Bước tới nội dung

Bảng ngữ âm phương ngữ Thụy Điển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảng phụ âm (1928)
Bảng nguyên âm (1928)

Bảng ngữ âm phương ngữ Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Landsmålsalfabetet) là bảng chữ cái ngữ âm phát minh và sử dụng để phát âm các phương ngữ tiếng Thụy Điển vào năm 1878, bới Johan August Lundell. Phiên bản ban đầu của bảng chữ cái bao gồm 89 chữ cái, trong đó 42 chữ cái đến từ bảng ngữ âm do Carl Jakob Sundevall đề xuất.[1] Nó đã phát triển đến hơn 200 chữ cái.[2] Bảng chữ cái bổ sung các chữ cái Latinh với các ký hiệu được lấy từ một loạt các bảng chữ cái, bao gồm các dạng sửa đổi của þð từ các bảng chữ cái German, γφ từ bảng chữ cái Hy Lạpы từ bảng chữ cái Kirin, và mở rộng với trang trí có hệ thống.[1] Ngoài ra còn có một số dấu phụ đại diện cho các đặc điểm ngôn điệu.[2]

Bảng ngữ âm này được sử dụng rộng rãi để mô tả các phương ngữ Thụy Điển ở cả Thụy ĐiểnPhần Lan,[2] cũng là nguồn gốc của nhiều ký tự được dùng bởi nhà Trung Quốc học người Thụy Điển Bernhard Karlgren trong việc tái tạo tiếng Hán trung cổ của ông.[3]

Ba chữ cái trong bảng chữ cái (, ) được đưa vào phiên bản 5.1.0 của Unicode (U+2C78 tới U+2C7A) để sử dụng trong từ điển các phương ngữ Thụy Điển được sử dụng Phần Lan.[2] Một đề xuất mã hóa thêm 106 ký tự đã được đưa ra vào năm 2008.[4] Tính đến năm 2019, đề xuất này được triển khai một phần, với một số phân bổ được đề xuất đã được các ký tự khác sử dụng.[5][6][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lundell, J. A. (1928). “The Swedish dialect alphabet”. Studia Neophilologica. 1 (1): 1–17. doi:10.1080/00393272808586721.
  2. ^ a b c d Leinonen, Therese; Ruppel, Klaas; Kolehmainen, Erkki I.; Sandström, Caroline (2006). “Proposal to encode characters for Ordbok över Finlands svenska folkmål in the UCS” (PDF). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Branner, David Prager (2006). “Appendix II: Comparative transcriptions of rime table phonology”. Trong Branner, David Prager (biên tập). The Chinese Rime Tables: Linguistic Philosophy and Historical-Comparative Phonology. Current Issues in Linguistic Theory. 271. Amsterdam: John Benjamins. tr. 265–302. ISBN 978-90-272-4785-8.
  4. ^ Michael Everson (27 tháng 11 năm 2008). “Exploratory proposal to encode Germanicist, Nordicist, and other phonetic characters in the UCS” (PDF). ISO/IEC JTC1/SC2/WG2. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Unicode Consortium. “Combining Diacritical Marks Supplement” (PDF). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Unicode Consortium. “Myanmar Extended-B” (PDF). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ Unicode Consortium. “Glagolitic Supplement” (PDF). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Manne Eriksson, Svensk ljudskrift 1878–1960 : En översikt över det svenska landsmålsalfabetets utveckling och användning huvudsakligen i tidskriften Svenska Landsmål (1961)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Tiếng Thụy Điển