Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô minh (Phật giáo)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nhanvo (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Vô minh''' (zh. 無明, sa. ''avidyā'', pi. ''avijjā'') chỉ sự u mê, không hiểu [[Tứ diệu đế]], [[Tam bảo]] (sa. ''triratna'') và nguyên lí [[Nghiệp]] (sa. ''karma''). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lí [[Duyên khởi]] với mười hai nhân duyên (sa. ''pratītya-samutpāda''), là những nguyên nhân làm con người vướng trong [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''). Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, [[Tam lậu]] (sa. ''āsrava''), một trong ba [[Phiền não|phiền não]] (sa. ''kleśa'') và khâu cuối cùng của mười trói buộc ([[Thập triền]], sa. ''saṃyojana'').
'''Vô Minh''' là khái niệm [[Phật giáo]] để chỉ trạng thái nhận thức của con người u mê, tăm tối. Điều này làm phát sinh ra những ý niệm không thật khiến tạo ra các ảo giác (các pháp của thế gian) dẫn đến những nhận thức sai lầm, tạo ra nghiệp lực, thu hút [[Tứ Đại]] (tạo thành thân xác), giam giữ chúng sinh miệt mài luân chuyển trong 12 yếu tố của [[Duyên Khởi]] (luân hồi). [[Phật]] cho rằng con người có thể thoát khỏi Vô Minh hay đạt tới [[Niết Bàn]] nếu tin vào [[Vô Ngã]].


Vô minh dược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của [[Khổ]] (sa. ''duḥkha''). Ðó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là” ([[Như thật tri kiến]]), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh Ái (sa. ''tṛṣṇā'') và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm [[Ðại thừa]], vì vô minh mà từ tính Không (sa. ''śūnyatā'') thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng lầm đó là sự thật và không thấy tự tính (si).
{{substub}}
Trong các trường phái Ðại thừa, vô minh cũng được hiểu khác nhau. [[Trung quán tông]] (sa. ''mādhyamika'') cho rằng, vô minh xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của ý thức, và từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật. Vô minh cũng là không thấy thể tính thật sự, và thể tính đó là tính Không. Như thế vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo, cái giả. Hai mặt này cứ luôn luôn dựa vào nhau. Ðối với [[Kinh lượng bộ]] (sa. ''sautrāntika'') và [[Tì-bà-sa bộ]] (sa. ''vaibhāṣika'') thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường. Vô minh làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã. Theo [[Duy thức tông]] thì vô minh là kiến giải điên đảo, cho rằng, thế giới độc lập với ý thức (tâm) mặc dù thế giới và ý thức chỉ là một.


[[Thể loại:Phật giáo]]


[[Category:Triết lý Phật giáo]]
[[Category:Triết lý Phật giáo]]
[[Category:Đạo Phật]]
[[Category:Phật giáo]]

Phiên bản lúc 17:31, ngày 14 tháng 9 năm 2005

Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā) chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo (sa. triratna) và nguyên lí Nghiệp (sa. karma). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lí Duyên khởi với mười hai nhân duyên (sa. pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (sa. saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, Tam lậu (sa. āsrava), một trong ba phiền não (sa. kleśa) và khâu cuối cùng của mười trói buộc (Thập triền, sa. saṃyojana).

Vô minh dược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (sa. duḥkha). Ðó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là” (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh Ái (sa. tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Ðại thừa, vì vô minh mà từ tính Không (sa. śūnyatā) thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng lầm đó là sự thật và không thấy tự tính (si). Trong các trường phái Ðại thừa, vô minh cũng được hiểu khác nhau. Trung quán tông (sa. mādhyamika) cho rằng, vô minh xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của ý thức, và từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật. Vô minh cũng là không thấy thể tính thật sự, và thể tính đó là tính Không. Như thế vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo, cái giả. Hai mặt này cứ luôn luôn dựa vào nhau. Ðối với Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) và Tì-bà-sa bộ (sa. vaibhāṣika) thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường. Vô minh làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã. Theo Duy thức tông thì vô minh là kiến giải điên đảo, cho rằng, thế giới độc lập với ý thức (tâm) mặc dù thế giới và ý thức chỉ là một.