Thảo luận Thành viên:Lưu Ly/Lưu 4

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Tmct trong đề tài ???

Saigon Execution là tên của một tấm ảnh nổi tiếng do Phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, hãng AP thực hiện vào năm 1968.

Tấm ảnh ngay lập tức được đưa lên trang nhất các báo quốc tế và Adams đã giành giải Pulitzer vào năm 1969, tức 1 năm sau đó.

Hình:Nguyen Ngoc Loan.jpg Photo:Eddie Adams - 1968]]

Một số thông tin về bức ảnh[sửa mã nguồn]

  • Tác giả: Xem bài Eddie Adams
  • Thời gian chụp
  • Thông tin về máy ảnh, khẩu độ...
  • Bối cảnh

Thông tin về người trong ảnh[sửa mã nguồn]

  • Người cầm súng: tướng Nguyễn Ngọc Loan
  • Người bị bắn: Theo bộ phim tài liệu Từ một bức ảnh do Hãng phim Giải Phóng thực hiện (năm ...) hiện chưa thể khẳng định chính xác người bị bắn tên gì. Hầu như các báo trong và ngoài nước đều cho rằng người bị bắn là một chiến binh cộng sản, song không thấy cứ liệu chính xác khẳng định hoặc bác bỏ rằng đó có phải là đảng viên cộng sản hay không.
Hơn mười năm sau Tết Mậu Thân đã có rất nhiều nhà báo nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu về người bị giết (nguồn dẫn)
Từ khi có bài báo của phóng viên hãng Novosty đặt câu hỏi về tình hình gia đình Bảy Lốp, đại tá Nguyễn Phương Nam nguyên cán bộ Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, người có nhiều quan hệ với đặc công, tìm hiểu thông tin và biết được rằng: "ngày mồng nột Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và người chỉ huy là Bảy Lốp, chỉ huy phó là Hai Ly, theo đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng Hoà, nhưng không rõ Bảy Lốp bị đưa đi đâu". Kết hợp với tin của phóng viên người Nhật lúc đó thì có người bị cảnh sát dã chiến đưa đến đường 20 cũ tức đường Lý Thái Tổ hiện nay và bị bắn. Nguyễn Phương Nam phóng to bức ảnh và cho rằng cách chỗ bị bắn có một hiệu giày khoảng 100m. Từ đó ông đi tìm gia đình Bảy Lốp.
Vào năm 1985 Đoàn của đảng Cộng sản Nhật Bản đã sang thăm và tìm hiểu. Nhờ bức ảnh của đoàn Nhật mà vợ Nguyễn Văn Lém khẳng định đó là chồng mình và bà cho rằng "chồng (bà) đã bị Nguyễn Ngọc Loan bắn năm 1968".

...

Tác động của bức ảnh[sửa mã nguồn]

Một số nhận định tiêu chuẩn tù binh[sửa mã nguồn]

Phản ứng của người Thế giới[sửa mã nguồn]

  • Bức ảnh khi được đăng tải (tại...) đã gây sốc cho nhân dân Mỹ. Những người phản chiến dùng bức ảnh của E.Addams để phản bác lại tuyên bố của chính quyền Hoa Kỳ cho rằng cuộc chiến đang nghiêng về phía chính quyền hiếu chiến Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam. Tháng Ba năm 1968 diễn ra cuộc biểu tình phản chiến bạo lực ở Hoa Kỳ và trong tháng Mười cảnh sát đã đụng độ với những người biểu tình. Một năm sau đó, hàng triệu người Mỹ xuống đường đòi rút quân Mỹ trở về. (Cùng với những hoạt động khác...), bốn năm sau, Chính quyền Hoa Kỳ phải rút quân đội Mỹ về nước trên cơ sở Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 01 năm 1973.
  • ...

Tham khảo[sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Giải Pulitzer| ]]

[[Thể loại:Giải thưởng nhiếp ảnh]]

Thảo luận[sửa mã nguồn]

Xin moị người bắt đầu từ đây. Cám ơn. Lưu Ly 09:53, 15 tháng 11 2006 (UTC)

Nguyễn văn Lém[sửa mã nguồn]

có nhiều phần viết rất mơ hồ: không xác định được tên người bắn, nơi bắn, thời gian bắn, sau đó liệt kê hàng loạt, xin hỏi: bạn có phải là tác giả của người viết? những phần đó đã được tôi chuyển sang thảo luận. nếu thông tin chính xác chỉ cần ghi 1-2 dòng là xong.--Bùi Dương 16:39, 15 tháng 11 2006 (UTC)

Ôi chà, bây giờ tôi mới biết có hai bài giống nhau cỡ Lê Công NàNguyễn Văn Lém. Tôi nghĩ nên gộp cả hai bài về hai ông thành 1 bài rồi đặt tên là Saigon execution, thông tin về từng ông chỉ chủ yếu là xoay quanh bức ảnh, ngoài ra hầu như không có gì, gộp làm một cho dễ đọc. Theo bạn nên gộp vào bài nào? Lê Công Nà hay Nguyễn Văn Lém? Tmct 20:47, 23 tháng 11 2006 (UTC)
Tôi vừa mới đọc phần thảo luận mà bạn gửi (ko hiểu sao bây giờ mới nhìn thấy tin nhắn của bạn). Chà! khó giải thích nhỉ. Tmct 09:17, 27 tháng 11 2006 (UTC)

Cám ơn về những sửa đổi rất hợp lý. Nếu có gì mới chúng ta cùng tiếp tục Hoàng Cầm 08:39, 16 tháng 11 2006 (UTC)

Gươm và Kiếm[sửa mã nguồn]

Theo anh thì gươm và kiếm khác nhau thế nào? Tôi chỉ thấy "kiếm" là từ Hán-Việt, còn "gươm" là "thuần Việt" (tôi để trong ngoặc kép vì biết đâu từ này cũng có gốc ngoại lai, nhưng cổ xưa hơn). Avia (thảo luận) 08:02, 20 tháng 11 2006 (UTC)

Tình cờ vào đây xin mạn phép bàn về guơm và kiếm, gươm là vũ khí có cán và lưỡi thon khá dài, hơi cong phần mũi (phần cạnh bén thì lồi, ngược với liềm phần cạnh bén thì lõm). Nó có thể đâm do mũi thường nhọn nhưng chủ yếu là chém, nó có một sống dày dùng để đỡ gạt và một lưỡi bén ở cạnh bên để chém. Vũ khí tương tự nhưng lưỡi to dần đến gần phần mũi sau đó nhanh chóng nhọn dần thì gọi là "đao", "mã tấu".

Kiếm là vũ khí có cán và lưỡi thon dài, thường có mũi nhọn để đâm, sống kiếm ở giữa, hai bên là cạnh bén để chém. Vũ khí tương tự nhưng ngắn và nhỏ hơn có thể gọi là kiếm ngắn, dao, dao găm.

Thấy hình vẽ các vũ khí tôi góp ý vậy không rõ có đúng không?Nbq 11:55, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Đã trả lời bạn tại Thảo luận Thành viên:Nbq Lưu Ly 15:00, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Xin lỗi anh nhé, tôi chỉ nghe như anh đã khẳng định tới 90% nên.......... Silviculture 09:42, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Gỗ vạng trứng[sửa mã nguồn]

Ý đồ của tôi khi đưa chữ cây vạng trứng chứ không phải là gỗ vạng trứng như bạn sửa, chính là muốn giới thiệu sơ qua về cây mà tôi đang đề cập đến trong bài viết, tôi đã giới thiệu qua về ngoại hình cây. Thứ hai là, cây vạng trứng, tôi viết là cây gỗ bản địa của Việt nam là hoàn toàn chính xác và có cơ sở, bạn không nên xóa bỏ điều đó, vì nó se cung cấp thông tin thêm về: cây gỗ ngoại nhập hay nguyên sản tai Việt nam. Đó thường là thông tin khá quan trong khi viết về 1 cây, hay sản phẩm của một cây.-----Silviculture 09:54, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Chúng ta có thể két thúc vấn đề thảo luận ở đây anh hãy xem lại sửa đổi mới của tôi. Còn về vấn đề loài bản địa dẫn chứng trên internet thì tôi chưa biết, nhưng mà anh nếu quan tâm vấn đề này có thể đọc cuốn Thảm thực vật rừng Việt nam của gs, ts Thái văn Trừng. Xin lỗi vì vấn đề này hơi chuyên môn riêng 1 chút.
Đã trả lời bạn tại Thảo luận Thành viên:Silviculture. Lưu Ly 00:39, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Cây vẫn rung[sửa mã nguồn]

Cây vẫn rung lắc dữ quá. Sắp bật cả rễ đến nơi rồi bạn ạ. Mà tôi đã ngừng thổi. 58.187.18.33 02:00, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Ngừng "thổi" nửa ngày cho bàn dân thiên hạ yên ổn. Chiều quay lại "đàm đạo" tiếp. Hì hì. 58.187.18.33 02:44, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Cây bản địa[sửa mã nguồn]

Thế này Lưu ly ạ, Lưu ly cứ hãy hiểu tạm thời 1 cách dễ nhất là thế này. Cây bản địa tương tự như người bản địa vậy giả dụ như anh là người gốc Hà nội thì người ta gọi anh là dân bản địa hay dân gốc Hà nội, các cây nhập nội hay mang đến từ vùng khác, như người ngoại tỉnh về sống có hộ khẩu hà nội vậy. Nhưng cây bản địa thì xét trên cơ sở phân bố sinh thái của cây, và nó phức tạp hơn 1 tẹo, vì 1 loài cây có thể là cây bản địa của nhiều nước, nhiều vùng. Còn cây đặc hữu là cây mà xét về sinh thái, nó chỉ có thể có dạng sống hoang dã ở 1 vùng hay một quốc gia (nhiều khi là 1 vài vùng gần nhau của vài quốc gia), ngoài những vùng đó ra, dạng sống hoang dã của nó không thể sống được ở nơi khác. Tôi thường dùng thuật ngữ loài cây bản địa là để chúng ta dễ dàng phân biệt với các loài cây di cư từ nơi khác đến. Còn nếu bạn có nhã hứng quan tâm thêm về vấn đề này, khoảng 3 tuần nữa tôi sẽ viết loạt bài thêm về vấn đề này (hic, bây giờ chúng tôi đang phải ôn thi hết kỳ Lưu ly ạ).---Silviculture 12:01, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Xem trả lời tại Thảo luận:Gỗ vạng trứng .

Re: Casa "được" khóa trang[sửa mã nguồn]

Haha, mọi người vui tính nhỉ. Lại có người "được" khóa trang cá nhân, chắc bão phải to lắm. -:)) Cảm ơn, chúc vui vẻ! --Nguyễn Thế Phúc thảo luận 16:04, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Công nương Diana[sửa mã nguồn]

Tôi thấy chép 100% nên hơi ... hoảng. Nên dùng liên kết ngoài thì hay hơn. Cao xuân Kiên 01:58, 26 tháng 11 2006 (UTC)

Không tự tin hay sao mà không thấy tham gia? :) G.G lúc nào cũng sẳn sàng học hỏi và lắng nghe. Nhớ làm giúp bức tranh sông Hương núi Ngự sớm để rinh về. G.G 02:30, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Hợp nhất[sửa mã nguồn]

Lê Thy muốn hợp nhất bài Lê Công Nà vào bài Nguyễn Văn Lém vì nó giống đến 95%, H thấy sao? Lê Thy 07:46, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Lưu Ly chắc là người Huế? Thanh Lưu Ly hay Hoàng Lưu Ly? Nghe nói con gái họ Hoàng quý phái và đẹp nổi tiếng? Hộp nhất bài thì dễ hợp nhất 2 người e hơi bị sai. Nghe nói ông Loan cũng là người Huế, ổng bắn 2 người. Một người vào ngày mồng một Tết Mậu Thân gần Thị Nghè, như ổng giải thích là tại bị người đó quăng lưu đạn vô nhà một Đại úy cảnh sát ở gần Cầu Thị Nghè, vị Đại úy này chạy không kịp lại còn gan, núp trong nhà bắn ra hoài, bị một Đại úy đặc công quăng lưu đạn vô làm chết cả nhà, nghe nói ông bị bắn này là "Bảy Lốp". Còn một vị Thượng úy biệt động nữa, bị bắn ở Chợ Lớn vào khoảng sáng mồng 4 hoặc chiều chiều mồng 5 Tết gì đó, theo ông Loan giải thích thì là vì vị Thượng úy này khuya mồng 2 Tết đánh vào trại Phù Đổng, tra khảo Trung tá Nguyễn Tuấn lấy mật mã của xe thiết giáp, đâm chết cả nhà người ta kể cả bạn thân, mấy hôm sau bị dân mật báo nên cảnh sát vây bắt được. Vậy là hai vị khác nhau sao lại đem gộp vô một? Chết hai nơi, cách nhau mấy ngày, khác họ, khác tên gộp chung vô một buồn cười thật.Nbq 08:34, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Con gái họ Hoàng đẹp? Chưa hẳn vì "cái đẹp không nằm trên đôi môi người thiếu nữ..." tôi không hiểu Lưu Ly có ý nói gì? Sao lại đôi môi?

Em tan trường về đường mưa nho nhỏ chim non dấu mỏ dưới cội hoa vàng

bước em thênh thang áo tà nguyệt bạch ôm nghiêng cặp sách vai nhỏ tóc dài

anh đi theo hoài gót giày thầm lặng đường chiều úa nắng mưa nhẹ bâng khuâng

em tan trường về cuối đường mây đỏ anh tìm theo Ngọ dáng lau lách buồn

tay nụ hoa thuôn vương bờ tóc suối tìm lời mở nói lòng sao ngập ngừng

lòng sao rưng rưng như trời mây ngợp hôm sau vào lớp nhìn em ngại ngần

em tan trường về đường mưa nho nhỏ trao vội chùm hoa ép vào cuối vở

thương ơi vạn thuở biết nói chi nguôi em mỉm môi cười anh mang nỗi nhớ

hè sang phượng nở rồi chẳng gặp nhau ôi mối tình đầu như đi trên cát

bước nhẹ mà sâu mà cũng nhoà mau tưởng đã phai mầu đường chiều hoa cỏ

mười năm rồi Ngọ tình cờ qua đây cây xưa vẫn gầy phơi nghiêng ráng đỏ

áo em ngày nọ phai nhạt mấy mầu? chân tìm theo nhau còn là vang vọng đời như biển động xoá dấu ngày qua

Không thấy đôi môi thiếu nữ mô hết, chỉ thấy vai nhỏ, tóc dài, áo tà nguyệt bạch tinh khôi thôi.

Họ Hoàng có nhiều người được vua quan Nhà Nguyễn yêu chuộng, tuyển làm quý nhân, mà vua quan đã yêu tất nhiên là phải đẹp, phải tự hào, chứng tỏ Lưu Ly họ Thanh rồi. Dù gì thì Thanh hay Hoàng hay Bích thì bên trong tiếng kêu cũng vang, trong, sang trọng, bên ngoài cũng sáng láng, bóng mượt không như ngói thường đâu nha, cũng là con nhà "cán bộ", "quý phái" đúng không? Nbq 09:09, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Re: Ghi chú[sửa mã nguồn]

Rất cảm ơn bạn về lời góp ý. Tuy nhiên, sao bạn không thử viết một ít thông tin về mình lên? Hic! Còn mình thì mình chẳng biết viết gì cả... --Kimkha 15:21, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Hổng tìm ra rùi... Mấy mục Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 của bạn quá dài => Làm biếng đọc quá trời luôn... Thôi! Bạn bật mí tí ti đi! Cho mọi người cùng biết tí ti... --Kimkha 12:31, 1 tháng 12 2006 (UTC)
Trời ơi! Thiệt là bó tay... Anh viết chỗ đó thì khó mà tìm ra... hic! Công nhận anh viết về anh hay thật đấy! -- Kimkha 07:03, 2 tháng 12 2006 (UTC)
UI da, ông anh này uống bia khỏe thật, nhưng sao co' lúc thích đọc sách, có lúc lại thich uống rượu hả anh Hiệp, lúc thích màu xanh, lúc lại thích màu vàng 99999999, híc. Nếu có dịp ra bắc chơi, em mời anh thử rượu ngô Bắc hà (nấu bằng ngô trồng ở nương, men lá dân tộc, khoảng 70 độ) ngất ngây trong men rượu nồng và đê mê trong phiên chợ tình sa pa. Còn cả rượu San lùng, rượu Mẫu cơn (lạng sơn) nữa, uống thử rượu cùng con gái H'mông nhé anh trai Huế. Xin anh đừng giận vì em đã tò mò đọc lý lịch của anh nhé, và cũng đừng giận vì em đã, đang hoặc sắp làm 1 việc gì đó đó khiến anh giận, mong anh giúp đỡ em nhiều hơn trong văn phong ở các bài Wp nhé.---Silviculture 14:26, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đào hoa ghê, có em gái mời rượu H'mông mà chưa thấy ý kiến gì.Vương Ngân Hà 09:52, ngày 19 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dùng "subst" cho tiêu bản[sửa mã nguồn]

Anh Lưu Ly nên thêm cụm "subst:" trước các tiêu bản thành {{subst:tên tiêu bản}}. Ví dụ: {{subst:Vi phạm bản quyền 2|url=...}}. Thân. An Apple of Newton thảo luận 04:42, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hóa sinh[sửa mã nguồn]

Lưu Ly đọc lại bài hóa sinh xem có thể giữ không? Lê Thy 08:55, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lưu Ly đọc lại bài hóa sinh ngay giùm , bài này Lê Thy đề nghị nhầm.
Vậy xóa luôn đề nghị nha? Lê Thy 09:09, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trời ạ ! Hôm qua muốn đề nghị xóa bài Hoá sinh lại đề nghị nhầm bài Hóa sinh , mãi bây giờ mới phát hiện. Lưu Ly biết sao không nói. Lê Thy 02:08, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chơi ăn gian[sửa mã nguồn]

Ông chơi "ăn gian" quá, bỏ 2 phiếu trong phần Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Tháng 12 năm 2006 (bài Vốn liếng xã giao)! Phan Ba 09:30, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hoá sinh hay Hóa sinh[sửa mã nguồn]

Viết Hóa sinh bây giờ là sai chính tả hả? Trong wiki chỉ viết là Hóa học, Hóa dược, Hóa vô cơ, ... Phan Ba 09:41, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì trong Wiki tiếng Việt ta cứ chấp nhận cả 2 cách viết. Tôi không biết ở Việt Nam có quy định chính thức cách viết nào là "chính thức đúng" và phải dùng khi viết hay không. Ở Đức thì về chính tả có quy định chính thức chung. Ngày xưa khi tôi học thì viết là Bewußtsein, sau này có quy định mới cải cách lối viết chính tả, sửa lại thành Bewusstsein (ß -> ss, khổ nỗi là không phải tất cả ß đều được biết thành ss, chữ de:Gruß vẫn giữ nguyên). Anh vào Wikipedia tiếng Đức sẽ thấy Bewußtsein được chuyển hướng về Bewusstsein, đúng theo cách viết mới. Tôi thấy Hoá hay Hóa chẳng có vấn đề gì lớn. Nếu có thành viên nào có thời gian tìm đọc quy định chính thức của nhà nước Việt Nam, có ghi rõ ràng thì ta để cách viết được quy định làm mục từ chính, cách viết kia chuyển hướng. Phan Ba 14:14, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi hiểu bài viết đó [1] là phải viết là hoá có đúng không? Tôi tìm trên báo Tuổi Trẻ Online thì "hoá" cho 5.338 kết quả, còn "hóa" cho 33.634 kết quả, tương tự tình trạng ở Đức sau khi cải cách chính tả lần 1. Sau đó một số báo chí và nhà xuất bản lớn có nhiều ảnh hưởng phản đối ầm ỉ, đơn phương quay về lối viết cũ. Sau này lại phải ra cải cách mới mới "thụt lùi" một ít quy định. Ha Ha.... Không khéo vài năm nữa ở VN lại có cải cách chính tả giống Đức, "mới mới = cũ"! Trong bài Tiếng Việt cũng đã có nói về cách đặt dấu thanh. Nếu vậy thì phải sửa các tên bài lại thành Hoá thôi. Theo tôi nên mang ra thảo luận chung, có sự thống nhất rồi đổi sau. Phan Ba 15:09, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re:Thể loại[sửa mã nguồn]

Hhmm, tui nghĩ là chắc cũng có cả loài người trong thể loại này, cho nên Lưu Ly có thể dán thể loại này vào đâu tuỳ thích. Cũng như là trong loài người, người ta vẫn dùng tên gọi 1 loài động vật (?) để gọi cho người nào đó (nam giới) nếu tính tình họ giống vậy ;). Casablanca1911 10:05, ngày 13 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đơn vị hành chính Nhật Bản[sửa mã nguồn]

Đồng ý với đề nghị của bạn. Chúc bạn khỏe và cống hiến nhiều hơn cho vi.wikipedia 222.253.242.110 08:49, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sinh thời[sửa mã nguồn]

Trong bài Triệu Vy có các mục sinh thời, sự nghiệp... Triệu Vy chưa chết mà, hay Lê Thy hiểu sai từ sinh thời?

Chúc mừng giáng sinh và năm mới 2007[sửa mã nguồn]

Chúc Lưu Ly cùng gia đình một giáng sinh thật là vui vẻ, một năm mới bình an, hạnh phúc

MERRY CHIRSTMAS and HAPPY NEW YEAR 2007

。° 。 ° ˛ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˚ · 。 ° · 。 · ˚ ˚ ˛ ˚ ˛ 。° 。 ° 。˚ ˛ · ˚ ˚ ˛

  • ★MERRY★* 。 · ˚ ˚ ˛ ˚ ˛ · ·

。CHRISTMAS 。* 。° 。 ° ˛ ˚ ˛

  • _Π____*。*˚ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˛ ·˚
  • /_____/~\。˚ ˚ ˛ ˚ ˛ ·˛ ·˚

| 田田 |門| ˚ An Apple of Newton thảo luận 17:10, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời


Chúc Giáng sinh vui vẻ!'--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 07:47, ngày 24 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lưu Ly xin chúc mọi thành viên Wikipedia một kỳ giáng sinh vui vẻ[sửa mã nguồn]

Noel[sửa mã nguồn]

Thôi em ở nhà cho "lành", các bác đi chơi dzui dzẻ nha. Nguyễn Thanh Quang 04:02, ngày 24 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hoan nghênh vô danh[sửa mã nguồn]

Chào bạn, hình như cái tiêu bản bạn dùng tại Thảo luận Thành viên:Dgtruong‎ hơi nhầm, tôi mạn phép sửa lại.

Thành viên đó đã đăng nhập rồi nên không còn vô danh. Thành viên đó cũng không phá hoại, họ chỉ hiểu nhầm về mục đích nội dung của Wiki nên post bài mới theo kiểu diễn đàn. Tất nhiên, ít nữa khi đã nhắc nhở rồi mà vẫn còn tiếp tục thì sẽ là phá hoại, khi đó ta sẽ cảnh cáo.

Chúc bạn Giáng sinh vui vẻ. Tmct 10:09, ngày 24 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Merry christmas[sửa mã nguồn]

Lâu lâu rồi không có cãi nhau nhiều với ông anh ,hiiiiiii, hơi buồn buồn 1 chút. Chúc anh Hiệp 1 giáng sinh an lành, ấm áp bên người thân nha.--Silviculture 12:27, ngày 24 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mắc cỡ[sửa mã nguồn]

Cám ơn H nhưng mắc cỡ quá! Lê Thy 03:49, ngày 4 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết về rừng[sửa mã nguồn]

Anh Hiệp ơi, bài viết về rừng bây giờ có thể trở thành bài viết chọn lọc của tuần được không ạ? Nếu chưa thì em phải sửa, bổ sung những gì ạ?--Silviculture 12:49, ngày 9 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dạ, đúng hết rồi anh ạ, em cảm ơn nhé, vì anh thường quan tâm đến các vấn đề về rừng.--Silviculture 12:08, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
em có nên hợp nhất các bài về Phá rừngTăng trưởng rừng vào bài Rừng để bài viết thêm dài, đạt tiêu chuẩn vào bài chọn lọc không hả anh?--Silviculture 02:37, ngày 16 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hử?[sửa mã nguồn]

HanoConv 1.0 là cái gì vậy? Nhờ Lưu Ly viết bài này nhé :) Tmct 09:14, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ra là vậy. Tôi chỉ biết cái từ điển online này thôi. Tha hồ cắt dán, phiên âm, tiện ra phết. Tmct 15:26, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhầm[sửa mã nguồn]

H đề nghị xoá bài ÐÌnh Tân Hưng nhưng lại dẫn chứng bài Big C Thăng Long.Lê Thy 08:00, ngày 19 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cờ[sửa mã nguồn]

Thành viên ở IP 59.117.242.157 có lẽ cũng là Ảnh Vũ Giả, anh chàng này mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần, nhưng xem ra vẫn chưa muốn hiểu hay cố tình không muốn hiểu là không phải chỗ nào cũng thêm các từ tiếng Trung vào được.Vương Ngân Hà 10:18, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp[sửa mã nguồn]

chào bạn Lưu Ly, dạo này mình bận quá nên ít có thời gian ngó ngàng tới Wikipedia:Bàn tham khảo, mong bạn cùng với LĐ, Casa...quan tâm nhiều hơn tới trang này, nó cũng quan trọng như viết bài và sửa bài vậy vì nó được gãi đúng chỗ ngứa. xin chân thành cảm ơn.--Bùi Dương 14:51, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Học bổng[sửa mã nguồn]

Vì chưa có thông tin nên tôi chưa đóng góp được gì hơn. Trình Thế Vân 13:51, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi trở lại[sửa mã nguồn]

Cám ơn Lưu Ly đã hỏi thăm. Cho đến lúc nào thì Lưu Ly ứng cử cho chức vụ quản lý? Mekong Bluesman 21:48, ngày 25 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

G[sửa mã nguồn]

Đi ĐN thăm avia hay chi vậy? Thứ 7 G ghé Huế, H chuẩn bị trước cho mấy mẫu trang trí, nhé. Cám ơn H.G.G 00:22, ngày 26 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các chức vụ quan[sửa mã nguồn]

Cám ơn Lưu Ly đã dùng thời giờ để tìm ra các định nghĩa cho các chức vụ tôi hỏi tại Bàn tham khảo. Dựa vào sự hiểu biết về Hán-Việt thì các suy đoán của tôi về các chức vụ đó cũng không quá xa các định nghĩa của Lưu Ly. Xa nhưng không quá xa. Thanks a million.

Lưu Ly có thể bắt đầu loạt bài về các chức vụ thời phong kiến không? Tôi nghĩ đây là một điều cần thiết trước khi các người trẻ không còn hiểu các chức vụ đó là gì. Ngoài ra, các người ngoại quốc, như tôi, có thể bắt đầu dịch loạt bài đó sang các tiếng khác (Anh, Pháp...).

Mekong Bluesman 22:38, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là Lưu Ly nên bắt đầu viết loạt bài về các chức vụ quan đi. Điều quan trọng nhất là phải có một người bắt đầu để các người khác có thể viết thêm. Hơn 2 năm trước tôi bắt đầu bài về Tết Nguyên Đán, lúc đó tôi chỉ có thể viết 4, 5 paragraph. Bây giờ thì chúng ta đã thấy bài đó dài và đầy đủ. Mekong Bluesman 01:37, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bây giờ thì Lưu Ly hiểu tại sao tôi hỏi mọi người về các chức vụ quan trong thời phong kiến rồi phải không? Cho tôi biết ý kiến về bài Gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt. Mekong Bluesman 01:45, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ cố gắng làm tiêU bản cho bài Danh sách tên chức quan lại Việt Nam thời phong kiến‎. Hôm nay tôi về quê cái đã, thế thì quê của Lưu Ly là tại đâu? Tôi cứ nghĩ là tại Huế. Mekong Bluesman 00:58, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi cũng nhận thấy Lưu Ly đã có tri châu, tri phủ, tri huyện... nhưng chưa có các chức vụ cao hơn cho tỉnh như tuần phủ, tổng đốc, án sát... Hay là các chức vụ này sau nhà Hậu Lê? Mekong Bluesman 01:22, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lưu Ly có thể tham khảo thêm ở Từ điển chức quan Việt Nam. Casablanca1911 05:09, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiếc quá, không có thời gian để ngó qua quyển đó để còn gỡ gạc "vốn" ;) Sau này nhờ Lưu Ly giúp cho bài Tể tướngThừa tướng vậy. Casablanca1911 14:45, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn nhiều![sửa mã nguồn]

Rất cảm ơn You và sẵn sàng tham khảo, nếu You còn cái gì hay hay chỉ giúp. Lưu Ly có thể chỉ giúp là chính xác thì mình phải liên kết với trang nào bên en.wiki đây, vì thấy trang Traffic_accident chỉ toàn nói về tai nạn ô tô thôi. ThanksBùi Đình Thiêm 02:36, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

???[sửa mã nguồn]

Yêu mà cũng mất nhiều thời gian hả Lưu Ly ;) ? Casablanca1911 13:52, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dạo này thấy Lưu Ly ít viết, chắc vì lý do đó à.Vương Ngân Hà 14:26, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ay da. Phải cố lên chứ anh Vương. Ông Mekong nghe đâu cũng lắm lắm vợ mà. Lưu Ly 14:36, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không đúng! Một người biết về đề tài concubine (Phan Ba dịch là cô hầu) nên viết một bài để độc giả có thể phân biệt hai khái niệm khác nhau. (Tôi chỉ có một vợ, nhưng lắm lắm cô hầu. Lưu Ly phải viết đúng, vì viết sai thì có thể gây ra nguy hiểm.) Mekong Bluesman 23:07, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hà hà, để xem giữa "cô hầu" với "vợ hầu" có ranh giới nào không đã tôi mới sửa. Lưu Ly 03:06, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Voilà... click vào hai chữ màu đỏ sau đây và bắt đầu viết đi. Tô chắc là sẽ có nhiều người giúp. cô hầu vợ hầu. Mekong Bluesman 21:14, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi dùng nút "di chuyển" từ cô hầu thành nàng hầu đây. Chú thích lý do: tên thông dụng hơn. Click. Tmct 21:54, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Uống rượu với thiếu nữ H'Mông[sửa mã nguồn]

Rất nên, rất nên chứ. Có dính bùa ngải cũng không sao. Nếu có dịp qua Hải Dương rẽ vào tôi, cũng có vài loại rượu để đãi anh. Các thông tin khác trao đổi qua e-mail (phone number chẳng hạn). Vương Ngân Hà 00:41, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhờ tí[sửa mã nguồn]

Anh Hiệp có thể tìm giúp tôi số liệu về tổng số phương tiện giao thông cơ giới trên thế giới năm gần đây được không? Cảm ơn nhiều Bùi Đình Thiêm 07:16, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Cứ tưởng anh giúp được, vì hình như Anh có quan tâm vấn đề này. Không sao, đành phải về tìm trong "kho" của tôi vậy, "chậm nhưng mà chưa chắc đã chắc". Chúc buổi tối vui vẻ ! Bùi Đình Thiêm 08:11, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Uh nhỉ, hơi sớm thật nhưng mà không sao cố nhịn ít hôm để còn sức mà "đánh trận" chứ , Tết nhất đến nơi rồi. Chờ cuối tuần tiễn ông Táo tha hồ...!

Sân vận động Tự Do[sửa mã nguồn]

Anh Lưu Ly khi nào đi ngang qua sân Tự Do thì chụp hộ vài tấm ảnh rồi cho vào bài này nhé. An Apple of Newton thảo luận 17:54, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời xem : Thảo luận:Hướng Điền, đừng giận mà mai mốt ra Huế không nhậu nhé. Lê Thy 07:48, ngày 10 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Làm ngày hôm nay nữa. Chúc H ăn tết vui . Lê Thy 06:56, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời