Động mạch vành phải

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động mạch vành phải
Các động mạch vành (chữ màu đỏ) và cấu trúc giải phẫu khác (màu xanh).
Chi tiết
Cung cấptâm nhĩ phải, tâm thất phải, 25-35% tâm thất trái
Định danh
Latinharteria coronaria dextra
TAA12.2.03.101
FMA50039
Thuật ngữ giải phẫu

Động mạch vành phải (viết tắt trong y khoa: RCA) là một động mạch thuộc tuần hoàn mạch vành có nguyên ủy từ phía trên đỉnh bên phải của van động mạch chủ, tại xoang Valsalva (xoang động mạch chủ bên phải) ở tim.[1][2] Động mạch đi xuống rãnh vành phải đến giao điểm của tim (crux),[1][3] cung máu nuôi dưỡng phía bên phải của tim và vách liên thất.[2][4]

Đường đi và liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch vành phải xuất phát phía trên xoang Valsalva, phía trên van động mạch chủ.[1][2] Động mạch đi qua rãnh vành phải (rãnh nhĩ thất phải), về phía giao điểm của tim.[1][3] Đông mạch tách ra nhiều nhánh, gồm động mạch gian thất sau, động mạch bờ phải, động mạch nón và động mạch nút xoang nhĩ.[5]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Ở khoảng 80% bệnh nhân, động mạch vành phải tạo ra động mạch gian thất phía sau (động mạch xuống sau, PDA). Trong 20% trường hợp còn lại, PDA tách ra từ động mạch mũ trái hoặc tách ra từ động mạch vành phải và mũ trái.[6] PDA cung cấp thành dưới, vách liên thất và cơ nhú.

Động mạch vành phải tách nhánh động mạch nút xoang nhĩ ở 60% số người. 40% còn lại, động mạch nút xoang nhĩ tách ra từ động mạch mũ trái.[7]

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch vành phải cung máu giàu oxy cho tâm nhĩ phải, tâm thất phải và 1/3 sau và phần tận cùng dưới của vách liên thất.[2][4]

Có sự thông thương đáng kể về nguồn cấp máu của các động mạch vành.[2]

Một số hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Aggeli, Constantina; Mavrogeni, Sofia; Tousoulis, Dimitris (ngày 1 tháng 1 năm 2018), Tousoulis, Dimitris (biên tập), “Chapter 3.5.1 - Non-invasive Imaging Techniques in Coronary Artery Disease”, Coronary Artery Disease (bằng tiếng Anh), Academic Press, tr. 337–358, doi:10.1016/b978-0-12-811908-2.00017-9, ISBN 978-0-12-811908-2, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  2. ^ a b c d e Pappano, Achilles J.; Gil Wier, Withrow (ngày 1 tháng 1 năm 2013), Pappano, Achilles J.; Gil Wier, Withrow (biên tập), “11 - Coronary Circulation”, Cardiovascular Physiology (Tenth Edition) (bằng tiếng Anh), Philadelphia: Elsevier, tr. 223–236, doi:10.1016/b978-0-323-08697-4.00011-3, ISBN 978-0-323-08697-4, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  3. ^ a b Sivananthan, M. (ngày 1 tháng 1 năm 2018), Vasan, Ramachandran S.; Sawyer, Douglas B. (biên tập), “Coronary Anatomy”, Encyclopedia of Cardiovascular Research and Medicine (bằng tiếng Anh), Oxford: Elsevier, tr. 691–699, doi:10.1016/b978-0-12-809657-4.99738-2, ISBN 978-0-12-805154-2, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  4. ^ a b Schipper, Paul; Sukumar, Mithran; Mayberry, John C. (ngày 1 tháng 1 năm 2008), Asensio, JUAN A.; Trunkey, DONALD D. (biên tập), “Pertinent Surgical Anatomy of the Thorax and Mediastinum”, Current Therapy of Trauma and Surgical Critical Care (bằng tiếng Anh), Philadelphia: Mosby, tr. 227–251, doi:10.1016/b978-0-323-04418-9.50037-0, ISBN 978-0-323-04418-9, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  5. ^ Antonopoulos, Alexios S.; Siasos, Gerasimos; Antoniades, Charalambos; Tousoulis, Dimitris (ngày 1 tháng 1 năm 2018), Tousoulis, Dimitris (biên tập), “Chapter 2.1 - Functional Anatomy”, Coronary Artery Disease (bằng tiếng Anh), Academic Press, tr. 121–126, doi:10.1016/b978-0-12-811908-2.00008-8, ISBN 978-0-12-811908-2, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020
  6. ^ Shahoud, James S.; Ambalavanan, Manoj; Tivakaran, Vijai S. (2020). Cardiac Dominance. StatPearls Publishing. PMID 30725892.
  7. ^ Angelini, P. (ngày 15 tháng 7 năm 2014). “Novel Imaging of Coronary Artery Anomalies to Assess Their Prevalence, the Causes of Clinical Symptoms, and the Risk of Sudden Cardiac Death”. Circulation: Cardiovascular Imaging. 7 (4): 747–754. doi:10.1161/CIRCIMAGING.113.000278. PMID 25027456.

 

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Overview at Cleveland Clinic
  • 00462 trên cơ sở dữ liệu CHORUS, một cơ sở dữ liệu tham khảo y tế miễn phí do Đại học Chicago và sáng lập và Đại học Y tế Wisconsin duy trì.