Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria
Българска академия на науките
Tên viết tắtБАН hoặc BAS
Thành lập1869
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Trụ sở chínhSofia, 1040, 1 "15 Noemvri" Str., Bulgaria
Vùng phục vụ
 Bulgaria
Ngôn ngữ chính
Tiếng Bulgaria, Anh
Chủ tịch
Julian Revalski [1]
Trang webBAS Official website

Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria (tiếng Bulgaria: Българска академия на науките, Balgarska akademiya na naukite, viết tắt БАН) là viện hàn lâm quốc gia của Bulgaria, được thành lập năm 1869. Viện là cơ quan có quy chế tự trị, gồm những viện sĩ chính thức, viện sĩ thông tấn và viện sĩ nước ngoài. Viện có nhà xuất bản riêng, xuất bản và lưu hành nhiều công trình khoa học khác nhau, các từ điển, từ điển bách khoa, các báo chuyên ngành.

Chủ tịch viện năm 2009 là viện sĩ Nikola Sabotinov. Ngân sách năm 2009 của Viện là 84 triệu lev, tương đương 42,7 triệu euro, không kể Cơ quan Không gian Bulgaria trực thuộc Viện, có ngân sách riêng là 1 triệu euro. Chủ tịch viện hiện nay là viện sĩ Julian Revalski.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở chính của Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria tại đại lộ Tzar Osvoboditel gần Nghị viện Bulgaria

Khi Bulgaria còn là thành phần của Đế quốc Ottoman, những người di cư Bulgaria đã lập ra Hội Văn học Bulgaria ngày 26.9.1869 ở Brăila, Vương quốc Romania, với quy chế sau:

Ban quản trị

  • Nikolai Tsenov – Chủ tịch
  • Vasilaki Mihailidi
  • Petraki Simov
  • Kostaki Popovich
  • Stefan Beron

Ban điều hành

  • Marin Drinov (1838-1906) – Chủ tịch
  • Vasil Drumev (1840-1901) - Ủy viên
  • Vasil D. Stoyanov (1839-1910) – Thư ký

Năm sau, Hội Văn học Bulgari bắt đầu phát hành một tờ báo định kỳ, xuất bản phẩm chính thức của Hội, và năm 1871 đã bầu một hội viên danh dự đầu tiên là Gavril Krastevich.

Năm 1878, ngay sau khi Bulgaria được giải phóng khỏi đế quốc Ottoman, thì Đại hội đồng của Hội đã biểu quyết di chuyển trụ sở Hội từ phiếu Brăila về Sofia, và ngày 1.3.1893 Hội Văn học Bulgaria dọn vào tòa nhà riêng của mình, do kiến trúc sư Hermann Mayer thiết kế[2], được xây dựng hoàn tất năm 1892, ngay bên cạnh trụ sở Nghị viện Bulgaria. Trong thập niên 1920 tòa nhà trụ sở này được nới rộng thêm.[3]

Năm 1911 Hội Văn học Bulgaria đổi tên thành Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria, và Ivan Geshov được bầu làm chủ tịch Viện đầu tiên. Năm 1913, Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria trở thành thành viên của Union of Slavonic Academies and Scientific Communities (Liên hiệp các viện hàn lâm ngôn ngữ Slave và Cộng đồng Khoa học), và đến năm 1931 được gia nhập Hội đồng Khoa học quốc tế.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria có 9 ban ngành, hợp nhất trong 3 ngành chính:

  • Khoa học tự nhiên, Toán học và Khoa học kỹ thuật
  • Sinh học, Y học và Khoa học Nông nghiệp
  • Khoa học Xã hội, Nhân văn và Nghệ thuật

Mỗi ngành có các phân viện khoa học, phòng thí nghiệm vv… độc lập.

Toán học[sửa | sửa mã nguồn]

Vật lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học Trái Đất[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học nhân văn[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị hỗ trợ và chuyên môn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Academia Peak (ngọn núi Viện hàn lâm) và Camp Academia (trại hàn lâm) trên đảo Livingston thuộc Quần đảo Nam Shetland, Nam Cực được đặt theo tên Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria để đánh giá cao đóng góp của Viện này vào việc thám hiểm Nam Cực.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Governing Bodies of the Bulgarian Academy of Sciences, 2020.
  2. ^ Михайлова, Милена (ngày 21 tháng 6 năm 2007). “От­но­во за ис­то­ри­чес­ка­та сре­да око­ло храм-па­мет­ни­ка "Св. Александър Невски" (bằng tiếng Bulgaria). Арх & Арт. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2011. soft hyphen character trong |title= tại ký tự số 3 (trợ giúp)
  3. ^ Иванов, Емил. “КУЛТУРНО-ИСТОРИЧЕСКОТО НАСЛЕДСТВО НА БЪЛГАРИЯ – ОПИТ ЗА КАТЕГОРИЗАЦИЯ НА КОНКУРСНОТО ДЕЛО В АРХИТЕКТУРАТА (1878-1944)” (PDF) (bằng tiếng Bulgaria). СУ „Св. Климент Охридски" – Богословски факултет. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ 2 nhà truyền đạo Kitô cho vùng này, được coi là 2 người tạo ra mẫu tự Slave

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]