Bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu (tiếng Anh: Combined malonic and methylmalonic aciduria, CMAMMA) còn được gọi là bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic trong máu, là bệnh chuyển hoá di truyền, đặc trưng bởi sự tăng nồng độ axit malonicaxit methylmalonic.[1] Một số nhà nghiên cứu đã đặt giả thuyết rằng CMAMMA có thể là một trong những biến thể phổ biển nhất của bệnh lý nhiễm axit methylmalonic trong máu, và cũng có thể là một trong những rối loạn chuyển hoá bẩm sinh phổ biến nhất.[2] Do không được chẩn đoán thường xuyên, bệnh này thường bị bỏ sót.[2][3]

Triệu chứng và dấu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu hình lâm sàng của CMAMMA rất đa dạng và trải dài từ không có triệu chứng, thể nhẹ đến thể nặng.[4][5] Sinh lý bệnh của CMAMMA vẫn chưa được hiểu rõ.[6] Các triệu chứng dưới đây đã được báo cáo trong y văn:

Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở trẻ nhỏ thường là biểu hiện của rối loạn chuyển hoá, trong khi nếu xuất hiện ở người lớn thì chúng thường là những triệu chứng thần kinh.[2][5]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Tuỳ theo nguyên nhân, CMAMMA có thể được chia thành 2 loại bệnh di truyền riêng biệt: một là do sự thiếu hụt enzyme của ti thể acyl-CoA synthetase family member 3, được mã hoá bởi gen ACSF3 (OMIM#614265); bệnh còn lại là do thiếu hụt enzyme malonyl-CoA decarboxylase, được mã hoá bởi gen MLYCD (OMIM#248360).[1][9]

Chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Vì triệu chứng lâm sàng đa dạng và phần lớn bị bỏ sót trong các chương trình sàng lọc sơ sinh, CMAMMA chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ.[1][7]

Các chương trình sàng lọc sơ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi vì CMAMMA do đột biến gen ACSF3 không gây tích luỹ methylmalonyl-CoA, malonyl-CoA, hay propionyl-CoA, cũng không gây bất thường nồng độ acylcarnitine, CMAMMA không được phát hiện trong chương trình sàng lọc sơ sinh bằng máu tiêu chuẩn.[2][5][7]

Duy có Tỉnh Quebec là trường hợp ngoại, tại đây, ngoài xét nghiệm máu, họ xét nghiệm thêm nước tiểu vào ngày thứ 21 sau sinh theo “Chương trình Sàng lọc Máu và Nước tiểu cho Trẻ sơ sinh.” Điều này này khiến tỉnh Quebec quan tâm đến nghiên cứu CMAMMA, vì ở đây có nhóm bệnh nhân duy nhất trên thế giới không bị ảnh hưởng bởi thiên lệch trong chọn mẫu.[7]

Tỉ lệ axit malonic trên axit methylmalonic[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng cách tính tỉ lệ axit malonic/metylmalonic trong huyết tương, CMAMMA có thể hoàn toàn được phân biệt với bệnh nhiễm axit methylmalonic cổ điển. Tỷ lệ này được áp dụng cho cả người đáp ứng lẫn không đáp ứng với vitamin B12 trong bệnh lý nhiễm axit methylmalonic trong máu. Giá trị axit malonic và methylmalonic trong nước tiểu không phù hợp để tính tỉ lệ này.[1]

Trong CMAMMA do đột biến gen ACSF3, nồng độ axit methylmalonic cao hơn so với axit malonic. Điều ngược lại được ghi nhận ở CMAMMA do thiếu enzyme malonyl-CoA decarboxylase.[7][8]

Xét nghiệm gen[sửa | sửa mã nguồn]

CMAMMA có thể được chẩn đoán bằng việc phân tích các gen ACSF3 và MLYCD. Sàng lọc mở rộng cho người lành mang gen bệnh trong quá trình điều trị hiếm muộn có thể phát hiện những người mang đột biến gen ACSF3.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e de Sain-van der Velden, Monique G. M.; van der Ham, Maria; Jans, Judith J.; Visser, Gepke; Prinsen, Hubertus C. M. T.; Verhoeven-Duif, Nanda M.; van Gassen, Koen L. I.; van Hasselt, Peter M. (2016), Morava, Eva; Baumgartner, Matthias; Patterson, Marc; Rahman, Shamima (biên tập), “A New Approach for Fast Metabolic Diagnostics in CMAMMA”, JIMD Reports, Volume 30, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, 30, tr. 15–22, doi:10.1007/8904_2016_531, ISBN 978-3-662-53680-3, PMC 5110436, PMID 26915364
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m NIH Intramural Sequencing Center Group; Sloan, Jennifer L; Johnston, Jennifer J; Manoli, Irini; Chandler, Randy J; Krause, Caitlin; Carrillo-Carrasco, Nuria; Chandrasekaran, Suma D; Sysol, Justin R (tháng 9 năm 2011). “Exome sequencing identifies ACSF3 as a cause of combined malonic and methylmalonic aciduria”. Nature Genetics (bằng tiếng Anh). 43 (9): 883–886. doi:10.1038/ng.908. ISSN 1061-4036. PMC 3163731. PMID 21841779.
  3. ^ Sniderman, Lisa C.; Lambert, Marie; Giguère, Robert; Auray-Blais, Christiane; Lemieux, Bernard; Laframboise, Rachel; Rosenblatt, David S.; Treacy, Eileen P. (tháng 6 năm 1999). “Outcome of individuals with low-moderate methylmalonic aciduria detected through a neonatal screening program”. The Journal of Pediatrics (bằng tiếng Anh). 134 (6): 675–680. doi:10.1016/S0022-3476(99)70280-5.
  4. ^ a b c Wang, Ping; Shu, Jianbo; Gu, Chunyu; Yu, Xiaoli; Zheng, Jie; Zhang, Chunhua; Cai, Chunquan (ngày 25 tháng 11 năm 2021). “Combined Malonic and Methylmalonic Aciduria Due to ACSF3 Variants Results in Benign Clinical Course in Three Chinese Patients”. Frontiers in Pediatrics. 9: 751895. doi:10.3389/fped.2021.751895. ISSN 2296-2360. PMC 8658908. PMID 34900860.
  5. ^ a b c d e f g h i Alfares, A.; Nunez, L. D.; Al-Thihli, K.; Mitchell, J.; Melancon, S.; Anastasio, N.; Ha, K. C. H.; Majewski, J.; Rosenblatt, D. S. (ngày 1 tháng 9 năm 2011). “Combined malonic and methylmalonic aciduria: exome sequencing reveals mutations in the ACSF3 gene in patients with a non-classic phenotype”. Journal of Medical Genetics (bằng tiếng Anh). 48 (9): 602–605. doi:10.1136/jmedgenet-2011-100230. ISSN 0022-2593.
  6. ^ a b c Wehbe, Zeinab; Behringer, Sidney; Alatibi, Khaled; Watkins, David; Rosenblatt, David; Spiekerkoetter, Ute; Tucci, Sara (tháng 11 năm 2019). “The emerging role of the mitochondrial fatty-acid synthase (mtFASII) in the regulation of energy metabolism”. Biochimica et Biophysica Acta (BBA) - Molecular and Cell Biology of Lipids (bằng tiếng Anh). 1864 (11): 1629–1643. doi:10.1016/j.bbalip.2019.07.012.
  7. ^ a b c d e f g h Levtova, Alina; Waters, Paula J.; Buhas, Daniela; Lévesque, Sébastien; Auray‐Blais, Christiane; Clarke, Joe T.R.; Laframboise, Rachel; Maranda, Bruno; Mitchell, Grant A. (tháng 1 năm 2019). “Combined malonic and methylmalonic aciduria due to ACSF3 mutations: Benign clinical course in an unselected cohort”. Journal of Inherited Metabolic Disease (bằng tiếng Anh). 42 (1): 107–116. doi:10.1002/jimd.12032. ISSN 0141-8955.
  8. ^ a b c d e f g Gregg, A. R.; Warman, A. W.; Thorburn, D. R.; O'Brien, W. E. (tháng 6 năm 1998). “Combined malonic and methylmalonic aciduria with normal malonyl-coenzyme A decarboxylase activity: A case supporting multiple aetiologies”. Journal of Inherited Metabolic Disease (bằng tiếng Anh). 21 (4): 382–390. doi:10.1023/A:1005302607897.
  9. ^ Witkowski, Andrzej; Thweatt, Jennifer; Smith, Stuart (tháng 9 năm 2011). “Mammalian ACSF3 Protein Is a Malonyl-CoA Synthetase That Supplies the Chain Extender Units for Mitochondrial Fatty Acid Synthesis”. Journal of Biological Chemistry (bằng tiếng Anh). 286 (39): 33729–33736. doi:10.1074/jbc.M111.291591. PMC 3190830. PMID 21846720.
  10. ^ Gabriel, Marie Cosette; Rice, Stephanie M.; Sloan, Jennifer L.; Mossayebi, Matthew H.; Venditti, Charles P.; Al‐Kouatly, Huda B. (tháng 4 năm 2021). “Considerations of expanded carrier screening: Lessons learned from combined malonic and methylmalonic aciduria”. Molecular Genetics & Genomic Medicine (bằng tiếng Anh). 9 (4). doi:10.1002/mgg3.1621. ISSN 2324-9269. PMC 8123733. PMID 33625768.