Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 13

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Lê Thy trong đề tài Máy chém

Vô thần[sửa mã nguồn]

Tôi có thờ ông bà chứ, nhưng thờ với ý nghĩa kính trọng ông bà tổ tiên và vì đó là truyền thống dân tộc (vì vậy tôi cực kỳ dị ứng việc nhiều bạn Tin Lành đòi bỏ bàn thờ tổ tiên), chứ không phải vì tôi tin họ là "thần". Đáng ra phải sửa lại là "thành viên này có cảm tình với chủ nghĩa vô thần". Bạn đọc truyện Vinland Saga chưa ? Tôi rất ủng hộ tư tưởng "không tin thần thánh" của nhân vật Askelaad. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:16, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phía Công giáo họ đã cho phép thắp nhang cúng bái và thờ tổ tiên rồi (thấy cái nhà thờ Phát Diệm không, nhìn giống cái chùa lắm). Tôi rất thích câu nói của một linh mục nhà Ngô Đình, nói rằng Công giáo phải thay đổi phù hợp vời văn hóa của nước sở tại (a.k.a cho thắp nhang, thờ tổ tiên...), tiếc là Công đồng Vatican thời ấy không chịu.
Còn Tin Lành thì đến nay cương quyết không chịu thắp nhang hay thờ ông bà, giới luật của họ rất gần với Công giáo Nguyên thủy vì vậy họ rất khắt khe. Tôi tình cờ nhìn thấy trên 1 trang web Tin Lành cực đoan có những câu xin lỗi Chúa vì dân tộc VN thờ "con vật ma quỷ" (Lạc Long Quân) làm tổ tiên và vì để những thứ "ma quỷ" như bàn thờ, nhang đèn,... tồn tại trong đời sống (nghe muốn mửa quá). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:25, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thật ra mà nói phong trào bài đạo ở Á Đông phần nào là do xung đột giữa văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai; dạo mà cái cultural nationalism phất lên ở Nhật Bản thì cộng đồng dân theo đạo cũng chịu thiệt khá nhiều. Nhưng, mặc dù Tin Lành không "hòa tan " với tôn giáo bản xứ thì họ có cái sự khôn ngoan chỗ khác: các quốc gia Tin Lành ngày xưa không quá chú trọng vào việc truyền đạo ở Á Đông. Ngày xưa các nước Tin Lành đều là các nước TB phát triển, vì vậy theo họ đạo gì không quá quan trọng, tiền vào đầy túi là OK. Còn đám giáo sĩ thực dân Pháp, TBN, BĐN thì... nhìn sự hủy diệt nền văn hóa Inca và Aztec là thấy rõ. Việc đưa bà Nam Phương lên làm Hoàng hậu cũng là một trò ma quỷ của thực dân Pháp đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:42, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phiên âm Hán - Việt[sửa mã nguồn]

Bác thử lên Google search xem, Cải cách Taika có 13200 kết quả trong khi Cải cách Đại Hóa chỉ có 5 kết quả (đều bắt nguồn từ wikipedia, có nghĩa bác là người đầu tiên đưa Cải cách Đại Hóa lên internet, chúc mừng). Vấn đề ở đây không phải là tôi bài xích cách phiên âm Hán-Việt đối với tên người, tên địa danh, tên sự kiện Nhật Bản, mà vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để tra cứu tiện lợi và Wikipedia thực sự là một Bách khoa toàn thư. Tôi chấp nhận sử dụng từ Minh Trị thay cho Meiji, vì Minh Trị quen thuộc hơn rất nhiều. Nhưng tôi tuyệt đối không thể đồng ý nếu có một mục từ như Nam Vân Trung Nhất được. Lần đầu tôi tiếp cận với lịch sử Nhật Bản cũng là qua một cuốn sách do người Trung Quốc viết, và thú thực là tôi không thể nào tra cứu được thêm tài liệu gì có liên quan tới các nhân vật trong cuốn sách đó, lý do là không ai biết Nam Vân Trung Nhất là ông nào. Bắt nguồn từ trải nghiệm đó, tôi cho rằng cách tốt nhất là phải sử dụng "cách diễn đạt phổ biến".

Bác nhắc đến Sholokhov làm gì, bác này từng đổi tên tất cả các nhân vật trong manga từ phiên âm thẳng từ tiếng Nhật sang phiên âm Hán - Việt, một hành vi chủ quan và thiếu thực tế với lý do truyện tranh xuất bản ở Việt Nam từ 10 năm nay không ai còn dùng cách phiên âm Hán - Việt như thời dịch truyện lậu từ bản tiếng Trung nữa. Kenshin top (thảo luận) 03:11, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về tên niên hiệu và thụy hiệu tôi vẫn cho rằng chỉ sử dụng các phiên âm Hán - Việt với Minh Trị thôi, lý do thì tôi đã trình bày ở trên :) Kenshin top (thảo luận)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_Nh%E1%BA%ADt_ho%C3%A0ng

Cũng may bài Danh sách Nhật hoàng là tôi thực hiện, không thể lẫn lộn như vậy được vì bên cạnh cột thụy hiệu tôn trọng phiên âm thẳng từ tiếng Nhật, còn có cả cột phiên âm Hán - Việt ngay bên cạnh nữa, đảm bảo tính chính xác, thống nhất cũng như tiện lợi tra cứu. Tôi đã nói rồi, không phải tôi bài xích Hán - Việt mà tôi muốn người sử dụng wikipedia tra cứu tiện lợi nhất. Tháp Eiffel ta đọc Ép-phen là chuẩn rồi tại sao lại phải đọc là Ây-phồ theo bọn Mỹ? Kenshin top (thảo luận) 03:20, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ti có thể an tâm là không bao giờ có chuyện Nam Vân Trung Nhất vì những tên riêng của người Nhật tôi luôn để romaji, cái đó Ti cũng biết rõ rồi. Tôi chỉ mong các loại niên hiệu, tên hiệu, biệt hiệu,... hoặc tên cổ thì nên để phiên âm Hán Việt vì xu hướng các loại "hiệu" ở Việt Nam nó như thế. Thậm chí tên vũ khí, chiêu thức võ công,... ở VN cũng được biết nhiều dưới tên Hán Việt hơn cả. Còn tra cứu thuận lợi ta đã có các trang đổi hướng, và mời bạn xem bài Mahō Sensei Negima! xem tôi dùng phiên âm kiểu gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:35, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
. Thậm chí tên vũ khí, chiêu thức võ công,... ở VN cũng được biết nhiều dưới tên Hán Việt hơn cả - chắc Sholokhov chưa bao giờ đi tập những môn võ truyền thống của Nhật như Judo, Karate-do hay Aikido? Tôi học môn Karate-do cách đây rất lâu rồi và từ thời đó người ta đã không còn dùng phiên âm tiếng Nhật cho các chiêu thức hay các bài Kata nữa. GV (thảo luận) 07:52, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Với lại tôi không hiểu ý kiến của Kiếm Tâm (Kenshin) Top lắm nhưng cái bảng tên lẫn lộn Hán Việt và Romaji thì không hay. Chúng ta chấp nhận Minh Trị thì sao không chấp nhận Hậu Đề Hồ. Và tôi thấy để như kiểu trận Jiulangmeng gì đó (xin lỗi chuyện cũ lôi lên) thì... kỳ cục quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:38, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thanks Ti đã giải thích hộ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:32, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bảng tên không thể lẫn lộn giữa Hán - Việt và Romanji được vì hai cột đó tách biệt nhau. Vì thế sau Hiếu Minh Thiên Hoàng sẽ đến Minh Trị Thiên Hoàng và sau Thiên hoàng Komei sẽ đến Thiên hoàng Meiji, vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa tiện tra cứu.

Tôi vừa check lại các bài có liên quan tới Inuyasha và thấy mục từ chính đã được sửa thành Sesshomaru và Jaken thay cho Sát Sinh Hoàn và Tà Kiến, vì thế, tôi xin lỗi Sholokhov.

Vấn đề căn cốt ở đây là phải đảm bảo tính tiện lợi cho người tra cứu và tính chính xác học thuật cao. Xét về tính chính xác học thuật, ta phải sử dụng phiên âm trực tiếp từ ngôn ngữ gốc. Nhưng xét đến tính tiện lợi, tôi đã chấp nhận những mục từ như Thời Chiến Quốc, Thời Minh Trị hay Minh Trị Thiên Hoàng. Tuy vậy, không thể thay đổi Thiên hoàng Go-daigo thành Hậu Đề Hồ hay Cải cách Taika thành Đại Hóa được, nên tập cho dư luận sử dụng từ nguyên chính xác về mặt học thuật thay vì dùng bừa bãi rồi buộc giới học thuật phải "chấp nhận" những từ nguyên do dư luận nghĩ ra. Chúng ta đã từng dùng Bá Linh, Nữu Ước quen miệng, nhưng nay dùng Berlin, New York đâu có vấn đề gì?

Tôi không tranh cãi vì vấn đề thắng thua, chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Tôi tranh luận vì nếu Ti2008 và Sholokhov đã lên Đại học và học ở những ngành phải đọc tài liệu đa phần bằng nước ngoài thì mới thấu hiểu nỗi khổ nạn mang tên "dịch thuật" với hàng loạt cách dịch khác nhau sang tiếng Việt từ một thuật ngữ tiếng nước ngoài, dịch trùng từ tiếng Việt cho nhiều thuật ngữ tiếng nước ngoài. Vai trò và vị thế của wikipedia hiện nay không chỉ là một kho chứa tri thức nữa mà, nâng lên một bước, đã trở thành một nguồn tham khảo được tin cậy. Vì thế nên nhớ rằng mỗi từ nguyên chúng ta sử dụng ở đây rồi sẽ trở thành từ nguyên gốc được tra cứu ngược sau này. Kenshin top (thảo luận) 10:56, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mọi người nên tham khảo ý kiến này:

Dùng Hán-Việt hay romaji còn tùy vùng miền Việt Nam nữa. Hình như ở phía Nam mọi người có xu hướng chuyển ngữ các tên Nhật về Hán-Việt; tôi đoán thế vì xem phim truyền hình và anime Nhật lồng tiếng Việt miền Nam đều gặp điều đó. Trong khi đó hình như ở phía Bắc có xu hướng dùng romaji. Cuốn lịch sử Nhật Bản bằng tiếng Việt do Phan Huy Lê chủ biên là một ví dụ. Những người viết cuốn đó đều là nhà nghiên cứu lịch sử và Nhật bản học. Họ biết chữ Hán và Hán-Việt, nhưng lại không phiên âm. Thầy dạy tiếng Nhật người Việt miền Bắc của tôi xưa thì nhất định không dạy âm Hán-Việt của các kanji cho học sinh vì thầy cho rằng âm Hán-Việt dễ nhớ hơn khiến học sinh khó nhớ kunyomi và onyomi. Nếu quả thực có hai xu hướng trong cùng một nước như vậy thì chọn Hán-Việt hay romaji sẽ là vấn đề khó khăn cho Wikipedia. --Ashitagaarusa (thảo luận) 11:25, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ừm! Kenshin top, GV là những người miền Bắc, Sholokhov là người ở miền Nam.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:40, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không dám góp ý nhiều về vấn đề này. Chỉ có điều tôi thấy hầu hết các sách viết về lịch sử Nhật của Việt Nam sử dụng chủ yếu là Romanji, Hán Việt đôi khi mới có để tham khảo.--Prof MK (thảo luận) 15:49, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dù ko góp ý nhiều nhưng ý kiến này ko phải là ko có ảnh hưởng lớn đến chuyện này đâu, sự thông dụng là rất quan trọng trên Wikipedia.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:51, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhiều bạn bảo tôi cứng đầu và khó bảo, có vẻ điều đó là chính xác. Tôi vẫn kiên trì cho rằng đối với các loại hiệu nên dùng tên Hán Việt, lý do giải thích như trên. Còn tên riêng của mỗi người, hay các tên như Kyoto, Tokyo nên để chuyên tự La Tinh. Thêm nữa, một cái tiêu bản danh sách Thiên hoàng mà tên này Hán Việt, tên này La Tinh thì hơi kỳ, nếu các bạn đã chấp nhận Minh Trị kính xin các bạn rộng lòng chấp nhận các tên khác để thống nhất. Có bạn bảo tôi sùng Hán, không phải đâu, cái tôi sùng là âm việt đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:04, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Như đã nói có những tài liệu ghi Minh Trị nhưng để nguyên các niên hiệu và thuỵ hiệu khác! Tại sao các tài liệu ko nghĩ đến chuyện thống nhất?--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 01:27, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đây không phải vấn đề vùng miền (đừng khái quát hóa lên thành căng thẳng như vậy). Vấn đề là học giả miền Nam trước 75 có xu hướng tiếp cận tài liệu và sử dụng từ nguyên có nguồn gốc Trung Quốc (một sự kế thừa từ các học giả trước 1945 chăng??). Cách làm của họ là phát âm những từ mà người Trung Quốc đã ghi âm theo cách của Việt Nam (âm Hán - việt). Những chữ như Berlin người Trung Quốc phát âm khá giống (Bớ lin), còn khi dùng đúng cái chữ đó và phát âm theo tiếng Việt thì sai lệch lớn hơn (Bá Linh). Như vậy, người Trung Quốc vẫn bảo lưu được âm gốc trong khi người Việt Nam, bằng một sự lặp lại máy móc, đã làm mất đi âm gốc đó. Bá Linh thì còn có thể suy luận được, chứ Tân Tây Lan hay Hoa Thịnh Đốn thì ... chịu. Với tên họ người Nhật thì thậm chí sai lạc còn lớn hơn, không phải người Trung Quốc phiên âm tiếng Nhật thành các chữ của mình mà chính người Nhật đã chọn các chữ Trung Quốc để ghi âm (một phần) tiếng nói của mình. Vì thế cách đọc tên tiếng Nhật của người Trung Quốc và người Nhật hoàn toàn khác nhau (trừ một số trường hợp đặc biệt với các âm "vay mượn"), nói cách khác nếu đọc theo âm Hán - Việt tức là chúng ta đang mô phỏng một cách sai lạc những âm được đọc một cách sai lạc, sẽ càng đi xa bản gốc hơn.

Tôi không quan tâm đến chuyện sùng âm nào, tôi chỉ tiếp cận vấn đề một cách khoa học, và khoa học đối với một bộ từ điển là tính chính xác học thuật và tính tiện lợi tra cứu. Bạn thử nghĩ xem một người dùng thông thường (tôi chẳng hạn), với chi tiết duy nhất về Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản là Thần Vũ, anh ta sẽ không thể nào tìm được tài liệu có liên quan bằng tiếng nước ngoài (Jinmu). Mà tài liệu bằng tiếng Việt như lá mùa thu, dịch lại ... bậy (kể cả giáo trình đại học), nên chúng ta đang giới hạn khả năng tra cứu mở rộng của người dùng bằng cách dùng những từ nguyên quá đặc biệt.

Về cách đọc Hoàng tử Akishino, Thân Vương Akishino tôi nghĩ nên sử dụng đúng âm Hán - Việt với tước hiệu vì dễ hiểu lại chính xác (Thân vương Akishino), không nên dịch từ chữ Prince ra Hoàng tử vì Prince có thể nhầm thành Công tước, chuyện nên dịch là Thân Vương hay Hoàng tử quả thực rất khó với các bài thuộc chủ đề A Rập (dù với các bài thuộc chủ đề Nhật Bản, sai lầm này khó diễn ra). Hơn nữa người không phải con vua (Hoàng tử) hoàn toàn cũng có thể là Shinno (Thân Vương). Cũng nên thiết kế hệ thống trang đổi hướng đầy đủ với các mục từ Shinno Akishino, và khi vẫn chưa sửa đổi được hết các bài viết có sử dụng mục từ này, nên để các trang đổi hướng Hoàng tử Akishino (dù không chính xác lắm). Kenshin top (thảo luận) 03:53, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cần không?[sửa mã nguồn]

Cuộc sống không chỉ trong mà còn ngoài wiki nhiều năm qua có cả trăm điều bàn bạc thảo luận, giữa 2 người và giữa nhiều người, Ti xen vào những câu chuyện của các thành viên khác làm gì? Thảo luận như vậy vô bổ và anh không muốn mất thời gian vì chuyện này.--Trungda (thảo luận) 08:44, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vua cha[sửa mã nguồn]

Có lý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:16, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Ti. Thật ra còn nhiều cái như Triều đại Flavian, Julio-Claudian (phải đổi lại thành triều đại Flavius, Julius Claudius), rồi tên 1 số Hoàng đế phải thêm đuôi -ius hay -us (vì là người La Mã); nói chung là nếu Ti thấy rảnh thì lâu lâu vào sửa 1 tí. Thanks. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:08, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái đó không giúp được, vì tôi không rõ người Việt xài kiểu nào nhiều hơn (ít đọc sách về Thiên hoàng việt ngữ lắm), còn bên Nhật thì dĩ nhiên không thể áp dụng bên đây, thông cảm vậy --عبقور*=talk-butions 13:54, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hè này :^, --عبقور*=talk-butions 13:58, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn kiên trì các "hiệu" cần phải ghi thuần Hán Việt cho thống nhất; Ti đừng hiểu lầm tôi không có ý kích động chiến tranh với Kiếm Tâm Cao thủ đâu. Ở vụ Kađa Ianốt tôi đã "bỏ rơi" SGK; lần này chắc tôi sẽ lại "bỏ rơi" SGK thêm 1 lần nữa for the sake of unity. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:23, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái đó thì tôi không nhớ lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:26, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

về Hồi giáo thì không biết Ti còn có hứng với Mustafa Kemal không, thỉnh Ti bài Đảng của Mustafa Kemal. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không có ý gì đâu, nhưng đáng ra thì bạn mới là người nên học kỹ "bài học" đó, không phải là tôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:31, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nơi ở của thành viên[sửa mã nguồn]

Mình đoán vậy, không hiểu có đúng không.--Да или Нет (thảo luận) 16:00, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhầm thì đâu chẳng có, ở ngay tôi đang ở cứ như chuyện thường ngày ở huyện.--Да или Нет (thảo luận) 16:24, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tiêu với cực và cắn ai đâu cho nó mệt, mình chỉ trao đổi với bạn thôi làm gì có người thứ ba ở đây.--Да или Нет (thảo luận) 16:33, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy à.--Да или Нет (thảo luận) 16:38, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re:Guanlong[sửa mã nguồn]

Tôi đã thấy Meotrangden giải thích giúp. Nếu bạn thích cái tên Hán-Việt cho loài khủng long đó, mời bạn cứ đổi. --Ashitagaarusa (thảo luận) 18:33, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bạn vì vụ Chi Nga Mi long, chỉ vì tôi đang trong tâm trạng khá quyết liệt về vấn đề Hán - Việt đột nhiên gặp phải những cái tên như thế nên chuyển thành bức xúc :D Kenshin top (thảo luận) 14:06, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dịch máy[sửa mã nguồn]

Đề nghị Ti2008 ngừng việc dịch máy như đã làm với bài Mirakel des Hauses Brandenburg‎. GV (thảo luận) 01:13, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ chất lượng dịch của tôi ko tốt, nhưng chưa rõ là máy ở câu nào?--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 01:15, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu là người dịch bài này thì không thể nào có những câu vô nghĩa và sai "kiểu máy" như: "Hồi kết Chiến tranh thế giới thứ nhất, thủ đô Berlin bị quân đội Liên Xô." GV (thảo luận) 01:25, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã sửa! Còn câu nào nữa xin anh GV chỉ ra? Lỗi của câu trên tôi cho là ẩu chứ ko phải máy!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 01:26, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
"Ẩu" kiểu đấy thì trình độ chỉ ngang những người mà trước nay Ti2008 từng chê bai thôi, lần sau xin Ti2008 cẩn thận giúp trong việc viết bài. GV (thảo luận) 01:31, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ừm! Rốt cuộc thì chẳng ai hơn ai, đây ko phải lần đầu tôi có sự "ẩu" thế này: Nghĩa là đã từng bị chê bài một lần. Và về chủ đề đó thì dĩ nhiên là người chê (MinhHuy) có trình độ cao hơn tôi rồi :D--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 01:35, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Leningrad[sửa mã nguồn]

Dù sao cũng là trang đổi hướng thôi mà --عبقور*=talk-butions 10:39, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trang đổi hướng là để giúp người xem dễ gõ tới bài, Ti bắt bẻ làm chi ba cái chuyện ấy, nếu bạn muốn thị cứ việc, tôi đang bận khắp các mặt trận --عبقور*=talk-butions 10:49, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hình như cái này cũng thuộc Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố đấy: nếu bạn bận mà ko bất đồng thì bạn có thể khỏi cần trả lời, tôi cho chờ xoá luôn.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 10:52, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lớn rùi, làm việc cũng lâu rùi, sao chỉ nhằm loay hoay đổi tới đổi lui cái tên cho mệt vậy Dần?--203.210.199.47 (thảo luận) 11:38, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý nghĩa cái tên đó ko phải là dễ "làm lơ" đâu: nghe cứ tưởng các xô viết chứ ko phải là Liên Xô!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 12:42, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sang trang mới[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ với những từ khá xa lạ như Hoàng cư hay Ngự sở thì ta có thể sử dụng những từ thuần Việt hơn, tuy vậy, việc chú thích rõ ràng ở bên cạnh là tối cần thiết. Tất nhiên vấn đề bạn hỏi rất rộng, cách giải quyết cũng tùy biến, tôi khó có thể định ra một quy tắc chung được. Nhưng quy tắc mà tôi áp dụng nhiều nhất là: phiên âm tiếng Nhật (chữ Hán phiên âm Hán - Việt, có nghĩa là giải nghĩa tiếng Việt). Cũng có một số trường hợp tôi dùng thẳng tiếng Việt như Chiến tranh Tây Nam (Nhật Bản) chứ không dùng Chiến tranh Seinan, dù tôi vẫn để định hướng cho mục từ này, thậm chí cả mục từ Seinan Senso, Seinan Sensō, Seinan Sensou (tiếng Nhật phát âm o và ō khác nhau mà, o là ô còn ō cũng là ô nhưng kéo dài thêm một chút, truyện tranh Việt Nam thường ký âm chữ ō bằng chữ ou). Khi ta chú thích đầy đủ thì đầu óc người đọc ngay lập tức đã hiểu được nghĩa của từ định nói ở đây là gì, khi họ đã hiểu được nghĩa thì họ coi đây tương đương như một từ tiếng mẹ đẻ Kenshin top (thảo luận) 14:44, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Tây Nam có thể bị nhầm thành chiến tranh thời 79 với Pol Pot, thế nên thời đó mới thêm cái ngoặc (Nhật Bản) vào cho đỡ lẫn. Lý do tôi dùng nhiều trang đổi hứong là phòng ngừa trường hợp có nhiều người làm việc với chủ đề này, có khi họ không type được chữ ō nên dùng tạm o hay ou, hoặc vì một lý do nào đấy dùng Chiến tranh Seinan, Tây Nam Chiến tranh, vẫn đảm bảo có thể link được đến trang gốc. Nhưng dù sao thì đến lúc đó cũng phải suy tính tới "tính tiện lợi", nếu người sử dụng đã quá quen rồi thì phải chấp nhận đó là từ phổ quát thôi, như trường hợp Meiji, Minh Trị chẳng hạn, dù tôi vẫn thích Meiji hơn, nhưng phải chấp nhận cái Minh Trị vì cái tên này đã quá nổi tiếng, có thể nói là "in sâu vào tâm khảm" của người Việt rồi Kenshin top (thảo luận) 15:15, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cách bạn (hoặc Sholokhov) dùng Phế phiên, lập huyện là một cách hay vừa đảm bảo tính học thuật, vừa đảm bảo tính tiện lợi :D Kenshin top (thảo luận) 15:17, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Diệt Pol Pot[sửa mã nguồn]

Chào Ti2008, lịch sử thường lặp lại theo một quy luật nào đó mà.--Да или Нет (thảo luận) 15:32, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Người Nhật có cái hay là họ sinh ra ở một đất nước chả có gì cảnghĩa là sao?, nên họ phải cố gắng kể cả thất bại...--Да или Нет (thảo luận) 15:44, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đương nhiên rồi, ý nghĩa 2 cuộc chiến khác hẳn nhau mà.--Да или Нет (thảo luận) 15:47, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thì vẫn là có 2 cái trùng nhau rồi.--Да или Нет (thảo luận) 16:17, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Người Nhật có cái hay là họ sinh ra ở một đất nước chả có gì cảnghĩa là sao? - Không có rừng vàng, biển bạc như ở VN; sách giáo khoa của Nhật, trang mở đầu là: "Các em là những người không may mắn một chút nào hết, sinh ra ở một đất nước chẳng có tài nguyên gì cả, động đất thì liên tục, lại còn bại trận. Vậy các em muốn sánh vai với 5 châu 4 biển, thì chỉ có trí tuệ thôi" - nghĩa là vậy đó.--Да или Нет (thảo luận) 17:01, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi có SGK Nhật đây (xuất bản năm 1949, khi kết thúc chiến tranh vài năm sau đó), sao không thấy mấy dòng đó nhỉ? :) --عبقور*=talk-butions 22:45, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Học bài đi[sửa mã nguồn]

Chào Ti2008, ai mà chả phải học, trẻ thì học khôn, còn lớn rồi thì học ngu - các Cụ nói vậy.--Да или Нет (thảo luận) 07:02, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ôi Да или Нет nói thâm thúy wá. Thán phục!--123.16.252.173 (thảo luận) 15:09, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đây ko phải là lần đầu tiên bác Dinhtuydzao nói thâm thuý kiểu này. Bác ấy có câu nhận xét về người Nhật "ko có gì" ở phía trên, cả hôm tôi phải ngẫm nghĩ xem đây là triết lý kiểu gì, cứ như câu "Ấn Độ là nước ko có lịch sử" của cụ Karl Marx vậy!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:21, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đánh Tống[sửa mã nguồn]

Những thông tin mới thêm chưa thể kiểm chứng nhưng không có gì ngược hay sai logic với các sự việc trong quan hệ Tống-Việt đương thời.--Trungda (thảo luận) 07:31, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Rákosi Mátyás[sửa mã nguồn]

Bài của Nga được khỏi tạo ngày 3 tháng 11 năm 2006. Người Nga viết thế này (dịch bản ổn định đang được gắn khoá cấm sửa):

Mátyás Rakosi, sinh ngày 14 tháng 3 năm 1892 tại Ada (Serbia), mất ngày ngày 5 tháng 2 năm 1971 tại Gorki(Liên Xô), là một chính trị gia và là nhà hoạt động cách mạng Hungary. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hungary (1945 - 1948), Tổng bí thư Đảng Công nhân XHCN Hungary (1948 - 1953), Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân XHCN (1953-1956), Thủ tướng Hungary (1952-1953).

Tiểu sử

Ông là con thứ sáu trong một gia đình Do Thái nghèo. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã chiến đấu trên mặt trận phía Đông, nơi ông bị bắt và gia nhập Đảng Cộng sản Hungary tại đây.

Năm 1918, ông trở về Hungary, tham gia vào chính phủ của Bela Kun. Sau khi chính phủ cộng sản của Bela Kun bị lật đổ mùa thu năm đó, ông trốn sang Liên Xô. Ông đã tham gia trong các cơ quan chuyên môn của Quốc tế Cộng sản. Năm 1945, ông trở về Hungary và đứng đầu Đảng Cộng sản Hungary. Năm 1948, ông đã liên kết giữa Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản thành Đảng Công nhân thống nhất Hungary (VPT) và được bầu làm Tổng bí thư.

Chế độ độc đoán Rakosi

Năm 1956, chế độ của ông trở nên nổi tiếng bởi sự khủng bố của Cơ quan bảo vệ an ninh chính trị (AVH) chống lại lực lượng chống đối, truy nã và khủng bố phe đối lập (ví dụ, những người bị cáo buộc theo chủ nghĩa Tito (titoizme) và theo định hướng của Nam Tư. Trong đó có cả người trợ thủ đắc lực của ông là cựu Bộ trưởng Nội vụ Laszlo Rajk).

Công cuộc quốc hữu hoá, phát triển nền kinh tế và hợp tác hoá nông nghiệp

Rakosi tự gọi mình là "người học trò Hungary tốt nhất của Stalin" bằng cách sao chép các mô hình của chế độ Stalin. Một thực tế là trong những năm cầm quyền của ông, đồng phục quân đội Hungary được sao chép giống như Liên Xô. Và trong các cửa hàng ở Hungary đã bắt đầu bán bánh mì làm bằng lúa mạch đen. Thứ mà trước đó người Hungary không bao giờ ăn.(đoạn này có yêu cầu cần dẫn nguồn đã quá 238 ngày).

Kể từ cuối những năm 1940, ông phát động một chiến dịch chống lại các phần tử Sionist (được hiểu là chủ nghĩa biệt phái), do đó loại trừ được đối thủ chính trị - Bộ trưởng Nội vụ Laszlo Rajk trong chính phủ của ông.

Năm 1952, Rakosi cũng đã được bầu làm thủ tướng Hungary. Nhưng vào năm 1953 dưới áp lực của chính quyền Xô viết, Quốc hội Hungary đã bầu Imre Nagy làm thủ tướng. Sau bài diễn văn của Khrushchev tại Đại hội Đảng XX (diễn văn chống chủ nghĩa sùng bái cá nhân Stalin), Rakosi đã từ chức Bí thứ thứ nhất (thay vào đó là Gero). Ngay sau cuộc nổi dậy ở Hungary năm 1956, ông sang sống tại Gorky - Liên Xô. Năm 1970, Rakosi được mời trở về Hungary để tham gia đóng góp tích cực hơn cho nền chính trị Hungary nhưng ông từ chối.

Ông kết hôn với Theodora Fedorovna Kornilova.

Tất cả chỉ có hai chú thích. Tuy nhiên, có một chi tiết được chú thích bởi Tạp chí Pháp luật 1958. - № 4. - S. 12-21 nói lên lập luận của Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư: Trong nhà nước XHCN vẫn tồn tại tầng lớp tư bản, nhưng pháp luật của nhà nước không phản ánh và cũng không bảo vệ cho những đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp này. Chú thích còn lại là về lý thuyết Domino (mọt sản phẩm của Eisenhower thì Ti cũng biết rồi. --Двина-C75MT 15:22, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chuyện ! Người Anh, người Hoa Kỳ và người Nga cho dù cùng tham gia G7, cùng chống khủng bố, cùng là thành viên HĐBA LHQ và kể cả trước đây cùng là Đồng minh chống phát xít nhưng vẫn cứ đồng sàng dị mộng như thường. Tranh chấp quyền lãnh đạo thế giới giữa các nước lớn cơ mà. Họ chẳng từ bỏ một cơ hội nào để bài xích nhau khi cần và có thể. --Двина-C75MT 15:28, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trong một bài viết về Ernő Gero của ru: còn có nhận xét rằng nếu vào tháng 7 năm 1956, Janos Kádár hoặc Imre Nagy thay thế Rakosi chứ không phải Ernő Gero thì cuộc nổi dậy tháng 10 năm 1956 có thể đã không xảy ra. Người Nga cũng viết khá kỹ về Imre Nagy và về bài này thì en wiki không thể sánh được cả về tư liệu, thông tin và dẫn chứng. Ngoài việc là đảng viên VPT, ông này còn là đảng viên đảng Bolshevich Nga (1917), là nhân viên NKVD (1935). Rõ ràng, sự kiện 1956 xuất phát trước hết từ mâu thuẫn trong nội bộ giới lãnh đạo Hungary đúng như một thành viên bên en đã nhận định chứ không phải là một cuộc cách mạng chống Xô Viết như các tài liệu bài Xô dẫn ra. Và còn điểm này thì cái bài gọi là "Cách mạng 1956 Hungary" của en: lờ tịt đi. Đó là việc tham gia chống lại cuộc bạo loạn này, ngoài 27.000 quân Liên Xô còn có 25.000 công nhân Hungary và 1.500 nhân viên an ninh Hungary. Vì vậy, nói rằng chỉ có quân đội Liên Xô can thiệp chống người Hungary là không đúng. --Двина-C75MT 16:01, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mấy phải??[sửa mã nguồn]

Nghe bạn nói bạn thường sửa => nghĩ 3 phải => được nhắc => nghĩ 2 phải => sửa nữa =>lại nghĩ lại => 1 phải => sửa nữa. Hok nên thế nha! Hãy nghĩ 3 lần, 4 lần, 5 lần khi nào thấy 1 phải hãy bấm nút lưu chú bạn à! Viêm đếm sửa nặng rùi đó. Lời nói lúc còn nghĩ 3 phải và 2 phải của chú bạn là chưa chín, dễ khiến bị búa tạ quăng đó.--123.16.252.173 (thảo luận) 15:36, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ko rõ. Trên Wikipedia có những người có lần nghĩ thứ tư còn chín hơn cả lần nghĩ thứ năm của tui. Như bạn thấy trường hợp Kenshin top vừa rồi tôi đã nghĩ đi nghĩ lại với Hán-Việt, nhưng lần cúi (thứ năm đàng hoàng nghen) của tui đã bị một búa tạ quăng! Về cái này hay cái này thì tớ đã có suy nghĩ thứ năm rùi đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:38, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hiện nay mình đang cố làm "giảm viêm" với một ông lãnh đạo Hungary đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp)

Vương[sửa mã nguồn]

Ti2008 có "tội" gì đâu. Tại lúc đầu tôi viết không rõ. Sau khi Ti2008 sửa lại, tôi có hồi sửa nhưng đồng thời lại thắc mắc vì sao và thấy là tại bản thân tôi viết không chính xác mà. --Ashitagaarusa (thảo luận) 15:46, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dịch[sửa mã nguồn]

Mình không rành về thuật ngữ kinh tế học cho lắm nên phần sau chỉ có giá trị tham khảo thôi Do tình trạng thiếu hụt, biện pháp tiết kiệm bắt buộc (bán công trái nhà nước cho người dân) và mức lương mới tăng dưới mức lạm phát được đưa ra. Còn câu dưới chắc là vượt mức 40 %.--Prof MK (thảo luận) 03:30, ngày 7 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thôi Trữ[sửa mã nguồn]

Có nằm trong kế hoạch nên mới để đỏ, nếu ko thì để đen. Không những nổi mà còn hay nữa.--Trungda (thảo luận) 10:04, ngày 7 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ngôi sao[sửa mã nguồn]

Tôi rất cám ơn bạn về hai ngôi sao bạn mới gửi tặng tôi. Tôi sẽ nhận ngôi sao về Nhật Bản nhưng ngôi sao đóng góp đặc biệt thì tôi không dám nhận đâu, đóng góp của tôi cho wikipedia còn quá ít so với những người đã sở hữu ngôi sao này :). Kenshin top (thảo luận) 03:56, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Rất cám ơn thành ý của bạn nhưng tôi thấy đóng góp của mình cho wiki còn ít lắm. Dinhdzuydao dù gì cũng có trên 10.000 lần sửa đổi rồi, những người từng nhận ngôi sao này như bác Minh Tâm, anh Trungda, ... đều có thâm niên đóng góp lâu năm, số bài họ đóng góp cũng như số lần sửa đổi và chất lượng của những lần sửa đổi đó đều khiến toàn cộng đồng kính nể. Về mặt kiến thức chuyên môn thì khỏi nói, quá tuyệt (tôi đặc biệt thích nghe bác Minh Tâm kể chuyện). Lâu lắm tôi mới vào lại wiki, có nhiều người mới tôi không biết hết nhưng so với những thàh viên cựu trào kể trên thì đóng góp của tôi chưa thể đứng ngang hàng với họ được. Tôi đã chuyển Japanese Barnstar ra trang chính, còn Ngôi sao đóng góp đặc biệt thì tôi xin phép được xóa đi, nói thật là đóng góp chưa tới nơi mà đeo huân chương ngại lắm :)) Kenshin top (thảo luận) 16:34, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đâu có ý kiến gì về các vua Triều Tiên mà ^^, có thể bạn đọc thảo luận của tôi với Sholokhov nhưng ý của tôi không phải là thay Tuyên Tổ bằng Seonjo (tôi cũng đặt trang định hướng từ Seonjo về Tuyên Tổ, tức Triều Tiên Tuyên Tổ là mục từ chính). Ý của tôi là những cái tên như Quyền Lật, Liễu Thành Long thì nên để phiên âm trực tiếp từ tiếng Hàn Quốc thì tốt hơn thôi. Anyway, tôi không có ý kiến gì về lịch sử Triều Tiên Kenshin top (thảo luận)

Popus[sửa mã nguồn]

NÓ ở trong tùy chọn đấy Llevanloc (thảo luận) 08:07, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lạc Long Quân[sửa mã nguồn]

Bài đã được mở để sửa đổi.--Trungda (thảo luận) 09:57, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dtdz[sửa mã nguồn]

Chào Ti2008, hình như hôm nọ bạn tự ái với mình về trả lời học đi thì phải? mình không có ý gì đâu. Chúc bạn vui vẻ cuối tuần vui vẻ nhé.--Да или Нет (thảo luận) 15:01, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vậy bạn là người còn trẻ tuổi, thế là quá vui rồi. Thế nhé.--Да или Нет (thảo luận) 15:05, ngày 8 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chỉ mặt đặt tên?[sửa mã nguồn]

Ti2008 có thể chỉ ra bất cứ dòng nào mà tôi "chỉ mặt đặt tên" không? GV (thảo luận) 06:37, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chính Ti2008 cố tình hiểu nó là câu gán cho một thành viên nào đó chứ tôi không có một câu nào nói rằng IP đó là anh X, chị Y hay bác Z, Ti2008 hãy đừng đi khuyên bảo người khác khi mà chính mình còn chưa thể hiểu đúng những quy định của Wikipedia. GV (thảo luận) 06:43, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ti nhạy phết, mình cũng vừa trò chuyện với anh/chị này. --Двина-C75MT 12:56, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
À, ra là thế! Đấy là chuyện trên wiki, còn ở ngoài đời thì chắc chẳng ai biết được. Mình không mấy khi quan tâm đến những thái độ này của Huy, chủ yếu chỉ bàn chuyện công việc. --Двина-C75MT 09:49, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Đúng là mình hay bỏ qua những chuyện lặt vặt như thái độ của thành viên này đối với thành viên kia. Cũng một phần là do "cắm đầu cắm cổ" viết bài nên không có thì giờ để ý. Còn chuyện thi cử thì mình nghĩ các bạn đã tham gia ở đây đều học ít nhất là khá cả, chẳng có gì đáng lo. --Двина-C75MT 09:57, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Thế à, vì con cái nhà mình đều học đại học và đi làm cả nên mình ít chú ý. Hôm nay thi môn gì, làm bài có tốt không ? --Двина-C75MT 10:04, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Xin lỗi nhé, mình không có ý định tọc mạch đâu. --Двина-C75MT 10:25, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Ở dưới trang này có người còn bảo thế này nữa. --Двина-C75MT 11:37, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

UBĐKCGVN[sửa mã nguồn]

Mình thấy bạn là người viết bài UBĐKCGVN, bạn có thể viết thêm về tính độc lập của nó hơn không. Hồng Trung (thảo luận) 06:45, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có, nhưng sợ không dùng được theo quy định của Wikipedia. Tôi và bạn cố thử tìm xem sao. Hồng Trung (thảo luận) 06:48, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phá hoại[sửa mã nguồn]

Chỉ là một vài hành động phá hoại lẻ tẻ, tôi nghĩ không đáng để kinh động đến các bảo quản viên. Nhưng dạo gần đây tôi thấy tần suất phá hoại vào các bài viết đang có chiều hướng tăng, ngược với xu hướng trước đây là phá hoại các trang thành viên và trang thảo luận thành viên.--Prof MK (thảo luận) 06:54, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trình độ[sửa mã nguồn]

Bạn hiểu biết có hạn nhưng hay cứ thể hiện, Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì xếp ông vào thể loại đó là đúng, sao cứ ra vẻ là thành viên có nhiều đóng góp (có danh) để tùy tiện lùi sửa đổi của tôi. AVAVA (thảo luận) 14:21, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bạn là người những suy nghĩ dư thừa nếu bạn đã nghĩ tôi là người có hiểu biết rộng. 100% kiến thức lịch sử của tôi, nói ra có lẽ bạn sẽ lác mắt với những cái chữ "nguồn: Wikipedia" hơi nhiều! Bạn hãy xem coi có phải NHT là "Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN" hay ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:28, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hi, xin lỗi nha. Khoản chuyên môn về lịch sử thế giới của bạn tôi ko nói tới. Tôi đang nói tới cái cách làm việc của bạn như ở lùi sửa ở bài Nguyễn Hữu Thọ, lần sau bạn nên lưu ý. Còn trong bài Nguyễn Hữu Thọ có nói tới ông là chủ tịch đó, Tí vô xem đi. AVAVA (thảo luận) 14:35, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguyễn Hữu Thọ[sửa mã nguồn]

Tôi trích nguyên văn từ nguồn của Tí đây: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (11.1988); chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (8.1994). Trời ạ, đọc cho kỹ chứ, đúng là tuổi trẻ cái gì cũng nóng vội. AVAVA (thảo luận) 14:38, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ngay cả bài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có phần ghi vai trò Chủ tịch của ông với niên đại giống như cái link tôi nêu trên vậy. Và bạn cũng có thể thấy ông ko phải là người duy nhất được ghi như vậy trong thể loại này (Lê Quang Đạo: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:46, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ti đã nhận ra rồi đó, chủ tịch bên MTTQ ở mỗi đại hội thường có hai người, một là chủ tịch danh dự (thường là chủ tịch đoàn chủ tịch đại hội trước) và đương kim chủ tịch đoàn chủ tịch. Cả hai đều đủ điều kiện xếp vô thể loại đó. Tôi có thiện ý nhắc nhở Ti về cách làm việc trên Wiki như vậy là chân thành, nên cẩn trọng và suy nghĩ trước khi sửa đổi bài viết (mua danh 3 vạn bán danh 3 đồng mà). AVAVA (thảo luận) 15:57, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:58, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đại La và Hà Nội[sửa mã nguồn]

Còn tùy, nhưng 2 bài này khác nhau nhiều đấy.--Да или Нет (thảo luận) 16:04, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Luì[sửa mã nguồn]

Vào trang lịch sử của trang --> đưa con trỏ vào chữ hiện nơi phiên bản muốn lùi lại --> vào tác vụ --> bấm lùi lại là xong Llevanloc (thảo luận) 11:37, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re:Acumenus[sửa mã nguồn]

Không phản đối-- tl(+)-đg 00:46, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Rối[sửa mã nguồn]

Mình xem vụ này từ hôm chủ nhật rồi. Theo mình thì ba trường hợp mà người ta nêu ra gần đây chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Rối trên wiki nhiều như bánh mỳ ngoài chợ vậy. Nó đã trở thành một bệnh dịch kể từ khi người ta cho phép các BQV dùng một số tài khoản phụ để làm việc cơ. Nếu đã thế thì phải làm thế này mới chặt:

  • Không cho phép IP sửa bài, bỏ phiếu, chỉ cho phép thảo luận. Muốn sửa bài, bỏ phiếu phải đăng ký tài khoản, nhiều trang web mở khác áp dụng điều này.
  • Mỗi người chỉ được dùng một tài khoản, không cần thiết phải dùng nhiều tài khoản (vì đã có tùy biến thay đổi chữ ký).
  • Phát hiện dùng tài khoản rối, cấm ngay.
  • Giới hạn số tài khoản phụ của BQV (không quá 3) và bắt buộc BQV phải công bố công khai các tài khoản đó.

Những thứ này mình đã nêu trên wiki nhiều rồi nhưng người ta bảo làm thế phát xít quá. Thậm chí có người còn xin tha cho một cựu thành viên đã bị cấm vì có đến vài chục con rối trong tay. Mình chán chả buồn nói nữa. Đành lấy viết bài làm vui và quên hết những chuyện bê bối trong hậu trường trên wiki đi. --Двина-C75MT 01:33, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không chỉ là biểu quyết, mình đã từng bị bươu đầu mẻ trán trong thảo luận khi bị nện theo kiểu "đánh hội đồng" của một thành viên điều khiển khoảng chục con rối. Đó cũng là một cách lạm dụng tài khoản mà xem ra còn gây hậu quả nặng nề hơn cả biểu quyết. Sau vụ đó, mình thấy không phát xít không xong. --Двина-C75MT 01:41, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Mình khó hiểu về việc tạm rời bỏ wiki của PtsOA sau vụ Dtzd. Hay là thành viên này chỉ có mỗi một nhiệm vụ là Check User ba tài khoản kia và không ngờ nó dẫn đến Dtzd mà không dẫn đến đối tượng anh/chị ta mong muốn ? --Двина-C75MT 04:06, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nhiều tài khoản[sửa mã nguồn]

Một ai đấy dùng trên một tài khoản đồng nghĩa với việc họ không muốn danh tính của tài khoản này bị gắn với tài khoản khác, vì vậy Ti2008 đừng có suy đoán hoặc thỉnh thoảng lại nhắc đi nhắc lại việc ông X là chị Y là bác Z, việc đó không hay đâu. Ti2008 cứ thử nghĩ xem giờ ai đi đâu cũng nhắc đến việc DVN01 là Ti2008 thì Ti2008 nghĩ sao? GV (thảo luận) 03:14, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cám ơn GV.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:34, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nghĩ đủ 3 lần chưa Ti? Chú bạn có nhớ chú bạn bị nhắc mấy lần rùi hok?--117.6.64.175 (thảo luận) 03:32, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chú Ti chỉ được cái nhanh miệng nhưng lần sau chừa nhé. Nhưng kể ra chú lần ra ai dính với ai cũng giỏi, khâm phục :))--Carot Pro (thảo luận) 03:37, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nghi là con rối[sửa mã nguồn]

Bình tĩnh đi, mình đang soạn trả lời. Nhưng mình không phải như một số bạn nghĩ đâu, danh dự cao hơn chứ. Việc bị khóa vĩnh viễn hay không đối với mình không quan trọng lắm đâu; vấn đề là cần phải làm cho rõ thôi. Nếu bị cấm thì chả ân hận gì cả, vì mình không phải vậy. Luật đôi khi cũng chưa hoàn chỉnh cơ mà... Tạm thế đã.--Да или Нет (thảo luận) 03:49, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tham khảo ý kiến[sửa mã nguồn]

Tôi muốn tham khảo ý kiến của Ti2008 về lời biện minh của Dinhtuydzao tại trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Lê Thy (thảo luận) 08:39, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một người anh chỉ tiếp xúc trên mạng chưa từng gặp mặt trò chuyện thực tế nhiều thì chắc gì anh hiểu hết về tính cách người ta. Một trường hợp trước là Bút Chiến chẳng hạn. Lần biện hộ trước của Bút chiến nói thực tôi cũng không tin mấy. Chỉ khi bị cấm anh ta mới vào khuôn phép. Mất bò mới lo làm chuồng mà Llevanloc (thảo luận) 10:30, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn vì ngôi sao. Cộng đồng chúng ta đang trải qua những giờ sóng gió. Hy vọng sau mưa trời lại sáng. Hungda (thảo luận) 11:33, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bắt bẻ[sửa mã nguồn]

Đó là cá nhân bạn, tại sao trên wiki lại có khái niệm là wiki hóa. Đó là làm cho hình thức bài viết được thống nhất và chuẩn. Không phải cứ đem nội dung + phong cách cá nhân thảy vào bài là được.
OK. Tôi nhầm bạn với một số người kia. Wiki này nhiều người quá. Thế thì bạn phải ủng hộ quan điểm của tôi để cho wiki được thống nhất. Chỉ mỗi một thao tác nhỏ nhặt. Sau này khỏi phải sửa.

Nhỏ[sửa mã nguồn]

Không cần thiết tiếp tục những câu chuyện như vậy. Ai làm cách nào không ảnh hưởng tới chất lượng wiki. Tiếp tục chỉ mất thời giờ.--Trungda (thảo luận) 01:19, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó chỉ là lý do để kéo dài câu chuyện vô bổ, không cần để ý.--Trungda (thảo luận) 01:25, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bộ[sửa mã nguồn]

Bộ này quản lý đất đai hoặc bất động sản hoặc cả hai thứ (tùy theo quy định của từng nước). --Двина-C75MT 02:03, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Wiki làm gì có chị nào đâu mà chả không nói là anh :))--Carot Pro (thảo luận) 07:47, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hỏi[sửa mã nguồn]

Sao bạn lại hỏi tôi? Bạn đi mà hỏi IP 83 ấy, cũng ở bên Đức đó.--123.16.154.22 (thảo luận) 15:06, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chính xác, làm tôi nãy giờ cứ tra các tài khoản F***U mà tìm không ra. Bạn đó chơi chữ âm Việt giống âm Anh83.142.83.150 (thảo luận) 15:20, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thực sự nóng tính thì tôi thấy không nóng lắm. Vì chưa thấy anh này chửi bới hay văng tục gì ai. Chỉ có điều ngựa non háu đá và háo thắng thì rất dễ nhận ra83.142.83.150 (thảo luận) 15:36, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tự cho mỗi lần thay tên là lớn lên, chắc hok ai nhận ra nhưng mãi chả lớn được tí nào, ai cũng thấy rõ.--123.16.154.22 (thảo luận) 15:42, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cho tôi coi đoạn đó nằm trong bài nào đi, để tôi đọc hết đoạn đó mới dịch câu cuối cùng được Llevanloc (thảo luận) 14:32, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhật Bản phong kiến???[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu ý bạn là gì, chính xác là tôi cũng không hiểu ý bạn muốn nói gì? Bạn có sửa đổi nhầm không?

À thì ra là vậy, bản thân tôi khi tiếp cận với chủ đề này cũng không chú ý đến việc đó, cám ơn bạn đã nhắc nhở nhé :) Kenshin top (thảo luận) 16:53, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
À tôi hiểu rồi, có thể dịch như vậy: "hiện tại chúng ta nên nghĩ đến việc làm thế nào để giữ gìn đất nước cho con cháu của chúng ta, bằng cách thông qua đàm phán nhằm giữ lại bất kỳ phần lãnh thổ nào của đất nước trước lòng tham lam của kẻ thù" điều này có nghĩa là ông đã sẵn sàng chọn lấy cái chết của người lính trên chiến trường để bảo vệ quê hương ngay khi có thể. Llevanloc (thảo luận) 15:21, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn muốn trả lời Zhxy thì cứ vào trực tiếp trang thảo luận của người đó chứ. GV (thảo luận) 06:34, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý anh là để theo dõi thêm đóng góp của thành viên ấy. Lê Thy (thảo luận) 09:51, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Anh biết chứ. Lê Thy (thảo luận) 03:57, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cống hiến - Sai lầm?[sửa mã nguồn]

Tùy bạn, ý mình là vậy, hay hơn.116.99.22.25 (thảo luận) 04:01, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thời đó ai người ta dùng từ tích cực tiêu cực đâu. lúc đó người ta chỉ nói cống hiến, sai lầm, sùng bái thôi.

Vậy thì mình ko còn phản đối!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:54, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiên hoàng[sửa mã nguồn]

Tôi chỉ cung cấp một thông tin rằng có một nhóm vị Nhật hoàng mà bên en. và vi. xếp vào truyền thuyết nhưng bên ja. thì không khẳng định vì có những nghiên cứu của Nhật bảo không phải truyền thuyết bên cạnh các nghiên cứu khác bảo có phải. Vi. có dùng thông tin đó hay không thì tôi mặc kệ. --Ashitagaarusa (thảo luận) 09:12, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Grand master[sửa mã nguồn]

Nghĩa đen là "bậc thầy". Trong vấn đề huân - huy chương, từ này dùng để chỉ các loại huân huy chương "ngoại hạng" (lớn hơn hạng nhất), chỉ dùng trong trường hợp có công tích và cống hiến thật đặc biệt. --Двина-C75MT 10:27, ngày 17 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đế chế và đế quốc[sửa mã nguồn]

Tôi cũng chẳng hiểu tại sao nữa, nhưng đại khái là ... quen mà thôi. Tôi thấy chữ Đế quốc thường chỉ dùng cho các Empire thời cận đại và có liên quan tới vấn đề xâm lược thực dân (Anh, Nhật, Mỹ, ...). Còn chữ Đế chế dùng cho thời phong kiến hay xã hội chiếm nô (La Mã, Ottoman, Byzantine, ...).

Tra từ điển tiếng Việt thì đế chế có nghĩa là chế độ chính trị có hoàng đế đứng đầu. Đế quốc có 3 nghĩa: (1) nước quân chủ do hoàng đế đứng đầu có lãnh thỏ rất rộng hoặc thôn tính nhiều quốc gia khác; (2) nước thực dân đi xâm lược các nước khác, biến các nước này thành thuộc địa hay phụ thuộc; (3) nước theo chủ nghĩa đế quốc.

Tra tiếp chữ Hoàng đế thì được "vua của một nước lớn, thường được nhiều nước xung quanh thần phục". Đế chế do hoàng đế đứng đầu thì ắt phải là "nước lớn có nhiều nước thần phục" rồi. Nhưng lục lại lịch sử ta thấy thời 1945 có Đế quốc Việt Nam, trước khi sáp nhập Triều Tiên, Nhật dựng lên cái gọi là Đế quốc Đại Hàn. Vì thế, cũng chẳng biết đâu vào với đâu vì cả Việt Nam lẫn Triều Tiên đều chẳng có ai thần phục cả :)).

Tôi nghĩ với những nước nào có dùng chữ Hán thì ta cứ lấy từ Hán tự ra còn những quốc gia phương Tây thì tuân theo cái "quen dùng" vậy. Kenshin top (thảo luận) 12:08, ngày 17 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái đoạn dùng Đế chế hay Đế quốc thì ko có tài liệu nào minh định rõ ràng hai từ trên khác nhau ở chỗ nào cả, có chăng chỉ là từ điển tiếng Việt giải nghĩa chữ Đế quốc nhiều hơn thôi. Tôi cung không rành lắm về từ nguyên Hán Việt đâu, chỉ là cung cấp những nhận định của mình về cách sử dụng hai từ này thôi. Bạn nói đúng, Đế quốc La Mã, Đế quốc Ba Tư cũng có, và dùng như thế chẳng có gì sai cả. Có điều, theo quan sát của tôi, chỉ là quan sát của tôi thôi nhé, thì Đế quốc thường gắn với thời xâm lược thực dân (thời cận đại và mang nghĩa xấu) và Đế chế thường gắn với thời phong kiến hoặc trong những dịp "hoành tá tràng", ví dụ như câu: "Mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ của Đế chế Anh" chẳng hạn, thực ra thì tiếng Anh nó chỉ là Empire thôi, Việt Nam ta mới phân thành Đế chế với lại Đế quốc. Bạn thử hỏi thành viên nào rành về Hán tự xem sao. Kenshin top (thảo luận) 09:52, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thì tôi đã nói rõ rồi mà, hai từ này là gần tương tự nhau nếu dùng cho quốc hiệu. Tôi cũng vừa tra lại từ điển bách khoa Việt Nam thì thấy họ dùng chữ Đế quốc cho cả Byzantine, Mogol, La Mã. Chữ Đế chế chỉ được dùng để chỉ Đế chế I, Đế chế II, Đế chế III ở Đức. Nếu Từ điển BK VN đã dùng vậy thì ta cứ theo họ mà dùng Đế quốc cho thống nhất (dẫu sao cũng là chữ Empire trong tiếng Anh, và dẫu dùng Đế chế hay Đế quốc trong trường hợp gắn với quốc hiệu đều không gây hiểu lầm cho người đọc). Riêng với Đế chế I, II, III của Đức thì tôi chưa bao giờ thấy ai dùng Đế quốc I, II, III cả, hơn nữa, đây cũng là cách dùng của Từ điển BK VN. Kenshin top (thảo luận) 10:24, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mata Hari[sửa mã nguồn]

Bà này chết gần trăm năm rồi. Gọi cô quá kỳ.--Trungda (thảo luận) 06:35, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hy vọng lúc đó chúng ta còn... đóng góp được cho wiki và sẽ bàn tiếp để sửa. :D--Trungda (thảo luận) 06:38, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã thông báo. Nhưng xin lỗi trước vì sẽ làm bạn thất vọng tràn trề. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:11, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin bạn, tha cho các vị Đại Chính và Chiêu Hòa đi. Dầu sao đó cũng là niên hiệu mà. Tôi sẽ đổi lại, thích thì cứ đem súng ra bắn chết tôi. Còn các vị trước Minh Trị thì để sao cũng được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:17, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

về cái hình đẹp[sửa mã nguồn]

Hình đẹp và thấy thèm thì thèm chứ có làm được gì đâu mà Ti lại lo về đạo đức chớ. Ý nghĩ kì ha, hổng như các nam nhi thường nghĩ :D--123.16.149.39 (thảo luận) 18:29, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mỗi người đều được quyền làm những gì mình muốn mà, Ti lo xa quá đấy, hơn nữa đều là wiki nên có thể chép từ đây qua đó, lại tóm gọn ở một chủ đề nhất định, phục vụ người xem dễ dàng hơn --عبقور*=talk-butions 08:33, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý tôi là họ làm những gì mình muốn thì tôi sợ WP sẽ mất những t/v tích cực như MinhHuy và MinhTam, còn chép... Ý MinhHuy nói là trang WKA đó được dùng WP làm nguồn?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:35, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mời xem trang của Khov --عبقور*=talk-butions 08:48, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã nhắc tôi, tôi tôn trọng Kenshin top nhưng tôi không có lý do gì để xin phép chuyện đó cả. Để các Thiên hoàng trước Minh Trị theo romaji là đã tới giới hạn của tôi rồi, nay cả Đại Chính và Chiêu Hòa đều bị thế thì đã quá sức chịu đựng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:14, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhiều khi dùng từ Hán Việt không phải là sính ngoại, mà nó mang tính cách trang trọng. Ví dụ như tên "báo Phụ nữ" hay hơn tên "báo Đàn bà". Cứ dùng Kim Giác, chắc không sao đâu. Có sách dùng Kim Giác mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:55, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cho tôi xem tài liệu nào dùng chữ Sừng Vàng. Nếu có tài liệu dùng Thuần Việt thì đúng là nên ưu tiên dùng Thuần Việt. Dầu sao Biển Đen vẫn hơn Hắc Hải. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:12, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mời bạn tham gia Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao, sắp hết 1 tháng rối.Porcupine (thảo luận) 11:40, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dịch[sửa mã nguồn]

Xin lỗi Ti nha dạo này bận quá không reply vụ dịch được. Mình mạn phép dịch như sau : Frederick thường được đánh giá là một trong những chiến thuật gia xuất sắc nhất trong lịch sử, nổi tiếng với chiến thật đánh đọc sườn. Một yếu tố quan trọng nữa là khả năng chỉ huy các cuộc hành quân của ông, thể hiện qua việc ngăn chặn không cho các kẻ thù của mình tập hợp liên quân lại thành số đông và luôn biết chọn đúng thời đểm và địa điểm để đầy lùi kẻ thù khỏi lãnh thổ Phổ.--Prof MK (thảo luận) 15:12, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Việc trưng bày {{1000 bài cơ bản}} để quảng bá cho việc tham gia đóng góp vào 1000 bài cơ bản không hiệu quả. Hơn nữa, để hình quả cầu đầu bài viết gây rối mắt cho người đọc. Mình đã bỏ trống bản mẫu này và sắp tới sẽ xin xóa nó.Porcupine (thảo luận) 02:41, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Biểu quyết thành viên mới[sửa mã nguồn]

Tôi có liên quan gì tới vụ bq này đâu mà bạn nói tôi làm gì?! Thick thi sock (thảo luận) 03:21, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Là sao? Khó hiểu? Thick thi sock (thảo luận) 03:36, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
À, à! Nhưng thôi tôi không quan tâm lắm đến mấy vụ này. ^^Thick thi sock (thảo luận) 03:45, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái lập trường[sửa mã nguồn]

Cãi nhau to đây. Chưa xong Ban Tích lại sang vụ này nữa Thiên hoàng Taishō Ti Llevanloc (thảo luận) 16:26, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quốc Vương và Hoàng Đế[sửa mã nguồn]

Hoàng đế là thuật ngữ dùng để chỉ người đứng đầu một quốc gia có chủ quyền, độc lập (còn có tên gọi khác như nhà vua, vua hoặc quốc vương - không phải là tước vương). Gọi ông William là hoàng đế không được àh (Nhan Luong (thảo luận) 04:04, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC))Trả lời


Đề nghị hoãn lại[sửa mã nguồn]

Tôi thấy chưa xứng đáng. Đề nghị rút lại. Sau khi tôi viết xong bài Hoàng Thái Cực, nếu được trao tôi cũng thấy đỡ áy náy (Nhan Luong (thảo luận) 04:10, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC))Trả lời

Máy chém[sửa mã nguồn]

Hi Ti! Đoạn Ti thêm vào chưa rõ lắm:

"Khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp thất bại. Ngày 8 tháng 5 năm 1930 xảy ra vụ hành hình bốn nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái: Đặng Văn Tiệp, Đặng Văn Lương, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng. Đến ngày 17 tháng 6 năm 1930 lại hành hình thêm 13 người nữa: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuân, Đào Văn Nhít, Nguyễn Như Liên, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Văn Du, Hà Văn Lao, Đỗ Văn Tư, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Văn Thịnh. Trước khi lên máy chém, nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đã đọc hai câu thơ, trong đó có câu “Chết vì Tổ Quốc chết vinh quang"

nếu tất cả nhận vật lịch sử này đều bị hành hình bằng máy chém thì cần nói cho rõ là bị hành hình bằng máy chém, còn nếu không thì không đưa vào. Lê Thy (thảo luận) 09:58, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

À! Ngoài ra còn nhân vật lịch sử nổi tiếng trên thế giới nào bị lên máy chém không nhỉ?. Lê Thy (thảo luận) 10:00, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời