Thảo luận Bản mẫu:Thông tin truyền hình

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Truyền hình
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Truyền hình, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Dự án truyền hình. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Vấn đề biên dịch[sửa mã nguồn]

Chuyên môn của Livy là video games, nhưng mình cũng có quan tâm chút ít đến hoạt hình vì ngày trước hay xem. Sau khi dịch bài Winx Club từ bên English Wikipedia sang, ngắm lại cái Infobox Television bên Wikipedia tiếng Việt có vấn đề... Mình cần bàn bạc đôi chút với "translator" của template này.

Vấn đề tại tiêu bản này đang gây tranh cãi là phải dịch đúng, đủngắn vì khung Infobox bị giới hạn kích thước. EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]
Không thể thêm quá nhiều biến vào khung Infobox vì nó quá nặng, mình đã tạo sẵn doc hướng dẫn. Khi cần đến Infobox thì người dùng sẽ đến trang này và chép lại Bảng cú pháp đầy đủ và thêm giá trị biến vào dùng. EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Season & Episode[sửa mã nguồn]

*Phần: là những đoạn chương trình truyền hình ngắn liên kết được với nhau, có chung mối quan hệ về cả nội dung, nhân vật...

CLGT? Suốt 3 năm cấp 3 Livy vùi đầu vào kênh CN và các series hoạt hình của VTV, ghé qua một số forum về điện ảnh mà cũng chưa thếi ai nói như vệi. Đề nghị bạn dẫn nguồn xem cuốn từ điển tiếng Việt nào giải thích như thế. [Gamers]Livy (thảo luận) 00:36, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

'Phần hay mùa phụ thuộc vào cách gọi của người dịch và nhà sản xuất. Mình xoá đi cái phần đi nghĩa vì thấy nó quá mông lung. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Về từ episode thì để nguyên cũng được mà dịch ra là "tập" cũng được. Còn cái từ season thì có thể nói là... VN chưa bao giờ sản xuất cũng như công chiếu một series có nhiều seasons cả. Thế nên khi mình qua các forum điện ảnh để nghe ngóng tin tức thì vẫn thấy họ gọi là season như thường. Hiện tại từ này mình thếi có ai đó dịch ra là "phần" -- gà vkl. Phần là gì? Trong tiếng Anh họ gọi từ này là "part". Có thể hiểu nôn na rằng, để tiện cho việc download 1 file có kích cỡ lớn, hoặc để chiếu một bộ film dài (khoảng vài tiếng), người ta chia file hoặc bộ film đó ra thành nhiều parts (phần). Chả nói đâu xa, cứ tối thứ 7 bạn bật kênh VTV1 ra xem film cuối tuần. Họ cắt bộ film ra thành 2 mảnh, chiếu xong 1 mảnh thì chen vào chương trình tin tức, xong chiếu nốt mảnh còn lại. Và trên màn hình hiện ra dòng chữ to tướng "PHẦN 2". [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có thật là VN chưa từng? Xin mời tham khảo Vietnam Idol do VN sản xuất và chương trình American Idol được phát trên HTV2. Họ không dùng từ "phần", mà gọi là "mùa". EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Thứ nhất, kênh HTV chỉ là một đài địa phương. Thứ hai người dịch từ này trình độ cũng như chúng ta (thậm chí còn kém hơn), chứ không phải thần thánh gì -- Có thể nói rằng đây là hiện tượng "dịch bừa". Rõ ràng từ "mùa" chỉ được sử dụng để chỉ thời tiết trong tiếng Việt. Không thể gán ghép tuỳ tiện thế này. Bạn có thể dùng các công cụ tìm kiếm để kiểm tra lại sự phổ biến của từ season trong tiếng Việt. Mình không cần thử cũng biết từ season được dùng rộng rãi, chứ không ai gọi là "mùa" như cái kênh HTV2 cả. [Gamers]Livy (thảo luận) 10:24, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

HTV làm một kênh địa phương tầm cỡ quốc gia. Vậy ý bạn là dùng từ "season" cho tất cả các loạt truyền hình? Mình nghĩ không nên như vậy, vì dù họ có dịch sai hay dở, chúng ta cũng phải tôn trọng bản dịch của họ và tuân theo cách họ gọi. Nếu như: Charmed được VTV3 dịch "season" thành từ "phần" thì phải chấp nhận là "phần", HTV dùng từ "mùa" thì phải gọi là "mùa" trên Wikipedia. EsVie trao đổi- -đóng góp 11:04, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Nhưng rõ ràng cách dịch của họ không phổ biến và không được chấp nhận bởi những khán giả truyền hình (vì họ dịch sai be bét). Bằng chứng là qua google, với tuỳ chọn các trang viết bằng tiếng Việt, các kết quả về Winx Club season 4 thì nhan nhản, trong khi đó không có một kết quả nào cho Winx Club mùa 4. Có lẽ mình sẽ tạo riêng một template để dùng, chứ cứ cãi nhau về một vấn đề hiển nhiên như thế này thật mệt mỏi. [Gamers]Livy (thảo luận) 14:27, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có một BQV (mình không nhớ rõ ai) đã từng nói dù dịch sai nhưng một chủ đề đã có tên tiếng Việt thì phải dùng để đặt tựa. Xin nhắc lại là cái từ "season" sẽ do người dịch quyết định và mình áp vào Wiki này để người đọc dễ dàng tìm kiếm bài viết nhất (khi chương trình đã phát trên truyền hình). Những cái tên không chính thức có thể vô tư tạo chuyển hướng đến bài viết gốc mà không sợ ai cấm cản. EsVie trao đổi- -đóng góp 03:29, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Rating[sửa mã nguồn]

Rate là đánh giá chứ không phải phân loại. Trên các host như Mediafire, bao giờ cũng có mục "rate" để người dùng cho điểm chất lượng một file. [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không ai nói "rate" là phân loại cả. Nhưng mục "rating" bao gồm các thẻ PG, G, 14... (xin xem bên dưới template:doc hướng dẫn) vậy mình dịch là phân loại cũng không sai, đánh giá cũng có phần đúng. Như vậy, không sai thì không cần sửa, nhưng nếu thích thì xin mời bạn sửa. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Creator[sửa mã nguồn]

Bạn có hiểu được sự khác nhau giữa creatorfounder hay không? [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cái này hơi thâm thuý, có lẽ mình hơi nông cạn trong định nghĩa hai cái, nhưng mình thấy hình như Founder không được dùng cho ctr truyền hình, chỉ cho công ti thôi. Mời bạn góp ý. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Đúng thế. Founder là "người sáng lập", chỉ dùng cho những cái gì nó to tát một chút như một công ti, hay một ngôn ngữ lập trình chẳng hạn. Còn nếu là một bộ film thì theo mình nên tìm từ khác. Hiện tại mình cũng chưa nghĩ ra được từ nào đó hay ho (mình học văn rất kém) nhưng nếu trong trường hợp không thể thì nên để nguyên từ gốc. Việc dịch bừa, dịch ẩu sẽ gây ra sự lẫn lộn giữa nhiều khái niệm. [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

À, bên Wikipedia tiếng Anh thấy họ ghi là "Created by". Bạn nghĩ sao nếu chúng ta sửa thành "Được tạo ra bởi"? [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Developer & Publisher[sửa mã nguồn]

Phải dịch là nhà phát triểnnhà phát hành mới đúng. [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Publisher là nhà xuất bản chứ không phải phát hành. Distributor mới là nhà phân phối, phát hành. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Bạn có hơi ít kiến thức thực tế về phần này thì phải. Về sách thì họ gọi là "nhà xuất bản", nhưng nếu nói về electronic game hay film thì họ lại gọi là nhà phát hành. Đừng quá căn cứ vào từ điển, vì mấy cuốn từ điển thường là "outdated" (out of date). [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Được rồi, vậy sửa từ "Phát hành" thành "Phân phối" có ổn hơn không? EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Có thể giải thích ngắn gọn như thế này cho bạn hiểu. 1 công ti nào đó trực tiếp sản xuất ra một phần mềm, hay một bộ film, thì công ti đó được gọi là nhà phát triển. Sau khi tác phẩm hoàn thành, nhà phát triển bán quách cái tác phẩm của họ cho một công ti khác để "ăn vã" vài triệu USD, mục tiêu là nhanh thu hồi vốn để còn đầu tư làm tác phẩm khác. Cái công ti mua lại tác phẩm của nhà phát triển đem đi bán lẻ (bán từng bản copy của một game, hay chiếu rạp một bộ film ở nhiều nơi) sẽ từ từ thu hồi vốn và có lãi. Càng bán được nhiều lần thì họ càng có lãi, còn trong trường hợp không bán được thì họ sẽ phải chịu lỗ (nhà phát triển thì không bao giờ bị lỗ cả vì họ bán luôn cả cục rồi). Cái công ti đem tác phẩm đi bán lẻ này được gọi là nhà phát hành. Còn từ nhà phân phối thì hình như chỉ dùng cho những món hàng hoá "có thể sờ thếi được" như sách, quần áo... thì phải. [Gamers]Livy (thảo luận) 10:24, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thì đó, mấy cái TV series này vừa "sờ được" lại vừa "không sờ được". Nhà phát hành (hay phân phối) sẽ chiếu các chương trình này tại một khu vực, ví dụ như Disney Channel Asia là công ty đại diện (mẹ) phát hành phim Enchanted tại hệ thống rạp châu Á (bán cho các công ty tại quốc gia bản địa), rồi sau đó tung lên truyền hình. Được rồi, không cãi vã nữa, vậy rốt cuộc chúng ta nên dịch từ "distributor" thành gì? EsVie trao đổi- -đóng góp 11:04, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Composer[sửa mã nguồn]

Mình được biết từ này nghĩa là nhà soạn nhạc. Dựa vào đâu bạn dịch là "phụ hoà âm"? [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Phần này không có ý kiến, vì mình chỉ thừa hưởng cái có sẵn để phát triển. Nhưng mình nghĩ Hoà âm sẽ đúng hơn. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Từ này thì có lẽ thôi, mình không muốn tranh cãi vì mình không có nhiều hiểu biết về điện ảnh (đã ngu thì không nên hung hãn :D). Chỉ đơn giản là thấy nó hơi lạ nên có ý kiến thôi. [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Producer[sửa mã nguồn]

Xem Tom and Jerry trên kênh Hà Nội (không phải Hà Tây đâu) vẫn thếi họ thuyết minh là "nhà sản xuất: Fred Quimby". Thế mà ở đêi lại được dịch là "chủ nhiệm". Nhưng ngay bên dưới có từ supervising producer, assistance producerco-operate producer, chúng lại được dịch là điều hành sản xuất, trợ lí sản xuấthợp tác sản xuất??? Tóm lại thì producechủ nhiệm hay sản xuất đêi? [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thật ra mấy cái định nghĩa Producer là rối rắm nhất, mình chỉ tham khảo sự tương đồng trong giữa VN và Mỹ như: assist-pro, co-pro.. còn phần chủ nhiệm hay nhà sản xuất thì hơi khó. Mà thật ra mình chả biết hai chức đó là gì, chỉ biết exec-pro là cao hơn pro và điều hành tất cả (tạm dịch: Chịu trách nhiệm sản xuất, nhưng thế thì quá dài). EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Sửa thành "nhà sản xuất" vừa dễ hiểu vừa ngắn gọn, lại vừa sát nghĩa của từ. [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vậy còn mớ "Producer" kia thì làm gì? EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Thì cứ để nguyên. Nó vốn đã được dịch là điều hành sản xuất, trợ lí sản xuấthợp tác sản xuất rồi mà. [Gamers]Livy (thảo luận) 10:24, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Camera[sửa mã nguồn]

Carema là bố trí? Chắc vài ngày nữa mình cũng phải đi mua một cái "bố trí" để thỉnh thoảng đi chơi quay film cho nó tiện. What a joke! [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Camera chỉ có hai giá trị biến
  1. Quay một góc máy
  2. & Quay nhiều góc máy
Vậy dịch là bố trí không sai. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Company[sửa mã nguồn]

Dịch nguyên văn là "công ti" thôi là người ta đủ hiểu rồi, vì cái infobox này đang nói về một bộ film. Không nhất thiết phải thêm từ "sản xuất" vào đâu. [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Có bao nhiêu loại công ty liên quan đến một dự án truyền hình hử Livy. Nào là: Công ty quảng cáo, công ty phân phối, công ty sản xuất, xưởng quay (của cty)... Nói công ty khơi khơi thế ai biết được. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Nhưng mình thấy bên English Wikipedia họ vẫn để là company đó thôi. [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Là vì họ còn cái từ khác để phân biệt như: "distributor"
Hay là bây giờ đổi thành "Công ty sản xuất" và "công ty phân phối"? EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Bên English Wiki họ nói chung chung thì ta cũng cứ dịch chung chung, không nên suy đoán để tránh bị nhầm. Chứ nhỡ bạn dịch là công ti sản xuất rồi sau họ lại bảo là công ti quảng cáo thì biết nói sao? [Gamers]Livy (thảo luận) 10:24, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Air[sửa mã nguồn]

Air =! Time [Gamers]Livy (thảo luận) 01:00, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mình tạo infobox không chỉ phục vụ cho riêng bài của ViWi mà còn để thống nhất với tất cả các InterWi khác. Khi họ cọp lại Infobox của mình thì chỉ cần dịch nội dung trị biến. Còn phần biến sẽ hiển thị theo họ, nếu mình đổi khác thì cả hai đều bất lợi. EsVie trao đổi- -đóng góp 17:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Mình cũng học lập trình nhưng không bỏ nhiều thời gian nghiên kíu mã wiki. Chỉ thếi một điều rõ ràng là: air là phát sóng chứ không phải là "thời gian trình chiếu". [Gamers]Livy (thảo luận) 07:17, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, vậy ta sẽ đổi thành "phát sóng" thay vì "thời gian" như hiện tại? EsVie trao đổi- -đóng góp 04:08, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Đồng ý. [Gamers]Livy (thảo luận) 10:24, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Việt Nam[sửa mã nguồn]

Mặc dù đây là Wiki tiếng Việt nhưng các thành viên có vẻ thích Việt Nam hóa bản mẫu bằng các tham số "tại Việt Nam". Các chương trình nước ngoài Việt Nam chỉ chiếu thôi chứ đâu có sản xuất mà cứ lôi vào vậy? Mình nghĩ cũng khó thay đổi suy nghĩ của các bạn.Hugopako (thảo luận) 20:26, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tham số native_name[sửa mã nguồn]

Tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với việc sửa đổi của mình bị lùi, và tôi cũng biết việc sửa bản mẫu sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều bài viết nên rất xin lỗi nếu tôi làm sai. Nên tôi chỉ muốn nhờ Biheo2812 giải thích giúp một chút thôi. Thế nào là phiên bản ổn định? Và có gây ảnh hưởng gì khi thêm một tham số (bản en có) mà cá nhân tôi thấy khá cần thiết? Ví dụ: cái tên Phi vụ triệu đô là do việt hoá từ tên phát hành tại các nước nói tiếng Anh Money Heist, trong khi tên gốc tiếng Tây Ban Nha là La casa de papel.. thì dùng tham số nào để hiển thị tên tiếng TBN trong infobox, không thể nào là alt_name được. dawn, 13:34, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Dawnie t: Mình nghĩ kịch bản không thể để chung với đạo diễn, cái nào ra đó. Sửa đổi của bạn làm mất đi mục người viết kịch bản , trong khi đâu phải đạo diễn nào cũng viết kịch bản cho phim.   Biheo2812🌹  13:46, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nhầm hay bạn nhầm nhỉ, tôi thấy mình có bớt tham số kịch bản đâu, chỉ thêm tham số native_name và chỉnh lại các số thứ tự cho phù hợp thôi mà. Bạn Ctrl F lại mà xem. – dawn, 13:55, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Dawnie t: Người viết kịch bản thành đạo diễn, nó bị mất thật bạn à nên tôi mới lùi lại ~.~   Biheo2812🌹  14:14, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À, coi kĩ lại thì tôi bị nhầm một con số 9 thành 8, xin lỗi nhé. Lỗi nhỏ nên tôi (và cả bạn) đều không để ý. Cho phép tôi restore lại phiên bản của mình + sửa lỗi luôn. – dawn, 14:25, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Dawnie t: Không có gì đâu bạn hiểu lầm thôi mà, hộp thông tin trở lại bình thường rồi. ^^   Biheo2812🌹  14:52, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]