Bước tới nội dung

Bất động sản ngoài Trái Đất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mặt Trăng khi được quan sát từ Trái Đất. Nó được tuyên bố là tài sản riêng của một số cá nhân.[1][2]

Bất động sản ngoài Trái Đất đề cập đến các yêu cầu về quyền sở hữu đất đai trên các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hoặc các phần không gian của một số tổ chức hoặc cá nhân nhất định. Các tuyên bố trước đây không được bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào công nhận và không có địa vị pháp lý. Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức tư nhân đã tuyên bố quyền sở hữu các thiên thể, chẳng hạn như Mặt Trăng, và tích cực tham gia vào việc "bán" đất đai thông qua giấy chứng nhận quyền sở hữu có tên "văn bản (deed) Mặt Trăng", "văn bản Sao Hỏa" hoặc tương tự.

Trong khi các tuyên bố cá nhân có ảnh hưởng nhỏ, toàn bộ các quốc gia có thể có khả năng tuyên bố chiếm hữu một số phần đất nhất định. Bất động sản ngoài Trái Đất không chỉ giải quyết các quan điểm pháp lý về tiềm năng thuộc địa, mà còn về cách thức khả thi đối với bất động sản dài hạn. Có nhiều yếu tố cần xem xét khi sử dụng một hành tinh khác cho bất động sản bao gồm giao thông vận tải, bảo vệ hành tinh, sinh học vũ trụ, sự bền vững, cách tạo ra thị trường bất động sản và cả bất động sản quỹ đạo của hành tinh.

Luật pháp và quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước ngoài không gian năm 1967 do Liên Hợp Quốc tài trợ đã coi toàn bộ không gian bên ngoài như một tài sản chung của quốc tế bằng cách mô tả nó là "province of all mankind" và cấm tất cả các quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.[3] Điều VI trao trách nhiệm về các hoạt động trong không gian cho các quốc gia tham gia (States Parties), bất kể chúng được thực hiện bởi các chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ. Hiệp ước ngoài không gian năm 1967 đã được 102 quốc gia phê chuẩn vào năm 2013.[4] Nó cũng đã được ký kết nhưng chưa được phê chuẩn bởi 26 quốc gia khác.[5]

Sự phát triển của luật vũ trụ quốc tế chủ yếu xoay quanh việc không gian vũ trụ được định nghĩa là "province of all mankind". Magna Carta of Space do William A. Hyman trình bày vào năm 1966 đã định nghĩa rõ ràng rằng không gian bên ngoài không phải là terra nullius mà là res communis, điều này sau đó đã ảnh hưởng đến công việc của Ủy ban Liên Hợp Quốc về sử dụng không gian vì mục đích hòa bình (United Nations Committee on the Peaceful Uses of Outer Space).[6][7]

Một tài liệu hiệp ước tiếp theo, Hiệp ước Mặt Trăng quốc tế—được hoàn thiện vào năm 1979 (chỉ 5 quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước Mặt Trăng vào năm 1984, nhưng 5 quốc gia là đủ để hiệp ước này được coi là có hiệu lực chính thức)—cấm tư nhân sở hữu bất động sản ngoài Trái Đất.[8] Hiệp ước này hiện chưa được phê chuẩn rộng rãi[4][9] (chỉ có 18 quốc gia phê chuẩn vào năm 2018).[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Who owns the moon? It's 'complicated', say experts”. CNN. 2008.
  2. ^ “This man claims he owns the Moon”. Newser. 2013.
  3. ^ “United Nations Treaties and Principles on Outer Space” (PDF). United Nations Office for Outer Space Affairs. 2002. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ a b “Status of international agreements relating to activities in outer space”. United Nations Office for Outer Space Affairs. 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ “Status of international agreements relating to activities in outer space as at 1 January 2005” (PDF). United Nations Office for Outer Space Affairs. tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ Durrani, Haris (19 tháng 7 năm 2019). “Is spaceflight colonialism?”. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2020. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Alexander Lock (6 tháng 6 năm 2015). “Space: The final frontier”. The British Library. Medieval manuscripts blog. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ “Moon Treaty”. NASA Ames Research Center. 31 tháng 8 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ “Agreement Governing the Activities of States on the Moon and Other Celestial Bodies”. United Nations Office for Outer Space Affairs. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ “Agreement Governing the Activities of States on the Moon and Other Celestial Bodies”. United Nations Office for Disarmament Affairs. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2018.