Biển Levant

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển Levant
Vị trí của biển Levant
Map
Vị tríĐịa Trung Hải
Tọa độ34°B 34°Đ / 34°B 34°Đ / 34; 34
Diện tích bề mặt320.000 km²
Độ sâu tối đa4384 m

Biển Levant (đọc là Lơ-văng) là một vùng biển nằm ở cực đông của Địa Trung Hải. Diện tích của biển Levant là khoảng 320.000 km².

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm vi của biển Levant (màu cam)

Về mặt địa lý, biển Levant giáp với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc; giáp Syria, Liban, IsraelDải Gaza ở phía đông; giáp Ai Cập ở phía nam và biển Aegea ở phía tây bắc. Biên giới phía tây giáp với Địa Trung Hải được định nghĩa là một đường kéo dài từ mũi Ras al-HelalLibya đến đảo Gavdos, phía nam đảo Crete. Phần phía bắc của biển Levant giữa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là biển Cilicia. Ở phía bắc là hai vịnh lớn, là vịnh Alexandretta (phía đông bắc) và vịnh Antalya (phía tây bắc). Hòn đảo lớn nhất ở biển Levant là đảo Síp. Độ sâu lớn nhất được ghi nhận của biển này là 4384 m ở rãnh Pliny, cách khoảng 80 km về phía nam của đảo Crete.

Lưu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Mỏ khí Levant nằm ở lưu vực Levant, phía đông nam Địa Trung Hải[1][2]. Về phía tây là lưu vực Châu thổ sông Nin, theo sau là lưu vực Herodotus, rộng khoảng 130.000 km² và sâu khoảng 3200 m[3], có niên đại khoảng 340 triệu năm, được cho là lớp vỏ đại dương lâu đời nhất được biết đến trên toàn thế giới[4].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ M. S. K. Geurguess & V. U. Chantsev, Study and Analysis of Water Masses Formation in the Levantine Sea (PDF)
  2. ^ “GLIDER TRANSECTS IN THE LEVANTINE SEA: A STUDY OF THE WARM CORE CYPRUS EDDY” (PDF). 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Hydrocarbon Potential in Herodotus Basin, Eastern Mediterranean” (PDF).
  4. ^ “Ben-Gurion University of the Negev: Three Hundred Million Years Under the Sea”. in.bgu.ac.il. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2020.