ADEOS II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ADEOS II
Minh họa của ADEOS II
TênAdvanced Earth Observing Satellite II
Midori II
Dạng nhiệm vụQuan sát Trái Đất
Giám sát môi trường
Nhà đầu tưNASDA / NASA / CNES
COSPAR ID2002-056A
SATCAT no.27597
Thời gian nhiệm vụCuối cùng: 10 tháng, 9 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtMitsubishi Electric
Khối lượng phóng3.680 kg (8.110 lb)
Kích thước4 × 4 × 5 m (13 × 13 × 16 ft)
Công suất5 kW
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngKhông nhận diện được ngày tháng. Năm phải gồm 4 chữ số (để 0 ở đầu nếu năm < 1000).  UTC
Tên lửaH-IIA 202
Địa điểm phóngTanegashima Yoshinobu 1
Kết thúc nhiệm vụ
Cách loại bỏSpacecraft failure
Lần liên lạc cuốingày 23 tháng 10 năm 2003, 23:55 (ngày 23 tháng 10 năm 2003, 23:55) UTC
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuGeocentric
Chế độSun-synchronous
Độ lệch tâm quỹ đạo0.0002068
Cận điểm799 km (496 mi)
Viễn điểm802 km (498 mi)
Độ nghiêng98.3466°
Chuyển động trung bình14.27 rev/day
Kỷ nguyênngày 27 tháng 12 năm 2016 23:58:05 UTC[1]
 

ADEOS II (Advanced Earth Observing Satellite 2)vệ tinh quan sát Trái Đất [2] của NASDA, hợp tác với NASACNES, phóng vào tháng 12 năm 2002.[3] Tên tiếng NhậtMidori 2. [4] ADEOS II tiếp tục sứ mệnh của ADEOS I phóng năm 1996. Hành trình kết thúc vào tháng 10 năm 2003 khi các tấm pin mặt trời của vệ tinh không hoạt động được.[5]

Tổng quan về sứ mệnh[sửa | sửa mã nguồn]

NASDA đưa ra ba mục tiêu chính của sứ mệnh:[6]

  1. Thường xuyên theo dõi chu trình nước và chu trình năng lượng như là một phần của hệ thống khí hậu toàn cầu
  2. Ước tính định lượng sinh khối và năng suất cơ bản như là một phần của chu trình carbon
  3. Phát hiện các xu hướng biến đổi khí hậu dài hạn.

Thời gian dự án được đề xuất là 3 năm,[7] với mục tiêu kéo dài 5 năm.[8]

Phóng vệ tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Sứ mệnh ban đầu là đưa vệ tinh lên tên lửa H-II vào tháng 2/2002. Ủy ban Hoạt động Vũ trụ Nhật Bản hoãn sứ mệnh với lý do tàu tên lửa H-IIA mới phải thực hiện ba sứ mệnh thành công mới cho phép phóng vệ tinh ADEOS II.[9]

Ngày 14 tháng 12 năm 2002, vệ tinh phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima trạm YLP-1, trên tàu H-IIA-202.[10] Trên vệ tinh trên tàu chứa thiết bị MicroLabsatWEOS của Nhật Bản, FedSat của Úc.[4]

Thất bại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 10 năm 2003, bảng điều khiển năng lượng mặt trời không hoạt động.[5] Lúc 2349 UTC, vệ tinh chuyển sang chế độ "tải nhẹ" do lỗi không xác định. Điều này nhằm giảm điện năng cung cấp tất cả các thiết bị quan sát để tiết kiệm năng lượng.Lúc 2355 UTC, liên lạc giữa vệ tinh và các trạm mặt đất cắt đứt, không thể điều khiển từ xa được nữa.[5] Những nỗ lực tiếp theo tải dữ liệu từ xa vào ngày 24 tháng 10 (lúc 0025 và 0205 UTC) cũng không thành công.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “ADEOS II - Orbit”. Heavens Above. ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Earth Observation Portal (2008)
  3. ^ International Laser Ranging Service (2010)
  4. ^ a b Andrews Space & Technology (2001)
  5. ^ a b c Satellite News Digest (2003)
  6. ^ Japan Aerospace Exploration Agency (1999)
  7. ^ NASA Earth Observing System (2007)
  8. ^ Kramer (2002)
  9. ^ Jet Propulsion Laboratory (2002)
  10. ^ Krebs (2010)
  11. ^ Japan Aerospace Exploration Agency (2003)

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Andrews Space & Technology (2001), Midori 2 (ADEOS 2) - Summary, Tukwila, WA: Space and Tech, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  • Earth Observation Portal (2008), ADEOS-II (Advanced Earth Observing Satellite-II) / Midori-II, Frascati, Italy: ESA Centre for Earth Observation, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  • International Laser Ranging Service (2010), ADEOS-2, Washington, DC: NASA, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  • Jet Propulsion Laboratory (2002), Missions - SeaWinds on ADEOS II, Washington, DC: NASA, Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019
  • Kramer, Herbert J (2002), Observation of the Earth and Its Environment: Survey of Missions and Sensors, Berlin, Germany: Springer Science+Business Media, ISBN 3-540-42388-5
  • Krebs, Gunter (2010), ADEOS 2 (Midori 2), Germany: Gunter's Space Page, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010
  • NASA Earth Observing System (2007), Advanced Earth Observing Satellite II (PDF), Washington, DC: NASA, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2010, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  • Satellite News Digest (2006), Midori I (ADEOS I), Luebeck, Germany: Sat-ND, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010
  • Satellite News Digest (2003), Midori II (ADEOS II), Luebeck, Germany: Sat-ND, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2010
  • Japan Aerospace Exploration Agency (ngày 15 tháng 11 năm 1999), Scientific Goal, Chōfu, Tokyo: JAXA, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010
  • Japan Aerospace Exploration Agency (ngày 25 tháng 10 năm 2003), Operational Anomaly with Midori-II, Chōfu, Tokyo: JAXA, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010
  • Japan Aerospace Exploration Agency (2007), Advanced Earth Observing Satellite-II "Midori II"(ADEOS-II), Chōfu, Tokyo: JAXA, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2010, truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010