Cổng thông tin:Đế chế/Giới thiệu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa. Trường phái Marxist chỉ trích rất nặng nề đối với "đế quốc" nhất là giai đoạn đối đầu ý thức hệ trong thế kỷ XX.

Theo cách lý giải của những nhà sử học tư bản phương Tây thì đế quốc là tập hợp nhiều quốc gia, trong đó có một quốc gia nắm vai trò lãnh đạo cả hệ thống. Đế quốc theo quan niệm này không phải là một nước, mà là một hệ thống. Những nhà sử học thuộc trường phái này mặc dù thừa nhận sự tiêu cực của đế quốc nhưng vẫn mô tả mặt tích cực của nó, như sự lây lan của văn minh phương Tây với nhiều tiến bộ.

Quan niệm thống nhất giữa hai trường phái sử học đối với "đế quốc" thì quan hệ giữa nước thống trị và bị trị trong hệ thống đế quốc đó là bất bình đẳng. Vì nếu sự bất bình đẳng không tồn tại thì hệ thống sẽ được gọi là "liên bang".