Trung Hiếu (diễn viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Trung Hiếu
Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội
Nhiệm kỳ2017 – nay
Tiền nhiệmHoàng Tiến Dũng
Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội
Nhiệm kỳ2015 – 2017
Tiền nhiệmHoàng Thị Cúc
Kế nhiệmNguyễn Công Lý
Trần Thị Hồng Nhạn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Trung Hiếu
Ngày sinh
26 tháng 2, 1973 (51 tuổi)
Nơi sinh
Thị xã Thái Bình, Thái Bình, Việt Nam dân chủ cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
  • diễn viên điện ảnh
  • đạo diễn kịch
  • diễn viên lồng tiếng
Gia đình
Vợ
Thu Hà (cưới 2019)
Đào tạoĐại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2007)
Nghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1993 – nay
Vai diễnVăn Tích trong loạt phim Đại gia chân đất
Cha xứ trong Đào, phở và piano
Tào trong Mười hai bến nước
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1994 – nay
Quản lýNhà hát Kịch Hà Nội
Vai diễnLý Thường Kiệt trong Tình sử ngàn năm
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16
Nam diễn viên chính xuất sắc

Trung Hiếu tên khai sinh là Nguyễn Trung Hiếu (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1973, tại Thái Bình)[1] được biết đến với vai trò là một diễn viên truyền hình, nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn kịch, diễn viên lồng tiếng với khả năng diễn xuất sắc cả ở những vai chính diện và phản diện. Lối diễn xuất của anh giản dị, không khoa trương và luôn chú trọng vào việc đào sâu nội tâm nhân vật. Anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015. Anh hiện đảm nhận quyền Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Hà Nội.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hiếu sinh ra tại Thị xã Thái Bình, nay là Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Là con út trong gia đình có ba anh em trai, từng là học sinh chuyên Toán, thi đỗ ba trường Đại học Luật, Kinh tế và Bách Khoa. Trong lúc chờ kết quả thi, anh thi thêm vào Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội cho đỡ buồn, không ngờ lại đỗ cả bốn; gia đình bàn bạc và quyết định cho anh theo Sân Khấu Điện Ảnh.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Trung Hiếu giành Huy chương vàng tại "Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc", cũng trong năm này, bộ phim Đường đời do anh tham gia đã giành giải nhất trong "Liên hoan phim truyền hình toàn quốc"[3].

Ngoài công việc chính trên sân khấu kịch và đóng phim, Trung Hiếu còn tham gia lồng tiếng, thuyết minh cho rất nhiều bộ phim. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến chính là vai diễn ông Tích trong series phim hài Đại gia chân đất của đạo diễn Bình Trọng. Ngoài ra, sở thích ngoài diễn xuất của anh là nghệ thuật thư pháp.

Anh từng đảm nhiệm vai trò giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Ghi chú Nguồn
1994 Hoa ban đỏ Bảy Bạch Diệp - Trần Quốc Trọng - Phạm Huyền VTV1
1996 Giải hạn Thiện Vũ Xuân Hưng - Tú Mai VTV1
1996 Cây bạch đàn vô danh Thịnh lúc lớn Nguyễn Thanh Vân - Phạm Nhuệ Giang VTV1
1996 Sống mãi với thủ đô Trần Văn Lê Đức Tiến - Nguyễn Thế Vĩnh H1
1998 Bên dòng Hoàng Long San Trần Vịnh VTV3
2000 Đồng quê xào xạc Thuỵ Đặng Tất Bình - Phi Tiến Sơn
Những người con hiếu thảo Kha Trần Phương
2002 Bác cả Người sung sướng Trần Lực lồng tiếng cho NS Quốc Khánh
2003 Chuyện như đùa Cương Vũ Trường Khoa
2004 Vẫn còn đó tình yêu Trung Trần Lực
Đường đời Khang Trần Quốc Trọng - Trần Hoài Sơn
2006 Lời sám hối muộn màng Phạm Bạch Đàn Vũ Minh Trí VTV1 Series Cảnh sát hình sự
2007 Công nghệ giữ chồng VTV3 phim ngắn
Nhà có ba chị em Vinh Đỗ Thanh Hải
2008 Xuân Cồ đánh ghen Xuân Cồ Vũ Minh Trí VTV1
2009 Yêu chạy VTV3
Ngõ lỗ thủng Anh gù Trần Quốc Trọng VTV1
2010 Tết cháy Osin Hoàng Đặng Tất Bình - Trịnh Lê Phong
Xuân Cồ bịt trống Xuân Cồ Vũ Minh Trí VTV3
Món nợ miền Đông Trần Vịnh VTV1
Mặt nạ hoàn hảo Thầy Huy Nguyễn Tiến Dũng VTV3 Series Cảnh sát hình sự
Cuồng phong Xuyên Bùi Huy Thuần VTV1
Vệt nắng cuối trời Thức Trần Hoài Sơn VTV3
2012 Ông tơ hai phẩy Vinh Nguyễn Danh Dũng VTV1
Siêu thị tình yêu Let's Viet
2013 Làng ma 10 năm sau Dỏ Nguyễn Hữu Phần VTV1 thay diễn viên Hồng Sơn
2014 Hai trái tim vàng VTV3 Sitcom
Heo may về qua phố Mây Nguyễn Danh Dũng
Mưa bóng mây Lân Trọng Trinh VTV1
2021 Ngày mai bình yên Ông Phát Vũ Trường Khoa - Hoàng Tích Thiện VTV3

Phim hài tết[sửa | sửa mã nguồn]

Tên phim Vai diễn Đạo diễn
Đại gia chân đất phần 1 đến phần 14 Văn Tích Bình Trọng
Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn
2015 Giấc mơ của Chí Phèo Chí Phèo Phạm Đông Hồng
2016 Quan trường trường quan Phạm Tồ
2018 Họ Lý tên Thông Lý Thông

Các vở kịch của Nhà hát đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngao Sò Ốc Hến (vai Ốc) 1994[4]
  • Những người con Hà Nội (vai Trung đoàn trưởng)
  • Cát bụi (vai Tống Thoại)
  • Những mặt người thấp thoáng (vai Phiệt)
  • Đứa con bị đánh cắp (vai Linh - Đàm)
  • Tình sử ngàn năm (vai Lý Thường Kiệt)
  • Tôi và chúng ta (vai Phó Giám đốc Chính)
  • Ngôi sao lạc trời (vai Thiện Thiêm)
  • Xuân tím (vai Tình)
  • Bỉ vỏ (vai Năm Sài Gòn)
  • Tôi và chúng ta (Giám đốc Chính)
  • v...v...

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2004: Huy chương Vàng - Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
  • 2009: Giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" ở thể loại phim truyện video tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 với vai Tào trong phim "Mười ba bến nước" do Bộ VHTT&DL trao tặng
  • 2009: Huy chương Bạc dành cho vai diễn Giáo sư Dũng trong vở "Mắt phố" do Bộ VHTT&DL trao tặng
  • 2010: Giải "Diễn viên xuất sắc" dành cho vai diễn Lý Thường Kiệt trong vở "Tình sử ngàn năm" - Công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
  • 2012: Giải "Diễn viên xuất sắc" dành cho vai Phiệt trong vở "Những mặt người thấp thoáng" do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
  • 2012: Huy chương Vàng dành cho vai Phiệt trong vở "Những mặt người thấp thoáng" do Bộ VHTT&DL trao tặng
  • 2007: Giải A dành cho vở "Đứa con bị đánh cắp" do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng (vai chính: Linh - Đàm)
  • 2008: Giải thưởng văn học nghệ thuật vở diễn "Đứa con bị đánh cắp" do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội trao tặng
  • 2010: Giải A vở "Tình sử ngàn năm" - Công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng (vai chính: Lý Thường Kiệt)
  • 2010: Giải thưởng văn học nghệ thuật dành cho vở "Tình sử ngàn năm" do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trao tặng
  • 2012: Huy chương Vàng vở "Những mặt người thấp thoáng" do Bộ VHTT&DL trao tặng (vai Phiệt)
  • 2012: Giải "Vở diễn xuất sắc nhất" dành cho vở "Những mặt người thấp thoáng" do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
  • 2013: Giải "Vở diễn xuất sắc" dành cho vở "Tiếng đàn vùng Mê Thảo" do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
  • 2014: Giải "Vở diễn xuất sắc" dành cho vở "Những người con Hà Nội" do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng
  • 2015: Huy Chương Vàng vai “Năm Sài Gòn” trong vở “Bỉ vỏ” tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 3 năm 2019, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu làm lễ thành hôn tại quê nhà tỉnh Thái Bình với Thu Hà, nữ nhân viên ngân hàng kém anh 19 tuổi (sinh năm 1992), quê ở Sơn La.[5][6] Thu Hà từng là diễn viên múa, và đã từng tham gia diễn trong phim hài tết cùng Trung Hiếu. 3 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 2019, tại Sơn La quê Thu Hà, hai người đã tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Buôn chuyện với các nghệ sĩ tuổi Sửu”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ “Chậm lấy vợ, diễn viên Trung Hiếu bị tin đồn "đồng tính". VOV.VN. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Trung Hiếu 'trở mặt' thành công
  4. ^ Chương trình Sân Khấu phát trên truyền hình Việt Nam năm 1994 : trích đoạn kịch Nghêu sò ốc hến
  5. ^ Hà Thu. “Diễn viên Trung Hiếu tổ chức đám cưới ở Thái Bình”. VnExpress. 2019-03-17. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ “Trung Hiếu và vợ kém 19 tuổi làm tiệc cưới tại quê nhà Thái Bình”. Ngôi sao. 2019-03-17. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ Hiểu Nguyệt. “Nhiều nghệ sĩ về Sơn La dự lễ cưới NSND Trung Hiếu và cô dâu 9X”. News zing. 2019-01-18. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)