Cổng thông tin:Đế chế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cổng tri thức Đế quốc

Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa. Trường phái Marxist chỉ trích rất nặng nề đối với "đế quốc" nhất là giai đoạn đối đầu ý thức hệ trong thế kỷ XX.

Theo cách lý giải của những nhà sử học tư bản phương Tây thì đế quốc là tập hợp nhiều quốc gia, trong đó có một quốc gia nắm vai trò lãnh đạo cả hệ thống. Đế quốc theo quan niệm này không phải là một nước, mà là một hệ thống. Những nhà sử học thuộc trường phái này mặc dù thừa nhận sự tiêu cực của đế quốc nhưng vẫn mô tả mặt tích cực của nó, như sự lây lan của văn minh phương Tây với nhiều tiến bộ.

Quan niệm thống nhất giữa hai trường phái sử học đối với "đế quốc" thì quan hệ giữa nước thống trị và bị trị trong hệ thống đế quốc đó là bất bình đẳng. Vì nếu sự bất bình đẳng không tồn tại thì hệ thống sẽ được gọi là "liên bang".

Bài viết chọn lọc

Đế quốc Đông La Mã (tên Hy Lạp: Βασιλεία τῶν Ρωμαίων - Basileia tōn Romaiōn, tạm dịch là Đế quốc La Mã) còn được gọi Đế quốc Byzantium (đọc là Bidantium), Đế quốc Byzantine (đọc là Bidăngtin), Đế quốc Byzance (đọc là Bidăngxơ) hay Đế quốc Hy Lạp là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã đến khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius nắm quyền trị vì và dời đô từ Rôma về Constantinopolis, lập nên đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau vị khi hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía Tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía Đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm về đạo Ki-tô lúc bấy giờ.

Không một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của hoàng đế Diocletian (284–305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nơi đông và tây. Một vài người lại nói rằng đế quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis. Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Theodosius I (379–395) hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm 476 khi đế quốc phía Tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi Constantinus I thành lập thủ đô mới là Constantinpolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa).


Nhân vật lịch sử

Ivan IV Vasilyevich (tiếng Nga: Иван IV Васильевич; 25 tháng 8, 1530 – 18 tháng 3, 1584) là Đại công tước Mạc Tư Khoa từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc TartarXibia cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный nghe), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo chúa, Ivan Lôi đế hay Ivan Hung Đế

Ivan là đứa con được chờ đợi từ rất lâu của Vasily III. Khi ông mới lên ba, vua cha Vasily III qua đời vì một cái mụn biến chứng trở thành một ung nhọt chết người ở chân. Ivan được tuyên bố trở thành Đại Công tước Mạc Tư Khoa theo yêu cầu của vua cha. Ban đầu mẹ ông, Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. Chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc nhà Shuisky nắm giữ cho tới khi Ivan nắm quyền lực năm 1544. Theo chính những bức thư của mình, ông thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị các boyar thuộc hai dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. Có lẽ những chấn thương tâm lý này góp phần khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất ổn về tâm lý. Những tình cảm tiêu cực thể hiện trong những bức thư của ông có thể là một sự phản ánh tính khí gắt gỏng của ông.


Hình ảnh chọn lọc


Trận Fontenoy năm 1745


Đại đế

Pyotr I ([Пётр Алексе́евич Рома́нов, Пётр I, Пётр Вели́кий] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)), có sách viết theo tiếng AnhPeter I hay tiếng PhápPierre I (sinh 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva – mất 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721), đồng cai trị với vua em Ivan V - một người yếu ớt và dễ bệnh tật - trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế (hay Pierre Đại đế, Pi-e Đại đế, tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Vua Pyotr Đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 - 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc OttomanThụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển.

Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I - tức tượng "Kị sĩ đồng". Sankt-Peterburg trở thành một "thành Venezia của phương Bắc", và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.(Xem thêm...)


Thể loại

Tham gia

Chủ đề Đế chế đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


Chủ đề liên quan