Bước tới nội dung

Adakit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Adakit là nhóm đá magma xâm nhập hoặc phun trào được cho là hình thành trong các đới hút chìm do sự pha trộn vật liệu giữa manti (lớp phủ) và các vật liệu tan chảy từng phần có thành phần felsic của các đá bazan thuộc vỏ đại dương khi bị hút chìm. Adakit bao gồm một loạt các loại đá có thành phần hóa học và đồng vị đặc trưng, với các tỉ lệ Sr/Y và La/Yb cao và hàm lượng các nguyên tố vết Y và Yb dấu vết thấp[1]. Theo văn liệu, Adakit có thành phần: SiO2>56%, Al2O3> 15% khối lượng, MgO bình thường <3% khối lượng, Mg số 0,5, Sr> 400 ppm, Y <18 ppm, Yb <1,9 ppm, Ni> 20 ppm, Cr> 30 ppm, Sr/Y >20, La/Yb> 20, và 87Sr/86Sr <0,7045[2].

Vẫn còn những tranh cãi liên quan đến quá trình thành tạo adakit. Adakit có hàm lượng magiê thấp có thể là đại diện của sự tan chảy một phần tương đối tinh khiết của bazan bị hút chìm, trong khi adakit có hàm lượng magnesi cao hoặc andesit có lượng magnesi cao có thể đại diện cho sự hỗn nhiễm với peridotit nằm phía trên nêm manti[3]. Adakit cũng đã được ghi nhận trong vụ va chạm lục đi-lục địa khu vực bên dưới Tây Tạng[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://www.dur.ac.uk/yaoling.niu/MyReprints-pdf/PRCastillo-adakite.pdf Paterno R. Castillo, An overview of adakite petrogenesis, Chinese Science Bulletin 2006 Vol. 51 No. 3 257—268
  2. ^ Jeremy P. Richards1,† and Robert Kerrich2 (ngày 1 tháng 6 năm 2007). “Special Paper: Adakite-Like Rocks: Their Diverse Origins and Questionable Role in Metallogenesis”. Econgeol.geoscienceworld.org. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ “R. P. Rapp and N. Shimizu, Arc Magmatism in Hot Subduction Zones: Interactions Between Slab-Derived Melts and the Mantle Wedge, and the Petrogenesis of Adakites and High-Magnesian Andesites (HMA). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ “Adakites from continental collision zones: Melting of thickened lower crust beneath southern Tibet”. Geology.geoscienceworld.org. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2012.