, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lại tiếp diễn[sửa mã nguồn]

Bolocom lại tiếp tục thêm nội dung đang tranh chấp vào bài: ..Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu tạo ra các dân tộc thống nhất,... tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy.. Tôi nêu lại quan điểm về đoạn này: nó không đúng thời gian, địa điểm, lạc đề; sử dụng trích dẫn 1 đoạn để chứng minh cho luận điểm của cả 1 tài liệu là sai. Tôi xóa 2 đoạn bởi vì nó là thông tin phụ, chính xác phải nằm trong phần Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp, đặt 2 câu về thời gian của thời kỳ quá độ và học tập kinh nghiệm và được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa vào ngang hàng với 2 câu trên là sai. Cày Thuê (thảo luận) 16:11, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chú thích : "Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu tạo ra các dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất (theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần I, Tư sản và vô sản, K. Marx và F.Engels). Học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy (theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần II, Những người vô sản và những người cộng sản, K. Marx và F.Engels)."

Đây là quan điểm chung của Marx. Cung cấp thêm thông về quan điểm của Marx thôi. Có vấn đề gì đâu. Bolocom (thảo luận) 04:21, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cày Thuê nói đúng. Đoạn Bolocom thêm vào chẳng ăn nhập gì cả. Mác với Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau.Que Huong Niem Nho (thảo luận) 20:38, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đây là chú thích cho quan điểm của Marx, đâu phải của ông Hồ. Bolocom (thảo luận) 03:31, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lạ thật, quan điểm của Maxr sao lại cho vào bài tư tưởng HỒ CHÍ MINH? Dù có nguồn nhưng không liên quan thì không được đưa vào kiểu đó nhé kayani. Không thể treo đầu heo bán thịt chó. 66.143.164.8 (thảo luận) 03:50, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
1- Yêu cầu bolocom ngưng ngay hành vi đưa nội dung ko liên quan vào bài. 2- Yêu cầu nghiêm túc tuân theo qui định giải quyết mâu thuẫn các vấn đề có tranh chấp. 87.236.210.45 (thảo luận) 04:53, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cố ý tái phạm đưa nội dung lạc đề không liên quan vào bài. 87.236.210.45 (thảo luận) 04:59, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nội dung không liên quan[sửa mã nguồn]

Phần này ở phần cuối, tôi thấy không liên quan nên cắt ra:

Với những nhận định như vậy thì chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh có mang các yếu tố chủ nghĩa dân tộc vô sản.[1] Tuy nhiên cũng khó có thể khái quát lên thành một tư tưởng độc lập, vì bản thân chủ nghĩa dân tộc đã có trong Luận cương của Lênin khi ông chỉ ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Còn tư tưởng dân chủ thì đã có từ lâu với những đại biểu nổi tiếng như Jean-Jacques Rousseau, John Stuart Mill, Alexis de Tocqueville... được Mác, Lênin kế thừa với ý tưởng về một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - tức nền dân chủ cho số đông. Tư tưởng cộng hòa cũng không có gì mới vì nó đã được các nhà tư tưởng phương Tây như Plato, John Locke, Montesquieu... đề cập từ trước đó hàng trăm năm, hơn nữa những lý thuyết gia của chủ nghĩa cộng sản đều chủ trương chống lại những tàn dư của chế độ phong kiến[2], xây dựng nhà nước cộng hòa. Còn mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết các giai cấp trong đấu tranh chống phát xít thực dân thì rất nhiều các đảng cộng sản các nước khác cũng thực hiện (Mặt trận Bình dân ở Pháp Đảng Xã hội liên minh với Đảng Cộng sản...), Mặt trận chống quân phiệt (Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản,...), phát xít Nhật (Quốc dân đảng với Đảng cộng sản,...), ở Trung Quốc, hay một số mặt trận ở Tây lẫn Đông Âu thời thế chiến II, ngay ở Lào, Kampuchia, nhiều nước khác chống thực dân cũ và mới (ví dụ Liên đoàn Tự do nhân dân chống phát xít ở Miến Điện, Lào Issara ở Lào, Mặt trận dân chủ nhân dân ở Indonesia,...).

HNN12 (thảo luận) 08:04, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đánh giá này chẳng có gì sai. Ông Hồ chẳng nói cái gì mới so với Lenin, Stalin, Khổng Tử hoặc các triết gia Ánh sáng. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là những mảnh ghép lộn xộn được lấy từ nhiều tác giả khác nhau. Chẳng có gì của ông Hồ cả. Những người chưa từng đọc Lenin, Stalin hay các tác giả phương Tây các thế kỷ trước thì thấy ông Hồ thông thái, sáng suốt chứ những người đọc nhiều chẳng thấy ông ấy có gì ghê gớm. Bởi vậy dân tộc nào thì lãnh tụ đó.Bolocom (thảo luận) 08:11, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đây là đánh giá của bạn Bolomcom? Mình đọc chẳng hiểu gì cả :D Sorry nếu nói vậy. Mình nghĩ phần đánh giá này là chủ quan hơn là của một tài liệu bách khoa nào đó đưa vào. Mà nó làm rối rắm phần cuốiHNN12 (thảo luận) 08:16, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đúng là hiện nay tại VN chưa có ai chỉ ra những điều viết ở trên vì những người ghét ông Hồ cũng không đọc nhiều hơn ông ấy. :D Đoạn trên không phải của tôi mà của thành viên khác. Bolocom (thảo luận) 08:20, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

OK đã cho vần phần nhận định HNN12 (thảo luận) 08:23, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

HNN12 nói đúng. Không liên quan trực tiếp về tư tưởng Hồ Chí Minh thì nên bỏ ra dù có nguồn hay không. Dù tư tưởng người khác có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đó là những tư tưởng và nhân vật khác nhau. Đó cũng là của Hồ Chí Minh. Tam Giáo Đồng Nguyên truyền từ ngoài vào được người Việt sử dụng thì nó là của Việt Nam. Không thể bảo Hồ Chí Minh thái dụng tinh hoa người khác có nghĩa là vấn đề gì cũng đưa vào bào Hồ Chí Minh. Bài không phải là một mớ hổ lốn hay lẩu thập cẩm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 18:49, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản, Dương Quốc Dũng Đại tá, PGS, TS, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân đội, Bộ Quốc phòng, Tạp chí Cộng Sản
  2. ^ SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA, trang 204, Lenin toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005

Phần lịch sử hình thành[sửa mã nguồn]

Trong bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh.[16] Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:..." theo đó quá trình hình thành kéo dài từ khi HCM xuất ngoại cho đến khi qua đời.

Tuy nhiên trong phần Hoàn cảnh ra đời thì lại chỉ viết có Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi Thực dân Pháp đô hộ, như vậy phần Hoàn cảnh ra đời này không cần thiết, hoặc không đủ, tôi định cắt đi. Nếu mọi người không có ý kiến gì tôi xin cắtHNN12 (thảo luận) 08:11, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Những khái niệm, định nghĩa được đưa ra là của đảng cộng sản Việt Nam vì vậy nó không khách quan các dẫn chứng nguồn đưa ra cũng là tài liệu của dảng cộng sản Việt Nam như Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...[21]" trích từ văn kiện đại hội...

Lịch sử hình thành nên viết về giai đoạn, bối cảnh lich sử trong đoạn xây dựng luận điểm, quan điểm, hệ thống hóa của "tư tưởng Hồ Chí Minh" Và phải thêm mục đích của việc xây dựng "tư tưởng Hồ Chí Minh" là để định hướng tư tưởng của quần chúng nhân dân trong giai đoạn quản lý đất nước của đảng cộng sản, đặc biệt là tầng lớp tri thức.Nxbsuthat (thảo luận) 07:32, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa ?[sửa mã nguồn]

Sao Nal lùi sửa ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 14:50, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Các sửa đổi rối của Brum, lùi sửa về bản cũ. Sao vẫn cứ giọng điệu giống nhau vậy nhỉ Toiyeunuocviet/LunarX? Đúng là quy định của wiki vẫn chỉ là mớ hổ lốn chả ai theo! Nal (thảo luận) 14:52, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Sao xóa đoạn này ?

Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.[1][2] Trong cuộc đấu tranh này, toàn xã hội phải nỗ lực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời phải học tập kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tận dụng mọi sự giúp đỡ của những nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến như Liên Xô và các nước Đông Âu[3].

Viết thế này có gì sai ?

  • Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất xã hội. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh chủ trương Chính phủ cần giúp đỡ những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ phát triển,[4] đến năm 1959 ông chủ trương vẫn cho phép những nhà tư sản công thương sở hữu tư liệu sản xuất, tiến dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác[5]. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam nhận định Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam[6].

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&diff=14313135&oldid=14313085

Nal giải thích đi. Hay cố tình lùi sửa để gây bút chiến ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 14:53, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Hài, nói bao nhiêu lần vẫn thế! Sai lè lè mà vẫn cứ cố đưa vào, thế ai là phá hoại hả? Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo? Này Brum khôn ra thì đừng viết nữa, càng viết càng thấy lộ đuôi phá hoại. Chấm dứt thảo luận ở đây, còn muốn đưa ra bảo quản viên cũng được, nhân thể để tôi hỏi bảo quản viên xem vụ rối phát sinh của Brum xử lý thế nào, mãi không thấy bảo quản viên nào hồi âm. Nal (thảo luận) 15:05, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Sai chỗ nào hả Nal ? Phải nói cụ thể người ta mới biết đường sửa chứ. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo biên soạn, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản. Nal không tin thì ra hiệu sách tìm cuốn này mà đọc. Toiyeunuocviet (thảo luận) 15:08, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thật ra tôi chẳng thấy Nal giải thích gì cả mà chỉ công kích cá nhân bạn ở trên, không rõ có phải Brum hay không?  TemplateExpert  Thảo luận 15:09, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mình là Brum hay không đâu có quan trọng. Mình đóng góp tích cực, đàng hoàng, đâu thấy ai phàn nàn gì. Chỉ có Nal lùi sửa mình một cách vô lý thôi. Toiyeunuocviet (thảo luận) 15:11, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy rất khó hiểu khi Nal xóa đoạn này: "Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài". Cá nhân tôi không có thời gian theo dõi nhưng rõ đoạn này được viết và trích từ nguồn chính thống, bạn lại không qua quy trình giải quyết mâu thuẫn, khi được hỏi giải thích thì quay ngược vào công kích người khác hơn là nội dung bài? Chí ít bạn cũng nên đưa ra vài lý do chẳng hạn đã có thông tin bài ở đây hay gì đó chứ tại sao lại hành động như vậy rồi gây mâu thuẫn thêm. Nal thấy lời tôi nói có hợp lý?  TemplateExpert  Thảo luận 15:15, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo biên soạn, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản. Tôi thật khâm phục thành viên này khi nói ra câu trên! Thế này khỏi phải nói nữa cho lắm chuyện. @Alphama, câu mà bạn trích dẫn, tôi đã đọc trong giáo trình không hề có đâu. Trước tôi thêm vào nhưng vì nó không hề có trong giáo trình nên tôi đã loại bỏ nó, nhưng chính Brum đã lại thêm nó vào, giờ chỉ cần đối chiếu trong giáo trình là biết ngay có cái câu đấy thôi không. Và nên nhớ bài này thì viết theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh là chính. Đáng nhẽ phần kinh tế có thể xóa bớt đi bởi nó quá dài và thừa, đi quá xa so với giáo trình, nhưng thôi vì trước đây các thành viên khác đã đổ công sức vào nó không ít nên giữ nguyên, nhưng với sửa đổi kiểu của Toiyeunuocviet quá giống với Brum nên tôi nói ở trên xóa bỏ thẳng khỏi bài do trước đó không đồng thuận từ các thảo luận trước. Còn với Toiyeunuocviet, cái câu Theo Giáo trình...của bộ giáo dục đào tạo thì còn hỏi "ai trồng khoai trên đất này" làm gì? Thế này thì nói vặn nguồn bẻ nguồn cũng đúng! Dùng rối sửa đổi lách án cấm thì tất cả các sửa đổi của rối là không có giá trị tất cả sẽ bị lùi sửa không có gì sai. Nal (thảo luận) 16:21, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Câu đó trong Hồ Chí Minh toàn tập mà, tìm trong giáo trình sao ra. Người ta dẫn Hồ Chí Minh toàn tập cho câu đó chứ có phải giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh đâu. Mà Nal đã đọc giáo trình này chưa vậy ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 16:28, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr.2.
  2. ^ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
  3. ^ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tập 7, trang 249, trích "Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc và các nước Đông Âu đang nhanh chóng thực hiện chủ nghĩa xã hội. Các nước bạn dẫn đường đi trước cho chúng ta kinh nghiệm và ủng hộ chúng ta. Chúng ta có quyết tâm: quyết tâm học tập, quyết tâm kháng chiến, quyết tâm công tác, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thì chúng ta nhất định thắng lợi."
  4. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 222, Trích "Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân."
  5. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 598
  6. ^ Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 73, trích: "Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế".
Hài, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh là do Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn đầu tiên nhé, nó dày cỡ khoảng vài trăm trang, đây mới là sách gốc nhé! Đã đọc chưa Toiyeunuocviet? Còn Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn ấy, nó được bộ chỉ đạo biên soạn dựa trên cuốn của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, do nó dành cho nhiều đối tượng, trong đó có đại học, cao đẳng... Có mỗi câu Hồ Chí Minh là người đầu tiên... mà vẫn cay cú từ hồi xửa hồi xưa sao? Có gì mà khó chấp nhận thế? Nó có trích dẫn đàng hoàng cơ mà, sợ người đọc hiểu sai à? Viết kiểu "theo..." để cố tình lái người đọc sao? Viết thế mà cũng ngửi được à? Nal (thảo luận) 16:52, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thế sách Nal có do ai chủ biên vậy ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 16:56, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

    • Theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Chính trị quốc gia thì sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội vì Đảng không có mục đích tự thân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác.[1] Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều xuyên tạc lịch sử thực tế cách mạng dân tộc ta, trái với mặt lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam.[1]

Cắt đoạn tranh chấp vào thảo luận theo đúng quy định. Motoro (thảo luận) 04:45, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Không hiểu Motoro cho rằng mâu thuẫn chỗ nào? Nal (thảo luận) 00:19, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đây là tư tưởng của mấy ông viết Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không phải của Hồ Chí Minh. Motoro (thảo luận) 04:45, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vậy chắc cả bài này phải đánh mâu thuẫn hết? Nực cười, bài này không lấy từ các cuốn Giáo trình Tư tưởng HCM thì lấy ở đâu mà viết? Tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu mà có, từ đâu mà ra? Định phá hoại hả? Nal (thảo luận) 06:40, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nal hở tí là chụp mũ. Không phải lấy từ giáo trình thì là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong cuốn đó đồng ý là có những quan điểm của ông Hồ, phần còn lại là mấy ông viết SGK tán nhảm về tư tưởng của ông Hồ.Motoro (thảo luận) 12:55, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thảo luận cho đàng hoàng, nếu bạn có trình độ thì không phát ngôn kiểu vô căn cứ trên, bạn lấy căn cứ nào nói các ống đó viết tán nhảm? Nếu còn thảo luận kiểu này thì chấm dứt, tôi kết luận bạn phá hoại bài vì những lý lẽ vô căn cứ! Nal (thảo luận) 00:21, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ví dụ rất rõ ràng ở đoạn trên. Nal thử tìm trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập xem có chỗ nào ông Hồ viết như vậy không ? Motoro (thảo luận) 14:39, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thế nào gọi là "phân tích"? Nếu nói như trên thì các cuốn sách khác cũng đều là tán nhảm hết. Và cái thứ nữa, chả riêng cuốn giáo trình này nói thế đâu, trên mạng đầy nguồn nói thế đấy. Nal (thảo luận) 02:11, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cái gì của ông Hồ thì đưa vào bài. Cái gì người ta suy diễn từ tư tưởng của ông Hồ thì loại ra. Trên mạng có đầy những thứ copy của nhau.Motoro (thảo luận)

Bài đang ở tình trạng trước khi có tranh cãi. Đề nghị hai thành viên không tiếp tục hồi sửa nhau cho đến khi cuộc thảo luận có kết quả.Hoàng Đạt (Thảo luận) 04:50, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tư tưởng HCM là gì? Đọc định nghĩa là khắc biết. Thế nên, việc nói "cái gì của ông Hồ" đưa vào thì bài này sẽ toàn các trích dẫn hết hiểu chưa Motoro? Cái này nếu Motoro còn không hiểu, vẫn không đồng thuận, trong khi tôi đã thêm nguồn cho thấy nó không phải là mấy ông viết SGK tán nhảm về tư tưởng của ông Hồ như Motoro nói, thì chứng tỏ Motoro cố tình phá hoại. Tôi nhận thấy hành vi này đang lặp lại hành vi phá hoại của những cái tên Felo, Romelone, Toiyeunuocviet... trước đây cũng trong bài này. Có lẽ phải để BQV vào xem xét hành vi phá hoại có hệ thống trong bài này của một loạt các cái tên trên (Đến giờ thì luận điệu thảo luận của Motoro quá giống các tài khoản con rối phá hoại trong bài này rồi). Nal (thảo luận) 15:23, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nal toàn chụp mũ, công kích cá nhân chứ có thảo luận gì đâu. Motoro (thảo luận) 15:25, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vấn đề này Moroto nói cũng có lý 1 phần. Nhiều cái là do các ông ấy chêm vào. Còn đọc tư tưởng HCM, thì cứ lấy HCM toàn tập đọc, là hiểu phần lớn rồi. Nói chung đọc các giáo trình về tư tưởng HCM về cơ bản với tôi là rất chuối. Đơn giản là NN VN sau thất bại của xây dựng cnxh theo mô hình cũ trước 1986, thì sau phải pha trộn ti tỉ ly luận kinh tế của những người theo phái tự do, và do chưa xóa được giai cấp, nên phải đề cao chủ nghĩa dân tộc. Vì thế mà rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của giai đoạn HCM năm 30-49 được trích dẫn vào trong các giáo trình (những năm 30 vì thế HCM bị các ông TP,HHT,...chê hữu khuynh), và cả các tư tưởng dân chủ tư sản trong thời gian VM phải lấy lòng Mỹ và Tưởng và thậm trí cả Pháp giai đoạn 41-49. Ở đây cần phân biệt sách lược và chiến lược, chiến lược của HCM thì rất khó nói vì chiến tranh VN chưa kết thúc, còn sách lược trong các giai đoạn khác nhau thì rõ rồi.Tuantintuc17 (thảo luận) 08:36, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tham khảo[sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tthcm11

Bài diễn giải lung tung, thiếu trung lập[sửa mã nguồn]

Bài này và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân cũng chỉ trích thông tin từ 1 nguồn và kéo hết sự liên quan, diễn giải lung tung, không hệ thống. Toàn nguồn từ Ban tuyên giáo Đảng, quá ca ngợi ông và thiếu trung lập, và trích cả nguồn của tác giả tự viết (Trần Dân Tiên). Đọc cuốn HCM toàn tập, rồi chỉ tuyển chọn vài câu hay nhất, thich hợp, rồi diễn giải + liên kết theo ý riêng, không quan tâm đến những câu khác. Thiếu những ý kiến khác từ các vị trí khác. Lại kéo hết các phong trào trong lịch sử, dù không liên quan hoặc sự liên quan không rõ ràng. Đọc xong chẳng biết tư tưởng này là gì, bắt đầu từ bao giờ. Bài viết chỉ có mục đích tuyên giáo mà không bách khoa.-72.15.59.177 (thảo luận) 11:44, ngày 7 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Nói rất hay, nhưng ý kiến không được giải quyết chỉ là ý kiến suông. Đã thấy được vấn đề như vậy thì mời bạn góp tay vào biên tập lại. ~ Violet (talk) ~ 14:15, ngày 7 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Nếu sửa bài thì lại gặp chú Nal và chú Slov hồi sửa và công kích, chứ không thảo luận về nội dung. BQV có thấy, cũng chỉ làm ngơ. -72.15.59.177 (thảo luận) 14:21, ngày 7 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Quan điểm[sửa mã nguồn]

Theo tôi cái gì của HCM viết, hay nói đã được kiểm định qua thực tế, thì viết là của HCM. Còn các ông nọ ông kia tổng kết, khái quát, thì viết chèn thêm vào, là theo ông A, ông B Tuantintuc17 (thảo luận) 08:45, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thứ hai, là các quan điểm HCM, thì cũng phải rõ là phát biểu năm nào. Quan điểm của HCM ko phải lúc nào cũng thống nhất như nhau Tuantintuc17 (thảo luận) 10:46, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

TuanTinTuc nói chính xác. Chứ cứ lựa những câu hay từ năm nảo năm nào mà đan kết vào, lồng hết mấy cái cách mạng nhận vơvào, không để ý là tư tường HCM những năm sau cũng có thay đổi. Xem mấy cài bài chúc tết hàng năm thì đã thấy sự thay đổi rõ rệt, nếu có nguồn cho sự so sánh này thì rất tốt. Nếu không thì thấy chỉ thấy 1 sự chắp vá. Tôi không muốn tin là người ta cố tình làm cho tư tưởng HCM cũng chắp vá như thế. Bài cần sửa lại.72.15.59.177 (thảo luận) 19:11, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nếu chỉ lấy những gì HCM viết thì nó không còn là tư tưởng HCM nữa mà trở thành ngữ lục thì đúng hơn. Nên nhớ định nghĩa TTHCM là gì, nếu không hiểu TTHCM có nguồn gốc ở đâu ra và phải dựa vào đâu mà viết thì hiển nhiên các ý kiến vẫn chỉ là trên mà thôi. Nội dung bài này là phải dựa vào tài liệu như Lê Thy nói ở trên, chứ không phải cứ trích câu cú vào. Cái này không phải là vấn đề gây mất trung lập để có thể nói là theo ông A, ông B. 1.55.214.105 (thảo luận) 15:29, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ông Hồ không phải nhà tư tưởng. Ông ấy là chính trị gia dù hiểu biết của ông ấy không tệ nhưng vẫn không phải là nhà tư tưởng. Đã không phải là nhà tư tưởng thì lấy đâu ra tư tưởng để trình bày có hệ thống. Ông ấy chỉ có các quan điểm chính trị xã hội thay đổi theo từng giai đoạn thôi. Bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh nó như vậy thì phải trình bày như vậy thôi. Lotye (thảo luận) 17:12, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài này tốt nhất nên bỏ hết tất cả các đoạn mấy ông viết giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh nâng bi ông Hồ đi hay gán cho ông ấy những thứ mà ông ấy chưa từng viết ra. Tôi viết bài Nho giáo dựa trên kinh điển Nho giáo chứ đâu dựa trên các bài viết tán nhảm về Nho giáo của mấy ông bà chưa từng đọc Tứ thư, Ngũ kinh.Hunho (thảo luận) 06:24, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Phần mở đầu[sửa mã nguồn]

@Nxbsuthat:: Phần nội dung bạn đưa vào có tính phê phán, xin đưa ra nguồn để tôi bổ sung vào bài. Còn phần giải thích về tư tưởng là thừa vì bài này là một tư tưởng cụ thể gắn với một chính trị gia. Tôi đã đưa từ tư tưởng vào đầu bài để liên kết cho những người đọc cần tìm hiểu thêm về tư tưởng nói chung. Tuanminh01 (thảo luận) 04:05, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: Đây không phải là tư tưởng của chính trị gia này. Mọi thông tin đưa đều được đảng cộng sản Việt Nam xây dựng. Vì vậy nội dung trước đây không mang tính toàn thư được.Vì vậy cần được bổ sung như trên.
Cám ơn bạn, bạn có nguồn nào nói tư tưởng HCM không do HCM xây dựng thì để tôi bổ sung vào đầu bài. Tuanminh01 (thảo luận) 04:27, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: Bạn có nguồn nào chứng tỏ là đây là bài viết mang tính khách quan do cá nhân khách quan viết. Một cá nhân không thể và không được xây dựng cho mình tư tưởng như vậy. Một tư tưởng của cá nhân Hồ Chí Minh chỉ là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh: và nó rất riêng chỉ có mình ông ấy biết. Còn những nội dung trong bài thì chắc chắn được ai đó viết. Nếu không phải là cá nhân nào đó thì là một nhóm tổ chức đưa ra. Bài viết không thể nói mơ hồ nguồn gốc như vậy. Nxbsuthat (thảo luận) 04:37, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trước HCM, đã có các tư tưởng Khổng giáo, Đạo giáo, Pháp trị, đều xuất phát từ cá nhân đấy chứ. Nếu bạn có nguồn làm rõ về việc ĐCS đã phát triển tư tưởng này, xin mời đưa ra để tôi bổ sung vào đầu bài. Tuanminh01 (thảo luận) 04:40, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: Bạn sẽ không tìm được trên WiKi...tư tưởng Khổng tử, Lê Nin, Marx... mà chỉ có thể tìm được tư tưởng Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Và Ngay như tư tưởng Mao Trạch Đông còn ghi rõ tác giả là ((Lưu Thiếu Kỳ (劉少奇) là người đầu tiên đề xuất khái niệm "tư tưởng Mao Trạch Đông" [3]. Sau khi trở thành nhân vật số hai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc...))

Còntư tưởng Không Tử được phát triển thành Nho giáo là nhờ các học trò của ông. ((Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng...))
Còn chủ Nghĩa Marx là do những người Marxist dựa trên tác phẩm của ông xây dựng nên. (... 1895, những người Marxist đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa và/hay cộng sản chủ nghĩa....)
Còn tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng có cá nhân nào nhận là đã xây dựng từ suy nghĩ, quan điểm của ông thành "tư tưởng Hồ Chí Minh" cả. Nxbsuthat (thảo luận) 06:55, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bạn Nxbsuthat, vấn đề không phải là những người thảo luận có cùng quan điểm như bạn không, mà là những lý luận đó có xuất phát từ những nhân vật có thẩm quyền, từ nguồn đáng tin cậy không. Đó là lối làm việc, nguyên tắc của Wikipedia nói chung, để giữ một sự quy củ cần thiết trong khi đóng góp. DanGong (thảo luận) 07:16, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@DanGong:cám ơn bạn. Vậy mình có thể thấy nên bỏ bài này vì không khách quan, các trích dẫn đều là tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam. Bài này cần viết lại mới hoàn toàn bởi người trung lập. Nếu không phải làm rõ hơn là Nguồn gốc xây dựng bởi đảng Cộng sản Việt Nam và thêm vào Mục đích là định hướng tư tưởng nhân dân trong giai đoạn cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam.Nxbsuthat (thảo luận) 07:41, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn Nxbsuthat, bạn có thể đặt bảng trung lập như tôi vừa mới làm trong đoạn Sự phản bội lý tưởng của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và những thành phần cơ hội tại Liên Xô và các nước Đông Âu của phần Nguyên nhân của sự sụp đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô. DanGong (thảo luận) 11:45, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn DanGong: cám ơn bạn nhiều, nhưng bài này đã bị khóa, và mình phải học cách đặt bảng "trung lập" như bạn, vì mình chưa biết. Nếu được bạn hãy góp phần xây dựng bài này nhé.

Tôi đã đưa tất cả nhận định của Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh xuống dưới cho trung lập hơn. Bài viết đã khá hơn rất nhiều. Ông Hồ là chính trị gia xuất sắc về tuyên truyền, tổ chức, dùng người... Typue (thảo luận) 16:36, ngày 16 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mạo nguồn ?[sửa mã nguồn]

Trọng Phú nói trang 24 không có nội dung tôi đưa vào bài. Bạn dùng điện thoại chụp trang 24 cho mọi người xem đi. Hay bạn kiếm chuyện phá hoại ? Bachdo (thảo luận) 15:34, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguồn nhà nước cũng khẳng định Hồ Chí Minh xin vào trường thuộc địa. Bachdo (thảo luận) 15:40, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi không có mắc mớ gì phải làm như vậy. Người có nhiều "tiền án" như bạn mới phải chứng minh là bạn không mạo nguồn. Một là bạn cố tình đưa số trang sai để tung quả mù. Chuyện này rất tiếc là không có hiệu quả lắm vì bạn xài chiêu này nhiều lần suốt nhiều năm rồi.
Hai: sao từ đầu không đưa nguồn web này?
Ba: trong nguồn web bạn mới đưa không hề nói tới "từ chối" nào cả. Cái này là mạo nguồn!
Bốn: việc này chả liên quan gì đến nội dung bài hết trừ phi HCM từng học ở trường này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:52, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn chụp hình trang sách bạn có đưa lên đây để chứng minh tôi mạo nguồn đi. Đừng nói là bạn không có smartphone nha. Bạn không làm được chứng tỏ bạn vu khống tôi. Bachdo (thảo luận) 15:54, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn mới là người phải chụp hình. Các luận điểm kia của tôi bạn còn chưa đá động gì. Bye nhé. Tôi không tiếp chuyện với rối. Sự uy tín của bạn là con số 0 nên nói chả ai nghe đâu. Không thể trách ai ngoài chính mình vì bạn đã làm mất nó đi từ lâu! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:56, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vậy quá rõ ràng bạn chưa đọc trang 24 của sách này mà chỉ kiếm chuyện phá hoại. Nếu bạn có sách này và đã đọc trang 24 thì đã chụp hình đưa lên đây rồi. Bachdo (thảo luận) 15:59, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thua, ngụy biện và ngụy biện. 1 chiêu xài hoài không biết chán? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:05, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chụp hình đưa lên đi. Đừng nhiều lời. Bachdo (thảo luận) 16:05, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn chụp lên đi, đừng nói nhiều. Người nào có tiền án nhiều thì phải có trách nhiệm chứng minh mình trong sạch. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:07, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Tôi kiểm tra rồi. Trang 24 có một đoạn nói về cách mật thám người Pháp truy vết Hồ Chí Minh, nhưng không có câu nào nói Hồ Chí Minh viết thư hay nhập học "trường" nào cả.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:10, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bachdo:
Nguồn đây. Trang 24 không hề có đoạn nào nói Hồ Chí Minh viết thư xin nhập học trường thuộc địa, trừ khi tôi bị mù.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:08, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không cần phải làm vậy. Như vậy là dính bẫy rối đó. Rối cố tình cãi cùn và bắt người khác chứng minh này nọ để tốn thời gian. Làm được 1 lần thì sẽ làm được hoài. Nhóm rối này sửa rất khỏe. Cứ lần nào cũng phải bắt chứng minh kiểu này thì hết thời gian đi bắt rối. 1-2 lần rồi tới 100 lần thì thời gian đâu? Rối "có trách nhiệm" phải chứng minh vì tiền án dày đặc chứ không phải đổ trách nhiệm lên đầu người khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:14, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ok. Tôi sẽ cho bạn toại nguyện và cho cộng đồng thấy bộ mặt dối trá và phá hoại của bạn. Bạn đọc trang 24 của sách Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941 ở đây. Bachdo (thảo luận) 16:10, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sao lại dùng file pdf ? Nó được dàn trang lại dĩ nhiên không nằm ở trang 24. Đọc Google Book kìa. Nó chụp từng trang từ bản gốc đưa lên đó. Bachdo (thảo luận) 16:12, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất: rõ ràng đây là bẫy do chính bạn đặt ra. Sao từ đầu không dùng nguồn này? Đúng là tôi dùng phiên bản pdf được dịch qua tiếng Việt. Có lẽ bạn đã biết trước điều này. Chiêu trò này rất tiếc là xưa như quả dưa hấu rồi.
Thứ hai: có nguồn đi nữa cũng chả liên quan gì đến bài. Không phải cứ có nguồn là viết vô bài được.
Thứ ba: bạn cứ yên tâm và xin chia buồn cùng bạn là ba cái chiêu trò này của bạn chả thể ảnh hưởng tới uy tín của tôi được. 13 năm qua tôi có 0 phá hoại vs hàng trăm hàng ngàn cái mạo nguồn của bạn suốt rất nhiều năm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:18, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi dẫn nguồn rất rõ ràng. Đầy đủ hết mọi thông tin là Quinn-Judge, Sophie (2002). Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 - 1941. trang 24. Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 978-0520235335. Bạn không mua sách đọc mà đọc file PDF rồi vội vã kết luận. Bạn thấy bạn sai chưa ? Bạn thấy thông tin này không liên quan đến bài là quan điểm cá nhân của bạn. Sao vu khống tôi mạo nguồn rồi xóa thông tin. Mấy bài khác có nguồn sao xóa ? Bạn hành xử thật hàm hồ, vô lý.Bachdo (thảo luận) 16:20, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Bachdo: Nguồn đúng là rất quan trọng nhưng bạn phải lựa xem nguồn nào là phù hợp nhất thì mới cho lên bài được nhất là những bài nhạy cảm như này. RedDragon💨Talk in here 16:27, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thứ nhất: bạn cũng có mua sách đâu? Bạn lấy từ Google Books mà? Bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi là sao từ đầu bạn không dẫn nguồn từ Google Books? Âm mưu bẫy tôi? Chiêu trò?
Thứ hai: thông tin chả liên quan tới bài.
Thứ ba: trách nhiệm chứng minh nguồn thuộc về bạn (vì "tiền án" lâu năm). Chứ lần nào tôi cũng phải mua sách để kiếm chứng thì chắc chạy theo bạn chắc tôi nghèo mất. Tiền nào chịu nổi?
Thứ tư: tôi nói bạn mạo nguồn vì tôi đọc phiên bản khác. Bạn có phiên bản gốc mà không chịu đưa ra. Rõ ràng là bẫy! Ai nhìn vô cũng sẽ thấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:28, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đây là nguồn bách khoa do học giả nổi tiếng viết. Nhà xuất bản cũng rất uy tín. Nguồn này được trích dẫn rất nhiều. Đừng nói linh tinh nữa. Chẳng ai bẫy ai. Bạn làm việc thiếu nghiêm túc, sốc nổi, không cân nhắc thì mắc sai lầm. Tiên trách kỷ hậu trách nhân.Bachdo (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vẫn trốn tránh "hoàn toàn" trả lời câu hỏi trọng tâm. Bạn ngụy biện chỉ đến thế là cùng? Thôi, bye nhé. Bạn cứ việc la làng đi nhé vì chả ai nghe đâu. Và, có lẽ bạn đã đuối lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:32, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Biết sai nhận sai sửa sai mới là người có tư cách. Tôi chỉ nói với bạn vậy thôi. Bachdo (thảo luận) 16:34, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn trả lời được câu hỏi này đi rồi tôi sẽ nhận sai: Bạn có phiên bản gốc từ đầu mà không chịu đưa ra, tại sao? Ai nhìn vô cũng thấy là bạn đang cố tình chơi chiêu trò để bẫy người khác. Tôi có sai ở chỗ là không muốn mỗi lần kiểm tra sửa đổi của bạn mỗi lần phải tốn tiền mua sách. Trách nhiệm chứng minh thuộc về bạn (người có "tiền án" dày đặc). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:43, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bachdo:
Tôi đồng ý là bạn dẫn đúng nguồn. Tuy nhiên, nội dung viết thư xin học và bị từ chối chẳng có liên quan gì đến việc Hồ Chí Minh tiếp thu Tư tưởng Đông - Tây cả.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:41, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn thấy không liên quan nhưng tôi thấy liên quan. Trọng Phú chụp mũ tôi mạo nguồn chứ không phải là không liên quan. Bachdo (thảo luận) 16:42, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chiêu trò bẫy khá đấy nhưng ai cũng thấy! Bạn cứ đi thuyết phục cộng đồng là bạn đã không dùng chiêu trò và bẫy đi. Chúc bạn may mắn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:45, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bachdo:
Vì có vẻ là tôi và bạn không thể tiến đến đồng thuận về việc có liên quan hay không, nên tôi đề nghị mở biểu quyết. Lúc đó số phiếu sẽ quyết định.
Khi chưa có đồng thuận, nội dung sẽ tạm thời bị lược bỏ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:45, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai bẫy ai. Bạn nên rút kinh nghiệm là đừng dùng file pdf kiểm chứng nguồn sách. Tôi không rảnh bẫy bạn. Vì bạn khẳng định mình đã đọc sách này nên tôi mới yêu cầu bạn chụp hình sách đưa lên. Bạn chưa đọc sách, chỉ đọc file pdf mà đã vội kết luận. Bạn quá hồ đồ.Bachdo (thảo luận) 16:47, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sao bạn có nguồn Google Books mà từ đầu không đưa ra (lúc chép nguồn vô bài đấy)? Tôi không có dư tiền tới mức mà phải mỗi lần kiểm tra 1 sửa đổi của bạn là phải mua thêm 1 quyển sách. Nói thật, bạn lập luận logic kém lắm nên khó mà thuyết phục được ai. Đụng người logic cứng như tôi thì bạn sẽ tắt đài thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:49, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dĩ nhiên tôi biết bạn chưa từng đọc sách này. Nếu bạn là người thận trọng bạn đã không khẳng định bạn đã đọc sách rồi chụp mũ tôi mạo nguồn. Vì vậy tôi mới yêu cầu bạn chụp ảnh sách đưa lên. Vậy mà bạn vẫn khăng khăng mình đúng. Bạn sai hay tôi sai ? Lại còn trách tôi sao không chỉ ra cái sai của bạn sớm hơn.Bachdo (thảo luận) 16:55, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lại trốn trách câu hỏi... Trách nhiệm chứng minh nguồn thuộc về bạn, và tôi không có dư tiền để mua sách mỗi lần kiểm tra mỗi sửa đổi của bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:56, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nên rút kinh nghiệm. Mai mốt muốn chụp mũ ai thì phải chắc chắn mình có bằng chứng xác thực, đáng tin cậy để kết tội. Cãi chày cãi cối để biện minh cho mình làm gì chứ. Bachdo (thảo luận) 17:00, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nên rút kinh nghiệm là lần sau nên bỏ Google Books vô từ đầu để người khác có thể kiểm chứng. Tôi có "nhầm lẫn" vì do chính bẫy do bạn đặt ra. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:02, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nhầm lẫn vì bạn hấp tấp, thiếu nghiêm túc chứ không phải tôi bẫy bạn. Bachdo (thảo luận) 17:04, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn bẫy hay không thì người khác tự đánh giá. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:24, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Tôi nghĩ cả hai bạn nên dừng lại đi, có mỗi việc dùng nguồn thôi mà cũng om sòm lên, làm loạn cả trang Thay đổi gần đây. Các bạn nên tự cách li mình 3 tiếng để nghỉ ngơi lại đi, các bạn cãi không thấy mệt à ? MaggieXP 17:06, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Haruka Yugiri:
Bạn không cần để ý đến hai người này đâu. Tôi cũng từng thử rồi nhưng không thành công.
Họ sẽ tự giải quyết với nhau, như "trước giờ" vẫn thế.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:19, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Haruka Yugiri: Bạn nên đọc hết từ đầu đến cuối trước khi phát biểu và khiển trách người chống rối duy nhất còn hoạt động trên Wikipedia Vi. Mấy bạn nhắm mắt làm ngơ thì khỏe rồi. Thử đi chống rối 1 ngày đi rồi biết nó gian nan thế nào. Nhiều người đã "đầu hàng" rối sau hơn 10 năm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:33, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Anh có nhớ tôi nói gì về cách đối xử với người mới không?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:38, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người mới hay cũ gì cũng nên đọc kỹ trước khi phát biểu và khiển trách người khác. Tôi sẽ dừng thảo luận với rối khi thấy cần thiết. Im lặng quá đôi khi bị cho là độc tài. Tôi phải nói để mọi người hiểu tại sao tôi làm những điều tôi làm. Sau đó thì cho rối ăn bơ. Cái này không phải dễ đâu, rất khó. Nói ít quá thì giống một BQV nào đó cứ im lặng khi bị chỉ trích và hậu quả. Nói nhiều quá thì dính bẫy rối (feed the troll). Phải biết cân bằng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:44, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Dù ở cách anh 20.000km, tôi vẫn cảm thấy nhịp tim và nhịp thở của anh nhanh hơn bình thường.
Vui lòng giữ bình tĩnh. Anh chống rối, không phải cắn người chưa biết, chưa hiểu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 17:51, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đang thật sự rất bình tĩnh dù hơi mệt mỏi với tên rối và sự cãi cùn. Lời khuyên chân thành của tôi với thành viên mới thật sự là tốt nhất không nên tham gia các chủ đề nóng, đặc biệt liên quan tới rối. Và cũng không nên phát biểu kiểu như khiển trách người chống rối và có phần đánh đồng thành viên nghiêm chính với rối khi chưa đọc kỹ và hiểu rõ vấn đề. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn thì hẳn lấn qua các mảng nóng này. Mấy mảng này các tv lâu năm còn phải sợ chứ đừng nói tv mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:14, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ok. Mọi việc nên ngừng ở đây. Trọng Phú nên mở bài này cho mọi người phát triển tiếp. Còn việc có đưa nội dung ông Hồ không được học ở trường Thuộc địa vào bài hay không thì nên mở biểu quyết.Bachdo (thảo luận) 17:09, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời bạn tự mở BQ và tự đi phát thư mời các thành viên khác tham gia BQ. Đúng hơn là tìm đồng thuận. Vì BQ chỉ được phép mở sau 7 ngày thảo luận. Tôi giữ quan điểm bạn là rối nên chuyện khóa là đúng theo quy định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:27, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]