Bơi thủy liệu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một trẻ em đang bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu (Infant swimming) là hiện tượng con người trẻ sơ sinhtrẻ mới biết đi di chuyển trong môi trường nước theo phản xạ và thay đổi nhịp thởnhịp tim để phản ứng khi bị ngập nước. Nhịp tim và nhịp thở chậm lại được gọi là phản ứng nhịp tim chậm.[1]

Đại cương[sửa | sửa mã nguồn]

Quan niệm trẻ sơ sinh khi sinh ra đã có khả năng bơi là không đúng, mặc dù chúng có phản xạ nguyên thủy khiến chúng trông giống như vậy. Trẻ sơ sinh chưa đủ lớn để có thể nín thở một cách có chủ ý hoặc đủ khỏe để giữ đầu trên mặt nước và không thể bơi nếu không có sự trợ giúp. Hầu hết trẻ sơ sinh, mặc dù không phải tất cả, sẽ nín thở theo phản xạ khi chìm để bảo vệ đường thở và có thể sống sót khi ngâm mình trong nước trong thời gian ngắn.[2] Trẻ sơ sinh cũng có thể được cho học bơi dù điều này có thể được thực hiện để giảm nguy cơ đuối nước nhưng tác động đối với nguy cơ đuối nước là không đáng tin cậy.[3] Bé có thể bắt chước các động tác bơi và phản xạ nhưng chưa có khả năng bơi lội[4].

Một bác sĩ người Đức đã chỉ ra những nguy cơ sức khỏe khi cho trẻ sơ sinh bơi thủy liệu và những hậu quả đôi khi nghiêm trọng ngay từ năm 1986, viết rằng kể từ khi môn bơi lội cho trẻ sơ sinh ra đời ở Đức, hàng trăm trẻ sơ sinh đã chết vì biến chứng não do viêm xoangviêm tai giữa xảy ra sau khi lặn. Các bác sĩ nhi khoa cũng báo cáo các trường hợp ngừng tim hoặc suy hô hấp.[5] Theo truyền thống, học bơi bắt đầu từ bốn tuổi trở lên, vì trẻ em dưới bốn tuổi chưa được coi là sẵn sàng phát triển.[6] Tuy nhiên, việc học bơi cho trẻ sơ sinh đã trở nên phổ biến hơn. Hiệp hội Giáo viên và Huấn luyện viên Bơi lội Úc (Australian Swimming Coaches and Teachers Association) khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh có thể bắt đầu chương trình học bơi chính thức khi được bốn tháng tuổi và nhiều trường dạy bơi được công nhận cung cấp các lớp học cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cho bơi thủy liệu vào tháng thứ 10.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Goksor, E.; Rosengren, L.; Wennergren, G. (2002). “Bradycardic response during submersion in infant swimming”. Acta Paediatr. 91 (3): 307–312. doi:10.1111/j.1651-2227.2002.tb01720.x. PMID 12022304. S2CID 22213714.
  2. ^ Pedroso, FS (tháng 2 năm 2012). “The diving reflex in healthy infants in the first year of life”. Journal of Child Neurology. 27 (2): 168–71. doi:10.1177/0883073811415269. PMID 21881008. S2CID 29653062.
  3. ^ Hassal, IB (1989). “Thirty-six consecutive under 5 year old domestic swimming pool drownings”. Australian Paediatric Journal. 25 (3): 143–6. doi:10.1111/j.1440-1754.1989.tb01438.x. PMID 2764836. S2CID 31472695.
  4. ^ Birgit Kienzle-Müller, Gitta Wilke-Kaltenbach: Babys in Bewegung. Urban & Fischer in Elsevier, 2015, page 26.
  5. ^ Hans Rieckert: Sportmedizin - Kursbestimmung. Deutscher Sportärztekongress, Springer Verlag Berlin/ Heidelberg, Oktober 1986, page 63–64.
  6. ^ American Academy of Pediatrics, Committee on Sports Medicine and Fitness and Committee on Injury, Violence, and Poison Prevention. (2000). “Swimming Programs for Infants and Toddlers”. Pediatrics. 105 (4 pt 1): 868–870. doi:10.1542/peds.105.4.868. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “Swim Australia FAQs”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]