Bước tới nội dung

Bá tước hoàng gia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bá tước Hoàng gia)
Cuộc họp của Đại hội Đế quốc (Thánh chế La Mã)Regensburg vào năm 1640, sau một bức khắc của Matthäus Merian

Bá tước hoàng gia (tiếng Đức: Reichsgraf; tiếng Anh: Imperial Count) là một tước hiệu trong Đế chế La Mã Thần thánh. Dưới thời Trung cổ, nó là tước hiệu được phong cho một cá nhân nắm giữ một Bá quốc Hoàng gia, nghĩa là một thái ấp được ban tặng bởi Hoàng đế La Mã Thần thánh, nó khác với tước hiệu Bá tước được ban bởi một chư hầu của hoàng đế như Công tước hay Tuyển đế hầu.[1] Các Bá tước hoàng gia là một trong bốn nhóm có mặt thường trực trong Đại hội Đế quốc, cho đến khi Đế chế La Mã Thần thánh bị giải thể vào năm 1806.

Trong thời kỳ hậu Trung cổ, bất kỳ cá nhân nào được hoàng đế phong tước hiệu Bá tước đều trở thành "Bá tước hoàng gia" (Reichsgraf), cho dù cá nhân đó có đang cai trị một "Bá quốc" cụ thể hay không.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Vương triều MeroveeĐế chế Francia, Graf ("Bá tước") là một quan chức thực thi các đặc quyền của hoàng gia trong một quận hành chính (Gau hoặc "quận").[1] Một lãnh chúa được chỉ định để đại diện cho nhà vua hoặc hoàng đế trong một quận yêu cầu quyền lực cao hơn được giao cho một bá tước thông thường, tước hiệu cho từng vị trí thể hiện sự khác biệt đó: người thực thi quyền lực hoàng gia ở những vùng đất biên giới được gọi là Margrave (Phiên hầu tước), người cai quản một pháo đài được gọi là Burgrave, người thực hiện quyền quản trị một cung điện hoàng gia hoặc điền trang hoàng gia được gọi là Hành cung bá tước, người cai quản một lãnh thổ rộng lớn của hoàng gia được gọi là Landgraf.[1] Các tước hiệu Landgraf, Markgraf (Phiên hầu tước hay Phiên địa bá tước) và Pfalzgraf (Hành cung bá tước) được xếp ngang hàng với Herzog ("công tước") và cao hơn cấp Graf ("Bá tước").

Ban đầu, Bá tước vốn là các ministeriales được hoàng gia bổ nhiệm để quản lý các tài sản, nhưng dưới thời các hoàng đế Vương triều Otto, những quản trị hoàng gia này đã trở thành một giai cấp, những người quản lý đất đai thay mặt cho các hoàng thân cầm quyền đã đạt được một địa vị rất cao trong xã hội, họ không chỉ xếp trên Tá điền, Burgher (quan chức ở các thành phố) mà còn xếp trên cả các Hiệp sĩĐịa chủ quý tộc (landed gentry). Vai trò của họ trong chế độ phong kiến dần dần trở thành cha truyền con nối và hòa nhập với vai trò của giới quý tộc cầm quyền khi kết thúc thời kỳ Trung cổ.

Chủ sở hữu của một Bá quốc trong Đế chế La Mã Thần thánh có thể là phiên thần của một Hoàng thân cao cấp đang cai trị nào đó trong Đế chế, có thể là một Tuyển đế hầu hay Công tước. Nhưng cũng có những Bá quốc chỉ nằm dưới quyền của Hoàng đế La Mã Thần thánh, được xem là người nắm giữ trực tiếp hoặc "ngay lập tức" (reichsunmittelbar) của hoàng đế, họ được gọi phổ biến là Freiherr (Lãnh chúa tự do).[1]

Những Quý tộc được thừa kế, mua, được ban tặng hoặc chiếm giữ thành công các Bá quốc, hoặc có thể rời bỏ bất kỳ nghĩa vụ chư hầu nào đối với một nhà cai trị trung gian trong Đế chế (Tuyển đế hầu hay Công tước...), họ cung cấp các khoản thu và binh lính cho Hoàng đế, điều này giúp họ chỉ chịu quyền điều phối trực tiếp từ hoàng đế, giúp họ có sự độc lập đáng kể trong chính lãnh thổ của mình. Dần dần những nhà cai trị này cũng được công nhận là cố vấn của Hoàng đế, và được triệu tập đến Đại hội Đế chế.

Tuy được có mặt trong Đại hội đế quốc, nhưng các Bá tước hoàng gia không được sở hữu phiếu cầu cá nhân (Virilstimme) giống như các Tuyển đế hầu hay Hoàng thân Đế chế. Tuy nhiên để nâng cao lợi ích chính trị của tầng lớp quý tộc này, cũng như duy trì nền độc lập của họ, các hoàng đế đã cho phép họ thực hiện quyền bỏ phiếu tập thể trong các Đại hội Đế chế.

Quyền lực và vai trò chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện trạng số lượng Bá tước hoàng gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo và chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Pine, L. G. (1992). Titles: How the King became His Majesty. New York: Barnes & Noble. tr. 49, 67–69, 74–75, 84–85, 108–112. ISBN 978-1-56619-085-5.