Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, Huế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 3: Dòng 3:
'''Trường THPT Hai Bà Trưng''' tại [[Huế]] là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả [[Việt Nam]].
'''Trường THPT Hai Bà Trưng''' tại [[Huế]] là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả [[Việt Nam]].
==Lịch sử==
==Lịch sử==
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày [[15 tháng 7]] năm [[1917]], với sự hiện diện của Vua [[Khải Định]], [[Toàn quyền Đông Dương]] Albert Sarraaut, [[Khâm sứ]] [[Trung Kỳ]] J.E. Charles, quyền Khâm sứ [[Bắc Kỳ]] J.Le Galler, các hoàng thân, các vị [[Thượng thư]] và một số quan chức cao cấp [[người Pháp]] tại [[Đông Dương]].
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày [[15 tháng 7]] năm [[1917]], với sự hiện diện của Vua [[Khải Định]], [[Toàn quyền Đông Dương]] Albert Sarraaut, [[Khâm sứ]] [[Trung Kỳ]] J.E. Charles, quyền Khâm sứ [[Bắc Kỳ]] J.Le Galler, các hoàng thân, các vị [[Thượng thư]] và một số quan chức cao cấp [[người Pháp]] tại [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]].


Trong buổi lễ này, vua Khải Định đã cho đặt xuống móng ngôi trường một số hiện vật để làm kỷ niệm, gồm một cái hộp kim loại chứa 10 đồng [[Tiền Việt Nam#Tiền nhà Nguyễn|Khải Định thông bảo]] và hai tờ giấy ghi biên bản của buổi lễ bằng [[tiếng Pháp]]<ref>Khi đào móng gia cố một bức tường vào ngày 1-11-2001, một nhóm công nhân đã tình cờ phát hiện cổ vật này. (Xem: Huế- Xưa và nay, di tích và thắng cảnh- Phan Thuận An, tr 260, mục từ Trường Đồng Khánh. NXB Văn hóa thông tin 2008)</ref>
Trong buổi lễ này, vua Khải Định đã cho đặt xuống móng ngôi trường một số hiện vật để làm kỷ niệm, gồm một cái hộp kim loại chứa 10 đồng [[Tiền Việt Nam#Tiền nhà Nguyễn|Khải Định thông bảo]] và hai tờ giấy ghi biên bản của buổi lễ bằng [[tiếng Pháp]]<ref>Khi đào móng gia cố một bức tường vào ngày 1-11-2001, một nhóm công nhân đã tình cờ phát hiện cổ vật này. (Xem: Huế- Xưa và nay, di tích và thắng cảnh- Phan Thuận An, tr 260, mục từ Trường Đồng Khánh. NXB Văn hóa thông tin 2008)</ref>
Dòng 20: Dòng 20:
Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo. Trước đây, trường có 2 dãy lầu phía đông và tây đối diện nhau, tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là tầng học<ref>Nay bố trí làm phòng học hoàn toàn</ref>, đôi đoạn có thêm tầng ba là chỗ ở của Nữ Giám thị, phần cuối hay dãy lầu là nhà chơi có mái che, phía sau là sân vận động.
Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo. Trước đây, trường có 2 dãy lầu phía đông và tây đối diện nhau, tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là tầng học<ref>Nay bố trí làm phòng học hoàn toàn</ref>, đôi đoạn có thêm tầng ba là chỗ ở của Nữ Giám thị, phần cuối hay dãy lầu là nhà chơi có mái che, phía sau là sân vận động.


Theo kiến trúc ban đầu, trong trường còn có văn phòng, thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... tất cả được quét bằng vôi [[màu hồng]] thắm. Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã gia cố hay xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung và diện mạo cổng trường nói riêng không thay đổi đáng kể.
Theo kiến trúc ban đầu, trong trường còn có văn phòng, thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... tất cả được quét bằng vôi [[hồng (màu)|màu hồng]] thắm. Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã gia cố hay xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung và diện mạo cổng trường nói riêng không thay đổi đáng kể.


==Hoạt động==
==Hoạt động==
Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt...), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.<ref name = hbt>Xem bài giới thiệu về Trường Hai Bà Trưng tại [http://www.thpt-haibatrung-tthue.edu.vn/ Trang web chính thức của Trường]</ref>.<ref name= Hxvn />
Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt...), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.<ref name = hbt>Xem bài giới thiệu về Trường Hai Bà Trưng tại [http://www.thpt-haibatrung-tthue.edu.vn/ Trang web chính thức của Trường]</ref>.<ref name= Hxvn />


Nhiều thế hệ nữ sinh Đồng Khánh đã giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cách mạng: phong trào đòi ân xá và để tang cụ Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", cùng nhân dân thành phố Huế biểu tình đòi [[Mỹ]] rút khỏi [[miền Nam Việt Nam]]...
Nhiều thế hệ nữ sinh Đồng Khánh đã giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cách mạng: phong trào đòi ân xá và để tang cụ Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", cùng nhân dân thành phố Huế biểu tình đòi [[Hoa Kỳ|Mỹ]] rút khỏi [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]]...


Từ 1975 đến nay, trường thu nhận học sinh nam và nữ. Là một ngôi trường lớn, trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế. Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2004 - 2004, trường đảm nhận giảng thêm cấp tiểu học cơ sở, số lượng lớp học trong những năm này lên tới trên 60 và số lượng học sinh hàng năm là trên 4000 học sinh.
Từ 1975 đến nay, trường thu nhận học sinh nam và nữ. Là một ngôi trường lớn, trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế. Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2004 - 2004, trường đảm nhận giảng thêm cấp tiểu học cơ sở, số lượng lớp học trong những năm này lên tới trên 60 và số lượng học sinh hàng năm là trên 4000 học sinh.

Phiên bản lúc 00:43, ngày 1 tháng 4 năm 2013

Xem các trường có cùng tên Hai Bà Trưng tại bài định hướng Trường Hai Bà Trưng
Cổng trường

Trường THPT Hai Bà Trưng tại Huế là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.

Lịch sử

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraaut, Khâm sứ Trung Kỳ J.E. Charles, quyền Khâm sứ Bắc Kỳ J.Le Galler, các hoàng thân, các vị Thượng thư và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.

Trong buổi lễ này, vua Khải Định đã cho đặt xuống móng ngôi trường một số hiện vật để làm kỷ niệm, gồm một cái hộp kim loại chứa 10 đồng Khải Định thông bảo và hai tờ giấy ghi biên bản của buổi lễ bằng tiếng Pháp[1]

Dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học.[2]

Theo thời gian, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau:

  • Từ 1919- 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh.
  • Từ 1955- 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.
  • Sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc.
  • Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng.

Kiến trúc

Nhà truyền thống và dãy phòng học phía Tây
Dãy phòng học phía Tây (trái), nhà chơi (giữa) của trường Hai Bà Trưng

Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo. Trước đây, trường có 2 dãy lầu phía đông và tây đối diện nhau, tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là tầng học[3], đôi đoạn có thêm tầng ba là chỗ ở của Nữ Giám thị, phần cuối hay dãy lầu là nhà chơi có mái che, phía sau là sân vận động.

Theo kiến trúc ban đầu, trong trường còn có văn phòng, thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... tất cả được quét bằng vôi màu hồng thắm. Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã gia cố hay xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung và diện mạo cổng trường nói riêng không thay đổi đáng kể.

Hoạt động

Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt...), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.[4].[2]

Nhiều thế hệ nữ sinh Đồng Khánh đã giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cách mạng: phong trào đòi ân xá và để tang cụ Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", cùng nhân dân thành phố Huế biểu tình đòi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...

Từ 1975 đến nay, trường thu nhận học sinh nam và nữ. Là một ngôi trường lớn, trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế. Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2004 - 2004, trường đảm nhận giảng thêm cấp tiểu học cơ sở, số lượng lớp học trong những năm này lên tới trên 60 và số lượng học sinh hàng năm là trên 4000 học sinh.

Trường là một địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Với 100% giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm trên 95%. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên 70%. Thường xuyên giữ những thứ hạng cao trong các kỳ thi Học sinh Giỏi của tỉnh cũng như các cuộc thi nghề phổ thông. Liên tục dẫn đầu trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh và nhiều giải thưởng trong các kỳ thi khác.[4]

Văn thơ

Nữ sinh Đồng Khánh là chủ đề được một số nhạc sĩ, nhà thơ...khai thác:

  • Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi. Cô đi về đâu tan buổi học rồi. Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao. Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba...
(Trích ca khúc: Cô Nữ Sinh Đồng Khánh. Sáng tác: Thu Hồ)
  • ...Nữ sinh Đồng Khánh dạo chơi. Phấn thông vàng rải ngát trời Thiên An. Trống trường Đồng Khánh vừa tan. Trên đường Lê Lợi từng đàn bướm bay...
(Thơ: Nữ sinh Đồng Khánh. Tác giả: Mai Văn Hoan)

Chú thích

  1. ^ Khi đào móng gia cố một bức tường vào ngày 1-11-2001, một nhóm công nhân đã tình cờ phát hiện cổ vật này. (Xem: Huế- Xưa và nay, di tích và thắng cảnh- Phan Thuận An, tr 260, mục từ Trường Đồng Khánh. NXB Văn hóa thông tin 2008)
  2. ^ a b Xem: Huế- Xưa và nay, di tích và thắng cảnh- Phan Thuận An, tr 260, mục từ Trường Đồng Khánh. NXB Văn hóa thông tin 2008
  3. ^ Nay bố trí làm phòng học hoàn toàn
  4. ^ a b Xem bài giới thiệu về Trường Hai Bà Trưng tại Trang web chính thức của Trường

Tham khảo

  • Huế- Xưa và nay, di tích và thắng cảnh- Phan Thuận An, tr 260, mục từ Trường Đồng Khánh. NXB Văn hóa thông tin 2008
  • Mục từ Đồng Khánh (trường) tại Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, tr582. NXB Thuận Hóa- 2000

Liên kết ngoài