Cá bống vân mây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá bống vân mây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Yongeichthys
Whitley, 1932
Loài (species)Y. criniger
Danh pháp hai phần
Yongeichthys criniger
Valenciennes, 1837
Danh pháp đồng nghĩa
  • Gobius criniger

Cá bống vân mây (Danh pháp khoa học: Yongeichthys criniger) là loài cá bống thuộc họ Gobiidae. Đây là một loài cá có độc tố và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho con người khi ăn chúng.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là loài cá sống ở ven biển, các vùng cửa sông nước lợ. Ở Việt Nam, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đặc điểm nhận dạng loài cá này là đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen.

Cá bống vân mây là loài thủy sản có độc tố, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người ăn. Độc tố trong cá bống vân mây chủ yếu là tetrodotoxin, vốn cũng có trong một số loài thủy sản độc hại khác như cá nóc, con so. Độc tố này tập trung hầu hết ở da cá bống vân mây. Độc tố tetrodotoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì độc tố vẫn không mất đi. Thịt cá để lâu cũng vẫn chứa chất độc chứ không tan biến, ngay cả khi đã phơi hay sấy khô.

Nhầm lẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này dễ nhầm lẫn với cá bống hoa (Acanthogobius flavimanus) là một loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ở Việt Nam đã xảy ra hiện tượng 16 bệnh nhân trong vụ ngộ độc tập thể ở thị trấn Lăng Cô thuộc Huế mà nguyên nhân là do nhầm loài cá này với cá bống hoa. Đây là một sự nhầm lẫn chết người khi một số báo đã có những chú giải đi kèm: cá bống vân mây còn gọi là cá bống hoa, cá bống vân mây và cá bống hoa, về phương diện khoa học là hai loài khác nhau. Có thể do bề ngoài đều có các đốm trên da nên đã dẫn đến hiểu nhầm hai loài là một.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Arai, R. y Y. Sawada, 1974. Chromosomes of Japanese gobioid fishes (I). Bull. Natn. Sci. Mus. 17(2):97-102. Tokio.
  • Eschmeyer, William N., ed. 1998. Catalog of Fishes. Special Publication of the Center for Biodiversity Research and Information, núm. 1, vol. 1-3. California Academy of Sciences. San Francisco, California, Estados Unidos. ISBN 0-940228-47-5.
  • Wu, H.L., K.-T. Shao y C.F. Lai (eds.), 1999. Latin-Chinese dictionary of fishes names. The Sueichan Press, Đài Loan.
  • Yamashita, Y., N. Piamthipmanus y K. Mochizuki, 1987. Gut contents analysis of fishes sampled from the Gulf of Thailand. p. 33-55. A: K. Kawaguchi (ed.) Studies on the mechanism of marine productivity in the shallow waters around the South China Sea with special reference to the Gulf of Thailand. Grant-in-Aid no. 61043019 for OSS, Ministry of Educ. Sci. and Culture, Japón.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]