Bịp bợm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bịp hay thủ đoạn tín nhiệm là một cách gạt một người hay một tập thể sau khi có sự tin tưởng của họ. Thủ đoạn tín nhiệm lợi dụng nạn nhân dựa trên sự nhẹ dạ, ngây thơ, lòng trắc ẩn, hư vinh, tín nhiệm, vô trách nhiệm, và lòng tham. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa thủ đoạn tín nhiệm là "một dạng đặc thù của hành vi lừa đảo [...] với mục đích thúc đẩy hành vi trao đổi tụ nguyện nhưng không đem lại lợi ích cho cả hai bên", do chúng "đem lại lợi ích cho người đi bịp trên sự mất mát của nạn nhân".[1] Luật pháp Việt Nam cũng phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạn tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạn tài sản[2], trong đó "sau khi đã nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp, người thực hiện vi phạm mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý".[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Huang, Lindsey; Orbach, Barak (2018). “Con Men and Their Enablers: The Anatomy of Confidence Games”. Social Research: An International Quarterly. 85 (4): 795–822.
  2. ^ “Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tạp chí kiểm sát (03/2021). 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Kim Anh, Luật sư Nguyễn Đức Hùng. “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Đi tù bao nhiêu năm?”. 2021-10-23. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.