Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Thiên Bồi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14: Dòng 14:
Dù vậy với lợi thế về hỏa lực (đại pháo từ các chiến hạm) và phương tiện chiến tranh tối tân vượt trội so với trang bị của quân Thanh, Quân đội Anh đã nhanh chóng chiếm được pháo đài Hạ Môn sau hơn hai giờ đồng hồ công phá.
Dù vậy với lợi thế về hỏa lực (đại pháo từ các chiến hạm) và phương tiện chiến tranh tối tân vượt trội so với trang bị của quân Thanh, Quân đội Anh đã nhanh chóng chiếm được pháo đài Hạ Môn sau hơn hai giờ đồng hồ công phá.


Sau khi Pháo đài Hạ Môn đã bị quân Anh chiếm cứ, Quan Thiên Bồi cùng các tướng sĩ của mình vẫn kiên quyết không rút chạy, ông đã cùng binh sỹ dùng cung tên, giáo mác, [[dao]] kiếm để quyết tử chiến với đối phương, nhưng cuối cùng tất cả đều thiệt mạng do vũ khi quá thô sơ so với Quân đội Anh. Sự hi sinh anh dũng tráng liệt của ông được coi là một tấm gương vì nước quên thân, nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.
Sau khi Pháo đài Hạ Môn đã bị quân Anh chiếm cứ, Quan Thiên Bồi cùng các tướng sĩ của mình vẫn kiên quyết không rút chạy, ông đã cùng binh sỹ dùng cung tên, giáo mác, [[dao]] kiếm để quyết tử chiến với đối phương, nhưng cuối cùng tất cả đều thiệt mạng do vũ khi quá thô sơ so với Quân đội Anh. Theo lính Anh kể lại, ông hy sinh mà vẫn trong tư thế đứng thẳng đối diện với quân thù, vì thế quân Anh rất ngưỡng mộ nghĩa khí của ông, sau trận đánh họ đã trao trả thi thể ông và cho thực hiện nghi thức bắn đại bác để tỏ lòng kính trọng.
Sự hi sinh anh dũng tráng liệt của ông được coi là một tấm gương vì nước quên thân, nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.


== Trong văn hóa ==
== Trong văn hóa ==

Phiên bản lúc 09:37, ngày 16 tháng 6 năm 2020

Đề đốc Quan Thiên Bồi

Quan Thiên Bồi (Chữ Hán: 關天培, tên tiếng Anh: Kuan T'ien-p'ei) (? - 1841) là một vị tướng nhà Thanh vào thế kỷ thứ XIX trong Lịch sử Trung Quốc. Ông là Đề đốc tỉnh Quảng Đông dưới quyền của Lâm Tắc Từ và là người chỉ huy quân Thanh chống lại quân Anh trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và đã cùng các tướng sĩ tử trận trong cuộc chiến này. Tuy thất trận nhưng sự hi sinh anh dũng của ông đã nêu cao tinh thần tận trung báo quốc, ông được coi là anh hùng dân tộc của Trung Hoa.

Trong Chiến tranh nha phiến

Pháo hạm của Anh đang bao vây cứ điểm của Quan Thiên Bồi
Quân Thanh dùng pháo đánh trả quyết liệt

Trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, Quan Thiên Bồi được giao nhiệm vụ chỉ huy pháo đài Hạ Môn, một cứ điểm quan trọng ven bờ biển ở Quảng Đông.

Tháng 2 năm 1841, Đế quốc thực dân Anh huy động lực lượng và tàu chiến đến phong tỏa cứ điểm này. Lực lượng quân Anh bao vây căn cứ gồm 1.037 lính và năm tàu chiến do James Bremer, Thomas Simson Pratt, Humphrey Fleming Senhouse và Thomas Herbert chỉ huy. Lực lượng quân Thanh do Quan Thiên Bồi chỉ huy gồm 2.000 quân và 30 tàu chiến cũ kỹ và lạc hậu.

Trận đấu diễn ra quyết liệt, Đề đốc Quan Thiên Bồi dù không có lực lượng chi viện vẫn kiên quyết chiến đấu đến cùng, ông chỉ huy tướng sĩ kháng cự bất chấp hỏa lực mạnh mẽ của Quân đội Anh và sự thương vong của binh lính.

Dù vậy với lợi thế về hỏa lực (đại pháo từ các chiến hạm) và phương tiện chiến tranh tối tân vượt trội so với trang bị của quân Thanh, Quân đội Anh đã nhanh chóng chiếm được pháo đài Hạ Môn sau hơn hai giờ đồng hồ công phá.

Sau khi Pháo đài Hạ Môn đã bị quân Anh chiếm cứ, Quan Thiên Bồi cùng các tướng sĩ của mình vẫn kiên quyết không rút chạy, ông đã cùng binh sỹ dùng cung tên, giáo mác, dao kiếm để quyết tử chiến với đối phương, nhưng cuối cùng tất cả đều thiệt mạng do vũ khi quá thô sơ so với Quân đội Anh. Theo lính Anh kể lại, ông hy sinh mà vẫn trong tư thế đứng thẳng đối diện với quân thù, vì thế quân Anh rất ngưỡng mộ nghĩa khí của ông, sau trận đánh họ đã trao trả thi thể ông và cho thực hiện nghi thức bắn đại bác để tỏ lòng kính trọng.

Sự hi sinh anh dũng tráng liệt của ông được coi là một tấm gương vì nước quên thân, nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.

Trong văn hóa

Hình ảnh vị Đề đốc Quan Thiên Bồi được tái hiện qua bộ phim "Võ Trạng nguyên Thiết Kiều Tam" của Hồng Kông sản xuất. Ông xuất hiện tại phần I: Bạch Liên giáo chủ. Trong phim này, ông được miêu tả là người có võ công cao cường, kết bạn và là sư phụ của nhân vật chính của phim là Thiết Kiều Tam. Đặc biệt, ông không chết trận mà bị kẻ gian ám sát trong một vụ hỏa hoạn

Tham khảo

  • Truyện cổ sử Trung Hoa - Truyện về đức trung, phần Quan Thiên Bồi vì nước quên sinh, Phan Việt Anh (biên soạn), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006.
  • Bulletins and Other State Intelligence (1841).
  • The Chinese Repository (1841). Volume 10.
  • The United Service Journal and Naval and Military Magazine, Part 3 (1841). Henry Colburn.
  • Bingham, John Elliot (1843). Narrative of the Expedition to China from the Commencement of the War to Its Termination in 1842 (2nd ed.). Volume 2. Henry Colburn.
  • Hall, William Hutcheon; Bernard, William Dallas (1847). The Nemesis in China (3rd ed.). Henry Colburn.
  • Waley, Arthur (1958). The Opium War Through Chinese Eyes. Stanford University Press. ISBN 0-8047-0611-5.

Xem thêm

Tham khảo