Báo động tên lửa Hawaii giả năm 2018
Ảnh chụp màn hình dòng cảnh báo trên một thiết bị iOS ghi: Báo động Khẩn cấp NGUY CƠ TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TIẾN ĐẾN HAWAII. TÌM NƠI TRÚ ẨN NGAY LẬP TỨC. ĐÂY KHÔNG PHẢI TẬP DUYỆT. | |
Thời điểm | 13 tháng 1 năm 2018 |
---|---|
Giờ | 08:07 |
Giai đoạn | 38 phút |
Địa điểm | Hawaii, Hoa Kỳ |
Loại hình | Báo động giả |
Vào sáng ngày thứ Bảy, ngày 13 tháng 1 năm 2018, một báo động về tên lửa đạn đạo đã vô tình bị phát đi bằng Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp và Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp Vô tuyến qua truyền hình, đài phát thanh, và điện thoại di động ở tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ. Dòng báo cảnh báo ghi rằng có nguy cơ một tên lửa đạn đạo đang bay đến Hawaii, khuyến cáo người dân tìm nơi trú ẩn, và kết luận: "Đây không phải là một cuộc tập duyệt". Tin nhắn được gửi đi lúc 8:07 sáng giờ địa phương. Còi báo động phòng thủ dân sự ngoài trời không được tiểu bang kích hoạt.
38 phút và 13 giây sau đó, các viên chức tiểu bang nói rằng dòng báo động đầu tiên được gửi đi là do một lỗi giao tiếp trong một buổi diễn tập tại Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii. Thống đốc bang David Ige đã công khai xin lỗi về báo động giả này. Ủy ban Truyền thông Liên bang và Hạ viện Hawaii đã mở nhiều cuộc điều tra về vụ việc, dẫn đến việc giám đốc quản lý tình trạng khẩn cấp của tiểu bang phải từ chức.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Căng thẳng leo thang giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, bao gồm việc cả hai quốc gia này đe doạ rằng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại nhau, đã làm dấy lên tình trạng cảnh giác cao độ ở Hawaii.[2][3][4] Bắc Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong năm trước đó, gần đây nhất (tại thời điểm đó) là vào tháng 11 năm 2017,[5] nhằm tăng cường khả năng tấn công của nước này.[6] Bắc Triều Tiên có thể có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tới Hawaii.[7][8] Hawaii nằm cách Bắc Triều Tiên khoảng 4,600 dặm (7,403 km),[3] và một tên lửa phóng từ Bắc Triều Tiên sẽ chỉ cho người dân ở nơi đây có thời gian chuẩn bị là khoảng 12 đến 15 phút.[9] Trước đó một thời gian dài, các quan chức Hawaii đã cố gắng làm mới kế hoạch khẩn cấp của tiểu bang này trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.[10][11] Một email vào tháng 10 năm 2017 từ Đại học Hawaii gửi cho sinh viên với dòng tiêu đề "Trong trường hợp có tấn công hạt nhân",[12] nội dung có chứa hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii về cách phản ứng trong trường hợp bị tấn công hạt nhân,[13] đã gây tranh cãi;[12] một người phát ngôn của trường đại học cuối cùng đã xin lỗi vì "bất kỳ mối lo ngại không cần thiết nào mà [bức thư] có thể đã gây ra".[14] Thử nghiệm còi cảnh báo phòng thủ dân sự và tập duyệt trong trường hợp bị tấn công cũng đã được tiến hành tại bang này vào ngày làm việc đầu tiên của tháng bắt đầu từ tháng 12 năm 2017.[4][15][16][17] Vào ngày 1 tháng 12 năm 2017, còi báo động đe dọa hạt nhân đã được thử nghiệm ở Hawaii lần đầu tiên sau hơn 30 năm;[10][17][18][19] các công chức tiểu bang cho biết đây là buổi tập duyệt đầu tiên trong số các cuộc diễn tập hàng tháng.[16][17][20] Lúc 11:45 sáng, ngày 2 tháng 1 năm 2018, bang đã tiến hành thử nghiệm hàng tháng hệ thống còi cảnh báo phòng thủ dân sự ngoài trời, bao gồm việc phát đi Tín hiệu Chú ý Cảnh giác kéo dài một phút (Âm Đều), sau đó là Tín hiệu Cảnh báo Tấn công kéo dài một phút (Âm Rền).[21][22] Không có bài diễn tập hoặc tập duyệt nào diễn ra sau đó.[22] Trước ngày 13 tháng 1 năm 2018, 26 buổi tập duyệt đã được thực hiện.[23] Vern Miyagi, giám đốc của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii, giải thích rằng các nhà lãnh đạo tiểu bang "không thể làm ngơ trước những mối đe dọa và các vụ thử tên lửa liên miên này từ Bắc Triều Tiên" và cảm thấy cần phải chuẩn bị người dân trước khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Các nhà chức trách cũng đã vạch ra kế hoạch sẽ triển khai nếu một báo động khẩn cấp được gửi đi: một cảnh báo đẩy dành cho điện thoại thông minh và một thông điệp làm gián đoạn chương trình đang phát sóng truyền hình và radio.[18][24]
Trước đó vào tháng 1 năm 2018, Ajit Pai, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC), cho biết ủy ban đã lên kế hoạch bỏ phiếu để đại tu hệ thống báo động khẩn cấp vô tuyến.[25][26] Những cải cách được đề xuất bao gồm cung cấp thông tin chi tiết hơn trong các dòng cảnh báo và giới hạn báo động khẩn cấp cho một khu vực địa lý cụ thể hơn. Pai nói rằng, ông hy vọng những cải cách này, sẽ có hiệu lực nếu được FCC thông qua, sẽ khiến cho hệ thống báo động được sử dụng nhiều hơn trong các tình huống khẩn cấp tại địa phương và sẽ làm cho người dân coi trọng hơn các cảnh báo mà họ nhận được.[26][27]
Vụ việc
[sửa | sửa mã nguồn]Báo động
[sửa | sửa mã nguồn]Báo động được gửi đi lúc 8:07 sáng Giờ Chuẩn Hawaii–Aleut (HST).[28] Người dân ở Hawaii cho biết họ đã nhìn thấy dòng cảnh báo trên điện thoại thông minh của họ. Nhiều ảnh chụp màn hình của dòng thông báo đẩy đã được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, như Twitter.[29][30] Dòng báo động ghi, tất cả các chữ cái đều in hoa:[31]
BALLISTIC MISSILE THREAT INBOUND TO HAWAII. SEEK IMMEDIATE SHELTER. THIS IS NOT A DRILL.
NGUY CƠ TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TIẾN ĐẾN HAWAII. TÌM NƠI TRÚ ẨN NGAY LẬP TỨC. ĐÂY KHÔNG PHẢI TẬP DUYỆT.
Các chương trình truyền hình địa phương, bao gồm trận đấu bóng rổ đại học giữa Florida và Ole Miss được chiếu trên kênh KGMB của CBS và trận bóng đá Ngoại hạng Anh giữa Tottenham Hotspur và Everton trên kênh KHNL của NBC cũng bị gián đoạn bởi một thông điệp cảnh báo tương tự, được truyền đi dưới dạng Cảnh báo Nguy hiểm Dân sự.[32][33][34] Thông điệp cảnh báo trên chương trình truyền hình được hiển thị dưới dạng cả thông điệp âm thanh và biểu ngữ cuộn lên. Một phần của thông điệp ghi:[35]
The U.S. Pacific Command has detected a missile threat to Hawaii. A missile may impact on land or sea within minutes. THIS IS NOT A DRILL. If you are indoors, stay indoors. If you are outdoors, seek immediate shelter in a building. Remain indoors well away from windows. If you are driving, pull safely to the side of the road and seek shelter in a building or lay on the floor. We will announce when the threat has ended. THIS IS NOT A DRILL. Take immediate action measures.
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã phát hiện một tên lửa đe doạ Hawaii. Một tên lửa có thể rơi vào đất liền hoặc trên biển trong vòng vài phút. ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ TẬP DUYỆT. Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy ở trong nhà. Nếu bạn đang ở ngoài trời, hãy tìm nơi trú ẩn ngay lập tức trong một tòa nhà. Hãy ở trong nhà tránh xa cửa sổ. Nếu bạn đang lái xe, hãy an toàn tấp xe vào lề đường và tìm nơi trú ẩn trong một toà nhà hoặc nằm trên mặt đất. Chúng tôi sẽ thông báo khi mối đe dọa kết thúc. ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ TẬP DUYỆT. Thực hiện các biện pháp hành động ngay lập tức.
Một thông điệp cảnh báo cũng làm gián đoạn các chương trình radio trong tiểu bang.[36][37] Tại Lihue, một người dân cho biết đã nghe thấy một thông điệp trên radio thông báo về "một cảnh báo tên lửa đang tiến đến đối với các đảo Kauai và Hawaii".[38]
Theo The Washington Post, nguyên nhân xảy ra báo động sai là do một nhân viên tại Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii (HI-EMA), người mà các nhà chức trách cho biết là một nhân viên đã làm việc ở cơ quan trong mười năm,[39] trước đây đã có hành vi khiến đồng nghiệp lo ngại.[40] Vern Miyagi, giám đốc lúc đó của HI-EMA, cho biết báo động đã vô tình bị kích hoạt bởi nhân viên khi anh ta đang làm việc tại trụ sở Diamond Head Crater[41][42] trong khi đang thay ca làm việc.[41] Trong khi thay ca, một giám sát viên đã tiến hành một cuộc diễn tập đột xuất,[42] trong đó anh đã liên lạc với các nhân viên quản lý khẩn cấp tự xưng là một sĩ quan từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, theo các quan chức tiểu bang. Các nhà chức trách cho biết, người giám sát đã nói sai so với kịch bản, ở một dòng còn nói, "Đây không phải là tập duyệt", mặc dù trước và sau thông điệp này, anh đã nói "Diễn tập, diễn tập, diễn tập", một mã nội bộ của cơ quan để cho biết rằng đây là một cuộc thử nghiệm thay vì là trường hợp khẩn cấp thực sự.[43]
Các nhà chức trách nói rằng sau khi nghe tuyên bố của người giám sát, nhân viên này, người đã "nhầm lẫn giữa các sự kiện trong đời thực và diễn tập" ít nhất hai lần trước đó,[40] đã tin rằng có một trường hợp khẩn cấp thực sự. Anh sau đó cũng đã chứng thực điều này sau khi khai như vậy trong một tuyên bố viết tay.[43] Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News, nhân viên này chia sẻ rằng anh ta "chắc chắn 100 phần trăm rằng đó là quyết định đúng đắn và rằng nó là sự thật". Anh tiếp tục tuyên bố rằng anh không phải chịu trách nhiệm cho sự cố này, rằng nhìn chung đó là một lỗi hệ thống, và rằng anh ta đã làm chính xác những gì mà người ta từng đào tạo anh làm.[44] Anh nhấp vào nút để gửi đi một thông báo thật trên giao diện cảnh báo khẩn cấp của Hawaii để (đáng lẽ ra là) thử nghiệm phần mềm máy tính chuẩn bị cho tấn công tên lửa đạn đạo của tiểu bang[45][46][a] và sau đó nhấp vào màn hình thứ hai, có vai trò như một biện pháp để tránh trường hợp nhầm lẫn, để xác nhận.[47][48][b] Một người phát ngôn của cơ quan nói với tờ The Washington Post rằng phần mềm yêu cầu nhân viên chọn giữa các tùy chọn "báo động tên lửa thử nghiệm" và "báo động tên lửa", và anh đã chọn tùy chọn thứ hai, làm cho báo động được gửi đi trên toàn bang.[51] Nhân viên này sau đó khẳng định với hãng tin Associated Press rằng anh ta không nghe thấy phần mà người giám sát nói "diễn tập" qua điện thoại vì một đồng nghiệp đã bật âm thanh bằng loa ngoài giữa chừng trong khi đang nghe tin nhắn và kết quả là anh ta "chắc chắn 100 phần trăm" là cuộc tấn công có thật.[52] Các quan chức tiểu bang nói rằng có năm nhân viên khác có mặt tại cơ quan và tất cả mọi người trong số họ đều nhận ra rằng cuộc điện thoại là một cuộc diễn tập ngẫu hứng.[53] Kể từ sự cố này, nhân viên này đã bị nhiều người đe doạ sẽ giết anh, và đã bày tỏ lời xin lỗi của anh nhiều lần.[54]
Phản ứng của bang
[sửa | sửa mã nguồn]Đến 8:10 sáng giờ HST, ba phút sau khi có cảnh báo đầu tiên, Tướng Arthur "Joe" Logan, Sĩ quan quản trị của Vệ binh Quốc gia Hawaii đã liên lạc với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và xác nhận rằng không có vụ phóng tên lửa nào.[41] Vào thời điểm đó, Sở Cảnh sát Honolulu được thông báo rằng báo động này là báo động giả. Các nhà chức trách đã sử dụng hệ thống Điểm Cảnh báo Tiểu bang lúc 8:13 sáng để hủy cảnh báo, ngăn cho nó không gửi thêm cho bất kỳ điện thoại nào chưa nhận được cảnh báo, chẳng hạn như những điện thoại đã tắt hoặc không có sóng.[55] Theo các viên chức nhà nước, nhân viên ban đầu gửi thông báo sai sót đã không phản hồi khi được yêu cầu hủy cảnh báo.[43] Sau đó, anh ta nói rằng anh cảm thấy như mình đã bị giáng một đòn "vào thân" khi nhận ra cuộc tấn công là một cuộc tập duyệt, hãng tin Associated Press đưa tin.[56] Một nhân viên không rõ danh tính khác đã tóm lấy con chuột máy tính của anh và hủy cảnh báo khi nhân viên đầu tiên không phản hồi.[57]
Thông báo chính thức bác bỏ báo động khẩn cấp không được gửi đi cho đến tận 8:20 sáng, theo như dòng thời gian được các nhà chức trách đưa ra sau vụ việc. Các tài khoản Facebook và Twitter của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii đã đăng các thông báo vào lúc đó và kêu gọi mọi người bỏ qua báo động giả. Vài phút sau, Thống đốc David Ige đã tweet lại thông báo của HI-EMA trên Twitter và đăng một thông điệp tương tự trên Facebook để thông báo cho người theo dõi của ông rằng báo động đã bị hủy bỏ.[55] Ige sau đó cho biết sự chậm trễ này một phần là do ông không biết thông tin đăng nhập Twitter của mình.[58] Một email từ tiểu bang cũng được gửi đi vào khoảng 8:25 sáng, thông báo với mọi người rằng báo động ban đầu không đúng, theo như Honolulu Star-Advertiser đưa tin.[59]
Báo động thứ hai
[sửa | sửa mã nguồn]Lúc 8:45 sáng giờ HST, 38 phút sau khi báo động ban đầu được gửi đến điện thoại ở Hawaii,[30] báo động khẩn cấp thứ hai được gửi đi:[60]
There is no missile threat or danger to the State of Hawaii. Repeat. False Alarm.
Không có nguy cơ hay tên lửa đe doạ Tiểu bang Hawaii. Xin nhắc lại. Báo động Giả.
Cảnh báo thứ hai được gửi đi "rất lâu sau khi tất cả mọi người từ phái đoàn quốc hội Hawaii ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã trấn an thế giới trên Twitter rằng nó là một báo động giả rồi", Pacific Business News nhận xét.[61]
Thống đốc David Ige giải thích tại một cuộc họp báo chiều hôm đó rằng các nhà chức trách "phải bắt đầu một quy trình thủ công" và xin phép Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang để gửi cảnh báo thứ hai vì không có cách nào để tự động bác bỏ cảnh báo đầu tiên.[62] Theo các quan chức, những thủ tục đó đã khiến cho thông báo thứ hai được gửi đi chậm đến hơn 30 phút sau khi các nhà lãnh đạo đã xác nhận trong nội bộ rằng báo động này là không chính xác.[55][62]
Hệ quả
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khoảng thời gian 38 phút giữa báo động đầu tiên và báo động thứ hai, hệ thống cảnh báo bằng còi báo động của Hawaii—trước đó đã được thử nghiệm như một phần của buổi tập duyệt chuẩn bị cho tấn công tên lửa vào tháng trước đó, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh[63]—đã không được chính thức kích hoạt.[61][64] Nếu một tên lửa thực sự đã được phóng đi, thì còi báo động đáng lẽ ra phải kêu sau khi cảnh báo đẩy ở Hawaii được gửi đi; điều này đã không xảy ra, theo như quan sát của một số người dân.[65] Tuy nhiên, các nhà chức trách tuyên bố rằng một số còi báo động dường như đã kêu ở một số nơi; một số người báo cáo rằng còi báo động đã được kích hoạt tại Oahu chỉ vài phút sau khi thông báo đẩy xuất hiện.[66][67][68] Gần như không có động thái nào tại các căn cứ quân sự trong bang.[61] Một số chuyến bay thương mại đã bị hoãn trong một khoảng thời gian ngắn, mặc dù Bộ Giao thông vận tải Hawaii cho biết các sân bay và bến cảng của bang không bị ảnh hưởng trên diện rộng.[69]
Hoạt động trên toàn tiểu bang được đưa tin là đã bị gián đoạn. Honolulu Civil Beat đưa tin rằng những người lái xe đã đỗ xe bên trong hầm Xa lộ Liên tiểu bang H-3 trên đảo Oahu để trú ẩn.[70] Hawaii News Now đưa tin rằng coi báo động đã kêu tại Aloha Gymfest, một cuộc thi đấu thể dục dụng cụ quốc tế ở Kailua, khiến hàng trăm người chạy đi tìm chỗ trú ẩn.[71][72] Sinh viên tại Đại học Hawaii ở Manoa được cho là đã tìm đến những nhà trú bụi phóng xạ trong khuôn viên trường, nhưng sau khi phát hiện ra rằng chúng bị khóa cửa, thì đã phải trú trong các lớp học gần đó.[13] Các viên chức tại giải đấu golf PGA Tour Sony Open ở Oahu đã ra lệnh sơ tán trung tâm truyền thông, còn các nhân viên thì tìm chỗ trú ẩn trong nhà bếp và phòng thay đồ của các đội chơi.[73] Khách du lịch tại Kualoa Ranch ở Kaneohe được nhân viên đưa đến Boongke Battery Cooper, một boongke bằng bê tông được xây dựng trên núi từ thời Thế Chiến II như một phần của Sân bay Kualoa trước đây, và được yêu cầu là phải trú ẩn tại đây.[74][75] Nữ đại biểu quốc hội Colleen Hanabusa sau đó cho biết chồng bà đã lái xe trên đường cao tốc ở vùng Honolulu và thấy ô tô chạy với tốc độ lên đến 100 dặm Anh trên giờ (160 km/h) sau khi báo động được gửi đi.[76] Nhiều người dân Hawaii và du khách đã tìm nơi trú ẩn hoặc khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng trú bom tại nơi họ đang ở.[20][71][77][78] Một số người phớt lờ báo động khi họ nhận ra rằng họ không nghe thấy còi báo động, và sau khi họ không thấy truyền hình hoặc radio địa phương đưa tin.[64][79] Một số người khác thì ở trong những khu vực mà còi báo động có kêu; ngoài ra, một số đài truyền hình cũng đã đưa tin về báo động này.[68]
Vụ việc cũng đã khiến cho hệ thống điện thoại của Hawaii bị quá tải. Những người dân sợ hãi đã gọi đến những văn phòng Phòng thủ Dân sự ở Hawaii yêu cầu tư vấn hoặc thêm thông tin, khiến cho tổng đài bị áp đảo, New Zealand Herald đưa tin.[77] Nhiều cuộc gọi đến tổng đài 911 không thể kết nối được.[20][80] Nhiều dịch vụ dữ liệu không dây ban đầu cũng bị tắc nghẽn, khiến nhiều người không thể truy cập Internet để xác nhận xem báo động có thật hay không.[81] Một số cư dân đã gọi cho bạn bè hoặc gia đình để nói lời vĩnh biệt.[64][71][82]
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng chính phủ Bắc Triều Tiên dường như không có bất kỳ phản ứng nào trước báo động sai này.[83]
Một người đàn ông bị lên cơn đau tim vài phút sau khi nói những lời mà anh tưởng là lời vĩnh biệt cuối cùng với các con anh sau báo động ban đầu, nhưng anh ta đã sống sót cơn đau tim này.[84]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lựa chọn PACOM (CDW) – STATE ONLY trên giao diện cảnh báo khẩn cấp của Hawaii nằm cạnh lựa chọn Amber Alert (CAE) Statewide (Báo động Cam cho toàn bang), Tsunami Warning (CEM) STATE ONLY (Cảnh báo sóng thần), Landslide – Hana Road Closure (Sạt lở đất), High Surf Warning North Shores (Sóng lớn), và những lựa chọn tập duyệt khác.[46]
- ^ Hawaii là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ có Cảnh báo Khẩn cấp Vô Tuyến có chức năng được lập trình sẵn là được gửi đi nhanh chóng đến các thiết bị vô tuyến nếu một tên lửa đạn đạo đang tiến đến Hawaii. Nếu tên lửa được bắn từ Bắc Triều Tiên, tên lửa sẽ mất khoảng 20 phút để đến Hawaii. Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ sẽ có chưa đầy 5 phút để đưa ra quyết định rằng tên lửa có thể ảnh hưởng đến Hawaii và sau đó sẽ đưa ra thông báo cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Hawaii (HI-EMA). HI-EMA sẽ đưa ra Cảnh báo Phòng thủ Dân sự (CDW) rằng một tên lửa đang tiến đến có thể ảnh hưởng đến Hawaii và rằng mọi người nên Trú-tại-Chỗ: Vào Nhà, Ở Nhà, và Theo Dõi [Radio]. Người dân ở Hawaii sẽ có 12 đến 15 phút trước khi tên lửa va chạm. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) không bắt buộc phải được thông báo thì một cảnh báo mới có thể được đồng ý hủy bỏ. Các nhà mạng cung cấp tín hiệu cho phép mọi người chặn các cảnh báo từ những cơ quan công an và tiểu bang, nhưng không được phép đối với các cảnh báo do Tổng thống đưa ra. FEMA có thể gửi báo động đến các đối tượng cụ thể nhưng chưa thực thi điều này tính đến tháng 1 năm 2018. Các tiểu bang khác có thể mất tới 30 phút để tạo, bắt đầu, và phân phối báo động khẩn cấp tên lửa. Tính đến tháng 1 năm 2018, hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp Vô tuyến trên toàn quốc gửi đến các thiết bị di động chưa bao giờ được thử nghiệm.[49][50]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “How potent are North Korea's threats?” [Những lời đe doạ của Bắc Triều Tiên thuyết phục đến cỡ nào?]. BBC News Online. ngày 15 tháng 9 năm 2015.
- ^ Fisher, Max (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Hawaii False Alarm Hints at Thin Line Between Mishap and Nuclear War” [Báo động Giả tại Hawaii Ám chỉ Lằn ranh Mong manh Giữa Sai sót và Chiến tranh Hạt nhân]. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Meza, Summer (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Is Hawaii Prepared for North Korea Nuclear Attack? Island State Just 4,600 Miles From Rogue Nation” [Liệu Hawaii có Sẵn sàng nếu Bắc Triều Tiên Tấn công Hạt nhân? Đảo Bang này Chỉ Cách Xứ Thất thường 4,600 Dặm]. Newsweek. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Gurney, Matt (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Hawaii's false missile alert was a wake-up call for a complacent world”. Maclean's. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ “'Primal fear' as people across Hawaii get false alert of missile attack”. WPVI-TV ABC 6. ngày 14 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Graff, Garrett (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Minutes to Live: When the Nuclear Push Alert is Not a Mistake”. Esquire. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Kaleem, Jaweed (ngày 10 tháng 11 năm 2017). “As North Korean threat grows, Hawaii prepares for nuclear attack”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Carey, Joseph (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “World War 3: Hawaii governor 'calls on Trump' to Confront North Korea to prevent crisis”. Sunday Express. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ “After Hawaii false alarm, what is the federal government's responsibility in nuclear attack alerts?”. PBS NewsHour. ngày 18 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Meza, Summer (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Is Hawaii Prepared for North Korea Nuclear Attack? Island State Just 4,600 Miles From Rogue Nation”. Newsweek. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Blair, Allyson (ngày 26 tháng 9 năm 2017). “Hawaii schools not prepared to shelter children in event of nuclear strike”. Hawaii News Now. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Anderson, Nick (ngày 10 tháng 10 năm 2017). “'In the event of a nuclear attack': U-Hawaii's curious email to students and staff”. The Washington Post. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Nagaoka, Ashley (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “After missile alert mistake, UH students ran for cover and hid in classrooms”. Hawaii News Now. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Glum, Julia (ngày 10 tháng 10 năm 2017). “University of Hawaii Students Warned About Possible North Korea Nuclear Attack”. Newsweek. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Spoon, Sarah (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “ESU Professor vacations in Hawaii during false ballistic missile alert”. The Bulletin. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b “Hawaii to resume Cold War-era nuclear siren tests amid North Korea threat”. Reuters. ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c Sullivan, Emily (ngày 2 tháng 12 năm 2017). “Hawaii Initiates A New Monthly Test Of A Nuclear Siren”. NPR. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Tolan, Casey (ngày 16 tháng 1 năm 2017). “Hawaii is preparing for a North Korean nuclear attack. Should the Bay Area follow suit?”. The Mercury News. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Officials in Hawaii apologize for 'false alarm' missile warning”. WHAM 13. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c “Ballistic Missile Emergency Alert Mistakenly Sent To People In Hawaii”. HuffPost. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Web staff (ngày 29 tháng 12 năm 2017). “First 2018 test of warning siren system to include attack warning sound”. KHON 2. Honolulu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Rapoza, Richard; Agbayani, Arlina (ngày 29 tháng 12 năm 2017). “Media Advisory: Monthly Siren and Emergency Alert System Test for ngày 2 tháng 1 năm 2018”. Governor Ige newsroom. Honolulu. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.
- ^ Schaefers, Allison (ngày 6 tháng 2 năm 2018). “State agency disputes 'button pusher's' account”. Star-Advertiser. Honolulu. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
- ^ Moyer, Edward (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaii missile alert on smartphones was false alarm”. CNET. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Cowan, Richard (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Ballistic missile warning sent in error by Hawaii authorities”. Reuters. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b McCausland, Phil (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Hawaii false missile alert: FCC to open probe into mistaken warning”. NBC News. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Romm, Tony (ngày 8 tháng 1 năm 2018). “After Hurricane Harvey and the California wildfires, the FCC is aiming to upgrade the country's wireless alert system”. Recode. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “"Ballistic missile threat" warning in Hawaii a false alarm”. NBC News (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ David, Javier (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “False alarm sends Hawaii scrambling amid report of a ballistic missile heading toward the island”. CNBC. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Barr, Johanna (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Alert About Missile Bound for Hawaii Was Sent in Error, Officials Say”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Wang, Amy (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaii officials say 'NO missile threat' amid emergency alerts”. The Washington Post. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Burke, Timothy (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaiians Watching Morning Sports Treated To Terrifying 'THIS IS NOT A DRILL' Missile Threat Alert [UPDATES]”. Deadspin. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Jones, Stephen (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “'Ballistic missile threat inbound... this is not a drill' Panic in Hawaii over phone message sent in error”. Mirror. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Joyce, Kathleen (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaii emergency officials say ballistic missile threat alert was a mistake”. Fox News. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Hawaii emergency officials say alert of ballistic missile threat was mistake”. CBS News. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Weiss, Brennan (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Video shows the horrifying moment when a false ballistic missile threat alert interrupted a soccer game on TV in Hawaii”. Business Insider. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “See the warning Hawaiians saw on TV during missile scare”. KABC-TV ABC 7. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Letman, Jon (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Terror in Paradise: I Got the Hawaii Missile Message and Prepared to Die”. The Daily Beast. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Bacon, John (ngày 15 tháng 1 năm 2018). “Hawaii worker who pushed button reassigned after bungled missile alert”. USA Today. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Berman, Mark; Fung, Brian (ngày 30 tháng 1 năm 2018). “Hawaii's false missile alert sent by troubled worker who thought an attack was imminent, officials say”. The Washington Post. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c Schaefers, Allison (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “State had no safeguards to prevent nuclear scare, FCC says”. Star-Advertiser. Honolulu. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b “A False Alarm 'Ballistic Missile Threat' Message Was Sent To Hawaii Residents”. BuzzFeed News. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c Kang, Cecilia (ngày 30 tháng 1 năm 2018). “Hawaii Missile Alert Wasn't Accidental, Officials Say, Blaming Worker”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
- ^ Man Who Sent Hawaii False Missile Alert Speaks Out | NBC Nightly News (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019
- ^ Wu, Nina (ngày 16 tháng 1 năm 2018). “State issues different image of screen leading to employee's false missile alert”. Star-Advertiser. Honolulu. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b Coldewey, Devin (ngày 16 tháng 1 năm 2018). “Hawaii's emergency alert interface looks straight out of the '90s”. TechCrunch. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
- ^ Darrah, Nicole; Joyce, Kathleen (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaii's scary false missile threat: Worker's push of the 'wrong button' to blame”. Fox News. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Hawaii 'ballistic missile threat' alert to phones was false alarm, officials say”. NBC News. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Federal responsibility in nuclear attack alerts is unclear”. Star-Advertiser. Honolulu. Associated Press. ngày 17 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
- ^ Wu, Nina (ngày 17 tháng 1 năm 2018). “State education department addresses missile scare”. Star-Advertiser. Honolulu. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
- ^ Wang, Amy (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Hawaii missile alert: How one employee 'pushed the wrong button' and caused a wave of panic”. The Washington Post. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Sinco Kelleher, Jennifer (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Hawaii man says he's devastated about sending missile alert”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018.
- ^ Peterkin, Olivia (ngày 13 tháng 2 năm 2018). “It's been a month since Hawaii's false missile alert. Here's what's changed”. Hawaii News Now. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2018.
- ^ Man Who Sent Hawaii False Missile Alert Speaks Out | NBC Nightly News (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019
- ^ a b c “Hawaii emergency officials release timeline of false ballistic missile alert”. KITV 4. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Sinco Kelleher, Jennifer (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Hawaii man says he's devastated about sending missile alert”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018.
- ^ Peterkin, Olivia (ngày 13 tháng 2 năm 2018). “It's been a month since Hawaii's false missile alert. Here's what's changed”. Hawaii News Now. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2018.
- ^ Dayton, Kevin (ngày 22 tháng 1 năm 2018). “After false missile alarm, Ige couldn't log on to Twitter”. Honolulu Star-Advertiser. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
- ^ “'Wrong button' sends out false missile alert”. Honolulu Star-Advertiser. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Bowden, John (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “38 minutes elapse between Hawaii missile alert and false alarm announcement”. The Hill. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c Magin, Janis (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Hawaii officials take 38 minutes to cancel false incoming ballistic alert”. Pacific Business News. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b “Hawaii 'ballistic missile threat' alert to phones was false alarm, officials say”. NBC News. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Kelkar, Kamala (ngày 2 tháng 12 năm 2017). “Hawaii sounds first nuclear warning siren since Cold War”. PBS NewsHour. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c “Hawaii officials mistakenly warn islanders of inbound missile”. The Oregonian. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ (MSNBC LIVE 1/13/18) Breaking down the false alarm Hawaii missile threat
- ^ “ngày 13 tháng 1 năm 2018 - Hawaii's Mistake Missile Alert”. CommuniKait (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
- ^ “US Homeland Security Chief Vows to Correct Hawaii's Missile Alert System”. Voice of America News. ngày 14 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b “Hawaii missile alert: False alarm warns residents of 'ballistic missile threat'” (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Missile threat text alert sent in error after employee pushed wrong button”. KHON 2. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Grulbe, Nick (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “False Missile Threat Mistakenly Triggered As Part Of Internal Drill”. Honolulu Civil Beat. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b c “Terror. Fear. Alarm. For 38 minutes, Hawaii thought it was under attack”. Hawaii News Now. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Kokokahi Gymnastics Team”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ “False alert of missile attack sparks panic in Hawaii”. Los Angeles Times. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Mendoza, Jim. “At Kualoa Ranch, a real WWII-era bunker came in pretty handy this weekend”. Hawaii News Now (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Hawaii Panics After Alert About Incoming Missile Is Sent in Error”. The New York Times. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Hanabusa criticizes governor for delay in letting the public know about false alarm”. KITV 4. ngày 13 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ a b “Panic in Hawaii as Civil Defense accidentally issues alert for 'inbound ballistic missile threat'”. New Zealand Herald. ngày 14 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Andone, Dakin (ngày 13 tháng 1 năm 2017). “From paradise to panic: Hawaii residents and vacationers react to the false alarm”. CNN. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ Wang, Amy B.; Lyte, Brittany (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “'Ballistic Missile Threat Inbound to Hawaii,' the alert screamed. It was a false alarm”. The Washington Post. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Steinmetz, Juergen (ngày 13 tháng 1 năm 2018). “Ballistic missile threat inbound for Hawaii – take immediate shelter! A 50-minute panic for tourists and residents”. eTurboNews. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
- ^ “How Hawaii reacted to false missile alert”. BBC News. 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Wong, Alia (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Pandemonium and Rage in Hawaii”. The Atlantic. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
- ^ Nichols, Hans (ngày 15 tháng 1 năm 2018). “North Korea didn't react to false Hawaii missile alert, Mattis says”. NBC News. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2018.
- ^ Consillo, Kristen (28 tháng 11 năm 2018). “Man who suffered heart attack during Hawaii missile alert sues state”. Honolulu Star Advertiser. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019.