Bước tới nội dung

Bá quốc Sicilia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bá quốc Sicilia
Tên bản ngữ
  • Counté de Cesile
    Contado di Sicilia
1071–1130
Quốc huy Sicilia
Quốc huy
Bá quốc năm 1112, trước khi sáp nhập với Công quốc Apulia và Calabria ở đại lục
Bá quốc năm 1112, trước khi sáp nhập với Công quốc Apulia và Calabria ở đại lục
Tổng quan
Thủ đôPalermo
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Bá tước 
• 1071–1101
Roger I
• 1101–1105
Simon
• 1105–1130
Roger II
Lịch sử 
• Thành lập
1071
• Giải thể
1130
Tiền thân
Kế tục
Tiểu vương quốc Sicilia
Vương quốc Sicilia

Bá quốc Sicilia là một quốc gia của người Norman bao gồm các đảo SiciliaMalta từ năm 1071 cho đến năm 1130. Bá quốc đã bắt đầu hình thành trong cuộc tái chiếm đảo Sicilia của lực lượng Kitô giáo (1061-1091) từ tay Tiểu vương quốc Hồi giáo, được thành lập từ cuộc chinh phục năm 965. Bá quốc do vậy là một thời kỳ chuyển tiếp trong lịch sử Sicilia. Sau khi quân Hồi giáo đã bị đánh bại và buộc phải thoái lui hoặc sáp nhập vào quân Norman, một giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi đã diễn ra đối với cả bá quốc và người dân Sicilia.

Bá quốc Sicilia do Robert Guiscard lập nên dành cho người em út của ông là Roger Bosso vào năm 1071. Chính Guiscard đã tiếp nhận danh hiệu Công tước Sicilia (Dux Siciliae) vào năm 1059 từ Giáo hoàng Nicholas II như một sự khích lệ nhằm chinh phục hòn đảo thoát khỏi ách thống trị của người Hồi giáo. Năm 1061 cuộc chinh phục lâu dài đầu tiên của người Norman (Messina) đã được thực hiện và năm 1071, sau khi thành Palermo thất thủ, thủ đô của các tiểu vương quốc và thủ đô tương lai của bá quốc, Guiscard đã ban cho Roger danh hiệu bá tước và trao lại cho ông đầy đủ thẩm quyền ở hòn đảo nhằm cứu nguy một nửa thành phố Palermo, Messina và Val Demone mà ông giữ lại cho riêng mình. Roger đã nắm giữ bá quốc khi mà các cuộc chinh phục vẫn chưa được tiến hành dưới thời Guiscard. Tháng 2 năm 1091 cuộc chinh phục Sicilia đã hoàn tất khi cứ điểm cuối cùng trên đảo là Noto thất thủ. Cuộc chinh phục Malta được bắt đầu vào năm sau đó; nó được hoàn thành vào năm 1127 khi chính quyền Ả Rập trên hòn đảo đã bị trục xuất.

Robert Guiscard để lại cho Roger một mối quan hệ không rõ ràng với người kế nhiệm của ông về Công quốc Apulia và Calabria. Trong suốt triều đại của Roger II của SiciliaWilliam II xứ Apulia, một cuộc xung đột đã nổ ra giữa hai thân vương quốc Norman, những người anh em họ đầu tiên là nhờ bởi Roger và Robert. Thông qua sự trung gian của Giáo hoàng Calistus II và đổi lấy viện trợ chống lại cuộc nổi loạn do Jordan xứ Ariano cầm đầu vào năm 1121, William vì không có con cái nên phải nhượng lại tất cả các vùng lãnh thổ Sicilia của mình cho Roger và chỉ định ông này làm người thừa kế. Khi William qua đời vào năm 1127, Roger đã thừa hưởng công quốc ở đại lục; ba năm sau đó ông cho sáp nhập các lãnh địa của mình để tạo thành Vương quốc Sicilia với sự chấp thuận của Giáo hoàng Anacletus II.

Bá tước Sicilia

[sửa | sửa mã nguồn]

Sicilia đã được Giáo hoàng Nicholas II ban phát trong khoảng thời gian quân Kitô giáo tái chiếm hòn đảo này cho Robert Guiscard như một "công tước" vào năm 1059. Guiscard đã ban nó như một lãnh địa của bá tước cho người em út của ông là Roger Bosso.

Bá tước Chân dung Sinh Kết hôn Mất
Roger I
1071–1101
Roger I 1031
con trai của Tancred xứ Hauteville và Fredisenda
Judith xứ Évreux
1061
4 con

Eremburga xứ Mortain
1077
8 con

Adelaide del Vasto
1087
4 con
1101
Mileto
80 tuổi
Simon
1101–1105
1093
con trai của Roger I của SiciliaAdelaide del Vasto
không bao giờ kết hôn 1105
Mileto
12 tuổi
Roger II
1105–1130
Roger II 22 tháng 12, 1095
Mileto
con trai của Roger I của SiciliaAdelaide del Vasto
Elvira xứ Castile
1117
6 con

Sibyl xứ Burgundy
1149
2 con

Beatrix xứ Rethel
1151
1 con
26 tháng 2, 1154
Palermo
59 tuổi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]